Tin tức

Chậm phát triển tâm thần là gì? Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị

Ngày 01/01/2024
Nguyễn Thu Hằng
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh

Key chính: chậm phát triển tâm thần

Chậm phát triển tâm thần là gì? Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị

Người bị chậm phát triển tâm thần phần lớn đều không nhanh nhẹn như người bình thường. Nếu nghi ngờ trẻ gặp phải dạng khiếm khuyết này, cha mẹ cần cho trẻ đi khám sớm và áp dụng biện pháp can thiệp thích hợp.

1. Tìm hiểu về tình trạng chậm phát triển tâm thần

Châm triển tâm thần hay trí tuệ có thể xem là một dạng khiếm khuyết trong quá trình phát triển của trí não. Phần lớn những đứa trẻ mắc phải dạng khiếm khuyết này đều kém thông minh hơn trẻ bình thường, chỉ số IQ thường không vượt quá 70.

Chỉ số IQ của trẻ bị chậm phát triển tâm thần thường dưới 70

Bên cạnh đó, người bị chậm phát triển tâm thần còn gặp phải một số khó khăn trong sinh hoạt, giao tiếp, tiếp thu kiến thức, tương tác xã hội hàng ngày. Trẻ gặp phải vấn đề phát triển trí tuệ cần đến sự quan tâm đặc biệt, tôn trọng từ chính gia đình, môi trường các em sinh sống.

Mặc dù chỉ số thông minh không cao nhưng nếu được can thiệp kịp thời, giáo dục đúng phương pháp, trẻ bị chậm phát triển tâm thần vẫn có khả năng tự phục vụ bản thân, từ đó giảm đi phần nào gánh nặng cho phía gia đình và cộng đồng.

2. Chậm phát triển tâm thần được phân cấp như thế nào?

Khiếm khuyết chậm phát triển trí tuệ ở trẻ được phân chia theo 4 cấp độ, bao gồm:

-         Cấp độ nhẹ, chỉ số IQ 50 - 69: Phần lớn trẻ bị chậm phát triển trí tuệ đều ở mức độ nhẹ (khoảng 85%). Những đứa trẻ này vẫn có thể theo học tiểu học và học đến lớp 6 như bình thường. Đồng thời dưới sự hỗ trợ của người thân và cộng đồng, trẻ hoàn toàn có khả năng sống tự lập tốt.

-         Cấp độ trung bình, chỉ số IQ từ 35 - 49: Cứ khoảng 100 trẻ bị phát triển tâm thần lại có khoảng 10 trẻ thuộc nhóm cấp độ trung bình. Mặc dù chỉ số thông minh không cao nhưng trẻ vẫn có thể tự chăm sóc bản thân, tiếp thu kỹ năng cần thiết từ trường học nếu được hướng dẫn kịp thời.

-         Cấp độ nặng, chỉ số IQ từ 20 - 34: Tỷ lệ chiếm khoảng 2% đến 3%. Những đứa trẻ này cần trải qua quá trình giáo dục tại hệ thống trường học đặc biệt. Tại đây, trẻ sẽ được hướng dẫn cách tự phục vụ bản thân, thực hiện một vài kỹ năng cơ bản khác.

-         Cấp độ rất nặng, chỉ số IQ dưới 20: Số lượng trẻ bị chậm phát triển trí tuệ cực nặng chỉ chiếm khoảng 1 đến 2%. Tuy nhiên, đây lại là nhóm đối tượng cần quan tâm, giúp đỡ nhiều nhất.

Trẻ bị chậm phát triển tâm thần cấp độ nhẹ vẫn có khả năng học đến lớp 6

3. Triệu chứng thường gặp ở người bị chậm phát triển tâm thần

Thực tế, không nhiều trẻ bị chậm phát triển trí tuệ được phát hiện tình trạng khiếm khuyết từ sớm. Thường thì chỉ khi tiếp cận với môi trường giáo dục như trường học, trẻ mới bắt đầu bộc lộ rõ khiếm khuyết về trí tuệ. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở những đứa trẻ này là:

-         Khả năng vận động chậm hơn trẻ bình thường (biết bò, đi, đứng chậm hơn trẻ cùng trang lứa).

-         Chậm nói hoặc gặp khó khăn khi giao tiếp.

-         Trí nhớ kém, hầu như không nhớ được lâu.

-         Tiếp thu kém kiến thức cơ bản về xã hội.

-         Đôi khi hành động rất liều lĩnh mà không biết hậu quả ra sao.

-         Gặp phải khó khăn khi thực hiện công việc tự phục vụ bản thân như ăn uống, giặt giũ, vệ sinh cá nhân,...

-         Kỹ năng suy luận logic kém.

-         Đôi khi tỏ ra khó tăng động, hung hãn gây tổn thương cho bản thân và người khác.

