Tin tức

Chẩn đoán teo đường mật bằng phương pháp nào?

Ngày 01/12/2023
Nguyễn Thu Hằng
Teo đường mật là căn bệnh hiếm gặp và gây ra nhiều biến chứng nếu bệnh nhân không phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy đâu là những triệu chứng đặc trưng của bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp nào để chẩn đoán teo đường mật?

1. Teo đường mật là gì?

Teo đường mật là căn bệnh bẩm sinh khá hiếm gặp, ống mật bên trong, bên ngoài gan của bệnh nhi bị tổn thương do tình trạng viêm nhiễm kéo dài. Đây là nguyên nhân khiến ống mật bị xơ hóa và tắc. Về lâu về dài, teo đường mật không được xử lý có thể gây xơ gan, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của bệnh nhân. Trẻ dưới 1 tuổi cần được điều trị bệnh sớm, nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao.

Teo đường mật là bệnh bẩm sinh nguy hiểm.

Teo đường mật là bệnh bẩm sinh nguy hiểm.

Vậy nguyên nhân nào gây bệnh bẩm sinh teo đường mật? Thực tế, bác sĩ vẫn chưa thể khẳng định chính xác gây bệnh lý bẩm sinh này. Tuy nhiên, một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc teo đường mật ở thai nhi là:

-         Người mẹ nhiễm vi khuẩn, virus hoặc hóa chất độc hại khi đang mang thai.

-         Người mẹ gặp một số bất thường về sức khỏe khi mang thai.

-         Quá trình chuyển hóa mật ở thai nhi có vấn đề.

-         Có kênh mật - tụy chung bất thường ở thai nhi.

Đặc biệt, tỷ lệ các bé gái mắc chứng teo ống mật cao hơn nhiều so với bé trai. Cha mẹ nên chú ý theo dõi những biểu hiện bất thường và đưa bé tới thăm khám để bác sĩ kịp thời chẩn đoán teo đường mật, đồng thời có hướng điều trị phù hợp.

2. Bệnh nhân teo đường mật thường gặp phải những triệu chứng nào?

Vàng da là một trong những dấu hiệu khá phổ biến ở bệnh nhi teo đường mật, tình trạng này thường kéo dài từ 2 tuần trở lên. Nguyên nhân gây vàng da đó là nồng độ bilirubin hỗn hợp tăng cao do không được tiết vào đường ống tiêu hóa. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ có thể nhầm lẫn triệu chứng này với chứng vàng da sơ sinh và cho bé điều trị không đúng cách. Tốt nhất, khi phát hiện trẻ bị vàng da, chúng ta nên chủ động cho bé đi tầm soát teo đường mật.

Đa phần bệnh nhi teo đường mật sẽ có triệu chứng phân bạc màu, nước tiểu chuyển màu sẫm. Ngay khi phát hiện hai triệu chứng nêu trên, cha mẹ cần đưa bé tới các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chẩn đoán teo đường mật kịp thời.

Một số bệnh nhi có triệu chứng vàng da

Một số bệnh nhi có triệu chứng vàng da

Ngoài ra, chúng ta có thể để ý các dấu hiệu bất thường trên cơ thể trẻ, ví dụ như: sờ vào vị trí của gan thấy cứng, lách to bất thường,… Ngoài ra, bệnh nhi teo đường mật có thể bị suy dinh dưỡng, cơ thể phát triển chậm hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Bệnh còn khiến cơ thể của trẻ hấp thu vitamin K kém hơn, đây là nguyên nhân gây tình trạng chảy máu bên ngoài da, thậm chí là chảy máu nội sọ,…

3. Phương pháp chẩn đoán  teo đường mật

Teo đường mật là bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì thế bệnh nhi cần được theo dõi và chẩn đoán teo đường mật tại các đơn vị y tế uy tín.

Để phát hiện teo đường mật, ngoài việc dựa vào triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sinh hóa, tiến hành chụp chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết.

