Tin tức

Chẩn đoán và điều trị HP như thế nào?

Ngày 18/01/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn gây bệnh rất phổ biến, tồn tại trong niêm mạc dạ dày, có thể gây viêm dạ dày, loét dạ dày và thậm chí là ung thư dạ dày. Bài viết sau tìm hiểu các triệu chứng, loại xét nghiệm và phương pháp điều trị HP.

1. Định nghĩa vi khuẩn Helicobacter pylori là gì?

Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn có khả năng sinh sống trong niêm mạc dạ dày. Nó có thể chống lại acid trong dạ dày nhờ tiết ra các chất trung hòa acid. Tên khoa học xuất phát từ hình dạng xoắn ốc của nó. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori thường xảy ra ở thời thơ ấu và tồn tại trong suốt cuộc đời nếu không được điều trị để loại trừ vi khuẩn này. Mặc dù tỷ lệ không cao, nhưng nó cũng được coi là một trong những nguyên nhân gây ra viêm dạ dày cấp tính sau đó là mạn tính và có thể dẫn đến các biến chứng như loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày.

 Trong số những người bị nhiễm bệnh, 10% bị loét và 1% ung thư dạ dày

 Trong số những người bị nhiễm bệnh, 10% bị loét và 1% ung thư dạ dày

Những yếu tố nguy cơ tạo điều kiện cho sự lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

HP có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Sự lây truyền của vi khuẩn là từ người sang người, với sự lây truyền qua đường miệng (tiếp xúc trực tiếp qua nước bọt như dùng chung dụng cụ ăn uống, nhai thức ăn trước khi cho trẻ ăn,…), đường tiêu hóa - miệng (nôn trớ).

Sự lây lan xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp, vì vậy sự gần gũi giữa nhiều người trong gia đình cũng có khả năng cao lây nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra, nơi ở đông đúc và điều kiện vệ sinh kém (nhà vệ sinh chung, không có nước sạch,...) là một trong những yếu tố nguy cơ gây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.

2. Các triệu chứng của Helicobacter pylori là gì?

Nhiễm Helicobacter pylori hầu như không có triệu chứng, chỉ 20% số người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori biểu hiện các triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng như: viêm dạ dày và loét dạ dày hoặc tá tràng. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori có thể trở thành viêm dạ dày mạn tính kéo dài suốt đời nếu nhiễm trùng không được điều trị HP. Hầu hết tình trạng viêm diễn ra thầm lặng, trong đó 7/10 ca loét dạ dày và 9/10 ca loét tá tràng có liên quan trực tiếp đến nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.

Không có triệu chứng nhiễm vi khuẩn cụ thể, nhưng đôi khi gây rối loạn tiêu hóa

Không có triệu chứng nhiễm vi khuẩn cụ thể, nhưng đôi khi gây rối loạn tiêu hóa

Viêm dạ dày (cấp tính, mạn tính)

Viêm dạ dày cấp tính hoặc mạn tính, là tình trạng dạ dày bị viêm với các tổn thương ở niêm mạc, triệu chứng chủ yếu là đau bụng trên vùng thượng vị, buồn nôn hoặc nôn.

Loét dạ dày hoặc tá tràng

Loét dạ dày hoặc tá tràng, hội chứng loét đặc trưng bởi cơn đau giống như chuột rút ở vùng thượng vị, xảy ra hầu hết trong khoảng thời gian giữa các bữa ăn (1 đến 3 giờ sau khi ăn) và thuyên giảm khi ăn. 

Helicobacter pylori có nghiêm trọng không?

Vi khuẩn này có thể là nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày với khoảng 1% trường hợp. Có hai dạng ung thư dạ dày liên quan đến vi khuẩn Helicobacter pylori: Adenocarcinoma dạ dày (phổ biến nhất) và lympho MALT - u lympho dạ dày của mô bạch huyết liên quan đến niêm mạc (hiếm gặp).