-         Thường xuyên trong tình trạng lo âu, suy nghĩ thái quá.

-         Ngủ nhiều hoặc ít hơn bình thường,...

Người bị chậm phát triển tâm thần thường gặp khó khăn trong giao tiếp

4. Nguyên nhân của tình trạng chậm phát triển tâm thần

Hiện nay vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Tuy vậy, gen di truyền và vấn đề người mẹ gặp phải khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị mắc phải khiếm khuyết về trí tuệ.

-         Gen di truyền: Một vài bất thường của gen, nhiễm sắc thể dễ khiến trẻ bị di truyền lại, bao gồm cả khiếm khuyết về trí tuệ.

-         Vấn đề người mẹ gặp phải khi mang thai: Khi người mẹ mắc một số bệnh lý như quai bị, rubella,.. dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, tình trạng chấn thương, nhiễm độc và thiếu dinh dưỡng của người mẹ cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị chậm phát triển trí tuệ sau này.

-         Một số nguyên nhân khác như trẻ sinh non, trẻ bị chấn thương não hoặc mắc các bệnh lý về não,...

Trẻ bị chậm phát triển tâm thần có thể là do gen di truyền

5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị

5.1. Chẩn đoán

Để chẩn đoán cũng như xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng chậm phát triển trí tuệ, bác sĩ hay chuyên gia tâm lý cần dựa vào quá trình đánh giá chỉ số IQ. Phần lớn trẻ gặp vấn đề về trí tuệ đều có chỉ số IQ thấp hơn bình thường, kỹ năng học hỏi và giao tiếp kém.

Hiện nay, nhiều loại hình trắc nghiệm đang được chuyên gia tâm lý, bác sĩ sử dụng trong quá trình đánh giá khả năng phát triển trí tuệ ở trẻ, chẳng hạn như Unit, Raven,...

Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là sự chú ý quan tâm sát sao của gia đình dành cho trẻ. Khi nhận thấy biểu hiện bất thường, cha mẹ cần cho trẻ đi kiểm tra tâm lý và áp dụng biện pháp can thiệp thích hợp.

5.2. Điều trị

5.2.1. Can thiệp qua giáo dục

Mục tiêu của quá trình can thiệp giáo dục ở trẻ gặp vấn đề về trí tuệ là ổn định tâm lý. Đồng thời, giúp trẻ tương tác tốt hơn với môi trường xung quanh, cải thiện khả năng giao tiếp, biết cách tự chăm sóc bản thân.

Một số nội dung cơ bản trong quá trình can thiệp giáo dục cho trẻ bị chậm phát triển tâm thần bao gồm:

-         Đào tạo kỹ năng cơ bản, giúp trẻ thích nghi tốt: Gồm những công việc cần thực hiện mỗi ngày như tự vệ cá nhân, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, phụ giúp người xung quanh.

-         Đào tạo kỹ năng xã hội: Gồm kỹ năng giao tiếp, tương tác với người khác.

-         Giáo dục văn hóa: Trẻ cần phải biết đọc, biết viết và tính toán cơ bản.

Áp dụng biện pháp can thiệp giáo dục ở trẻ bị khiếm khuyết trí tuệ

Khi tiến hành can thiệp giáo dục cho trẻ gặp vấn đề về trí tuệ, các bậc phụ huynh và giáo viên cần kiên trì, lặp đi lặp lại nhiều lần.

5.2.2. Can thiệp qua liệu pháp tâm lý

Áp dụng liệu pháp tâm lý phù hợp giúp trẻ ổn định tinh thần, bớt lầm lì hoặc kích động thái quá. Trước đó, bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý cần nghiên cứu môi trường sống của trẻ để xây dựng biện pháp can thiệp của người.

Ngoài ra, các liệu pháp tâm lý còn góp phần kích thích trẻ tham gia vào hoạt động mang tính trải nghiệm như vẽ tranh, đánh đàn,...

5.2.3. Dùng thuốc

Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định cho người gặp vấn đề về phát triển tâm thần dùng thuốc. Tác dụng chính của việc dùng thuốc là điều trị triệu chứng, chẳng hạn như giảm lo âu, kích động,..

Tuy nhiên, việc dùng thuốc chỉ đóng vai trò thứ yếu. Thế nên, người bệnh và người nhà tuyệt đối không quá lạm dụng, luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Người bị chậm phát triển tâm thần là đối tượng cần đến sự quan tâm đặc biệt của gia đình và cộng đồng. Nếu không may trong gia đình có con em mắc phải khiếm khuyết này, mọi người nên bình tĩnh đón nhận và xử lý. Một địa chỉ y tế uy tín bạn có thể đưa con đi thăm khám là chuyên khoa Thần kinh tại Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy vui lòng gọi đến số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.

BS Chỉnh đã duyệt

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