3.1. Xét nghiệm sinh hóa chẩn đoán teo đường mật

Bệnh nhân nghi mắc teo đường ruột cần thực hiện các xét nghiệm cơ bản như: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân và nước tiểu. Những chỉ số bác sĩ quan tâm là:

Xét nghiệm sinh hóa được dùng trong chẩn đoán teo đường mật

Xét nghiệm sinh hóa được dùng trong chẩn đoán teo đường mật

-         Nồng độ Bilirubin trong máu, nếu chỉ số này tăng > 20% so với Bilirubin toàn phần thì cần phải kiểm tra chẩn đoán hình ảnh để đánh giá đường mật.

-         Lượng Acid mật trong máu tăng cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh teo đường mật.

-         Lượng Lipoprotein X trong máu tăng cao.

-         Lượng Gamma - glutamyl transpetidase trong máu tăng cao đột ngột.

-         Các chỉ số men gan như: GOT, ALP, GGT và GPT tăng là tín hiệu cho thấy bệnh nhi mắc chứng teo đường mật,…

3.2. Chụp chẩn đoán hình ảnh

Nhiều kỹ thuật chụp chẩn đoán hình ảnh hiện đại được ứng dụng trong chẩn đoán teo đường mật. Trong đó, siêu âm gan mật là phương pháp hỗ trợ chẩn đoán chính xác tình trạng teo mật ở bệnh nhân.

Ở bệnh nhi teo đường mật, kết quả siêu âm cho thấy kích thước túi mật rất nhỏ, hình dạng bất thường, có dải xơ hình tam giác xuất hiện,… Thậm chí, một số bệnh nhi khi siêu âm bác sĩ không thể phát hiện túi mật. Để kết quả siêu âm chính xác, cha mẹ nên lựa chọn thời điểm thực hiện phù hợp, đó là:

Bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân đi siêu âm gan mật

Bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân đi siêu âm gan mật

-         Khi trẻ đang đói.

-         Sau khi trẻ bú khoảng 15 phút.

-         Sau khi trẻ bú khoảng 1 tiếng đồng hồ.

Phương pháp dùng đồng vị phóng xạ để chụp nhấp nháy gan - mật cũng hỗ trợ chẩn đoán teo đường mật hiệu quả. Đối với bệnh nhi teo mật, gan sẽ hấp thụ hoàn toàn chất phóng xạ và không đưa xuống ruột. Song các bệnh nhi mắc chứng mật đặc, thiểu sản đường mật nếu chụp nhấp nháy gan - mật thì khó có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Hiện nay, bác sĩ còn sử dụng phương pháp nội soi để chụp mật - tụy ngược dòng. Nhìn chung, kỹ thuật nội soi khá hiện đại, an toàn với cơ thể của bệnh nhi. Để hỗ trợ chẩn đoán chứng teo mật, bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang lên đường mật của trẻ.

3.3. Sinh thiết

Bên cạnh xét nghiệm và chụp chẩn đoán hình ảnh, phương pháp sinh thiết cũng có tác dụng trong chẩn đoán teo đường mật. Nếu các phương pháp chẩn đoán trên không cho kết quả chính xác, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bệnh nhi đi sinh thiết. Tuy nhiên, kỹ thuật sinh thiết khá phức tạp và bắt buộc phải tiến hành mổ thường, nội soi qua da hoặc ổ bụng để lấy mẫu sinh thiết.

4. Lưu ý trong chẩn đoán teo đường mật

Triệu chứng teo đường mật rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý sơ sinh, ví dụ như viêm gan hoặc vàng da sơ sinh. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ, cha mẹ nên theo dõi và đưa con đi khám tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Tại đây bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của trẻ.

Cha mẹ nên cho con đi khám khi có triệu chứng bất thường

Cha mẹ nên cho con đi khám khi có triệu chứng bất thường

Ngoài ra, chứng teo đường mật bẩm sinh có thể nhầm lẫn với hội chứng mật đặc, bệnh lý vàng da ứ mật di truyền,… Cha mẹ hãy chú ý triệu chứng ở trẻ, không tự ý điều trị khi chưa có sự hướng dẫn từ bác sĩ.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh hiểu về bệnh teo đường mật bẩm sinh. Khi trẻ có các dấu hiệu nghi mắc bệnh, chúng ta cần cho bé đi kiểm tra và chẩn đoán teo đường mật, điều trị bệnh sớm. Nếu có nhu cầu thăm khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch và được tư vấn chi tiết hơn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