3. Làm thế nào để chẩn đoán Helicobacter pylori?

Các xét nghiệm giúp phát hiện vi khuẩn HP bao gồm:

  • Xét nghiệm test urease cho phép chẩn đoán nhanh (chuyển hóa urê thành amoniac và CO2 nhờ men urease do Helicobacter pylori sản xuất). Xét nghiệm này bao gồm việc uống một chất lỏng và sau đó thổi vào một ống y tế. Không khí thở ra được phân tích để phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn. Xét nghiệm này phải được thực hiện trong những điều kiện rất cụ thể: không dùng kháng sinh, điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton, khi bụng đói, không hút thuốc. 

  • Trong trường hợp bệnh nhân không có các triệu chứng tiêu hóa hoặc các yếu tố nguy cơ phát triển ung thư, xét nghiệm máu có thể được thực hiện trước để phát hiện các kháng thể do cơ thể tạo ra để chống lại vi khuẩn. Phân tích máu không phân biệt được tình trạng nhiễm trùng trước đây đã được chữa khỏi chưa hay nhiễm trùng vẫn đang hoạt động.

  • Phân tích phân: tìm kháng nguyên vi khuẩn trong phân.

Sinh thiết có thể kiểm tra độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh

Sinh thiết có thể kiểm tra độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh

  • Nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng có sinh thiết dạ dày: kiểm tra, lấy mẫu thành dạ dày (mẫu sinh thiết) và phân tích. Việc kiểm tra các mẫu sinh thiết này dưới kính hiển vi giúp đánh giá các đặc điểm của viêm dạ dày, mức độ tổn thương và vi khuẩn gây bệnh. Việc nuôi cấy mẫu sinh thiết dạ dày rất hữu ích để thực hiện kháng sinh đồ, đặc biệt là để hướng dẫn chữa trị trong trường hợp điều trị thất bại.

4. Phương pháp điều trị Helicobacter pylori là gì?

Việc điều trị HP được khuyến cáo trong một số trường hợp như loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày mạn tính liên quan đến vi khuẩn, u lympho MALT, chứng khó tiêu (sau khi nội soi thăm dò), tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày. 

Phương pháp điều trị HP có hiệu quả trong 90% trường hợp, tùy thuộc vào loại điều trị, thời gian kéo dài từ 10 đến 14 ngày, kết hợp thuốc kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton.

Điều trị bằng thuốc loại bỏ nhiễm trùng trong 80 đến 90% trường hợp

Điều trị bằng thuốc loại bỏ nhiễm trùng trong 80 đến 90% trường hợp

Hiện nay, có nhiều vi khuẩn kháng lại các loại kháng sinh, trong đó, HP cũng là loại vi khuẩn ngày càng kháng kháng sinh. Vì vậy, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị HP theo chỉ định của bác sĩ để tối ưu hóa hiệu quả. Sau khi điều trị, thực hiện các xét nghiệm là cần thiết để xác nhận việc loại bỏ nhiễm trùng Helicobacter pylori, thường là xét nghiệm hơi thở urê.

Ngoài ra, cần thận trọng với việc sử dụng một số loại thuốc. Trong một số trường hợp nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, dùng các loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid hoặc aspirin có thể làm tăng nguy cơ loét ở một số bệnh nhân.

Nhiễm trùng không thể được điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Tuy nhiên, điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp giảm kích ứng dạ dày (khó chịu và đau).

Trên đây là những thông tin cần thiết về vi khuẩn Helicobacter pylori, cụ thể là các triệu chứng, loại xét nghiệm và phương pháp điều trị HP. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu sức khỏe nghi ngờ liên quan đến loại vi khuẩn này, hãy đến Chuyên khoa Tiêu hóa tại các Bệnh viện, Phòng khám thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ thăm khám, thực hiện các kiểm tra liên quan và đưa ra hướng điều trị thích hợp. Hoặc bạn có thể gọi đến số tổng đài sau: 1900 56 56 56 để được các chuyên viên tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch khám nhanh chóng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.