Tin tức

Chấn thương thể thao thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả

Ngày 19/12/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Luyện tập thể thao là một trong những thói quen rất tốt giúp chúng ta rèn luyện thể chất và có tinh thần thoải mái, tích cực. Tuy nhiên, những lợi ích này chỉ có thể đạt được khi tập luyện đúng cách. Ngược lại, những sai sót trong quá trình tập luyện có thể gây ra những chấn thương thể thao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

1. Những chấn thương thể thao thường gặp 

1.1. Căng cơ

Một trong những chất thương thể thao thường gặp nhất là căng cơ. Đây là hiện tượng giãn căng hoặc rách cơ hay gân. Những vị trí thường bị căng cơ là cơ đùi sau, đùi trước, cơ bắp chân, cơ háng, cơ lưng hay vùng cơ bả vai.

Vận động viên bị đau do gặp phải chấn thương

Vận động viên bị đau do gặp phải chấn thương

Các biểu hiện căng cơ có thể kể đến như sưng và đau nhức cơ, vùng bị căng cơ gặp nhiều khó khăn khi cử động. Với những bệnh nhân bị căng không nghiêm trọng, cơn đau sẽ thuyên giảm rõ rệt sau khi người bệnh nghỉ ngơi vài ngày. Đối với những trường hợp nặng hơn, cơn đau có thể diễn ra trong nhiều ngày và người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, vận động.   

Nghỉ ngơi là phương pháp thường được áp dụng đối với những trường hợp căng cơ. Bệnh nhân có thể chườm đá và sử dụng băng ép để giảm đau. Trong trường hợp cần thiết, cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Nếu hiện tượng căng cơ vẫn không thuyên giảm, thậm chí các triệu chứng còn nghiêm trọng hơn thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp điều trị. 

1.2. Bong gân

Là tình trạng một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc rách. Những trường hợp vận động quá mức rất dễ bị bong gân. Vị trí bong gân thường gặp là vùng cổ chân. Khi bị bong gân, người bệnh thường xuất hiện một số triệu chứng như sau: 

- Sưng tím tại vị trí bong gân. 

- Khi ấn vào thấy rất đau. 

- Hạn chế khả năng vận động tại vùng bị tổn thương. 

Với những trường hợp này, người bệnh nên tới thăm khám tại các chuyên khoa để được kiểm tra, đánh giá mức độ tổn thương và có hướng điều trị phù hợp, tránh làm mất đi tính linh hoạt và độ dẻo dai của dây chằng.  

1.3. Chấn thương ở đầu gối

Một số chấn thương đầu gối thường gặp là: 

Nhiều vận động viên gặp phải chấn thương khi chơi bóng đá

Nhiều vận động viên gặp phải chấn thương khi chơi bóng đá

+ Rách dây chằng chéo trước.

+ Rách dây chằng bên trong gối.

+  Hội chứng bánh chè – đùi.

1.4. Các chấn thương ở vai và cánh tay

Những chấn thương ở vai và cánh tay thường gặp có thể kể đến như: 

- Viêm gân khớp vai: Rất phổ biến ở các vận động viên thường xuyên thực hiện các động tác ném và đẩy trong một số môn như cầu lông, bóng chuyền, tennis, bơi lội, chèo thuyền,… Khớp vai có nhiều gân tham gia vào quá trình vận động, do đó, trong trường hợp xảy ra chấn thương thì sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi. 

- Viêm gân chóp xoay: Đây là nhóm cơ quan trọng giúp chúng ta có thể đưa tay ra trước, sau, giơ tay lên và xoay vai. Tuy nhiên, nhóm cơ này rất mỏng nên dễ bị tổn thương. Khi xảy ra tình trạng viêm gân cơ chóp xoay cần điều trị kịp thời để hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển thành mạn tính, dẫn đến teo cơ, cứng khớp, suy giảm nghiêm trọng về chức năng vận động. 

- Viêm đầu dài gân nhị đầu: Do người bệnh cử động khớp vai với cường độ cao, đột ngột hoặc lặp lại nhiều lần. Đây là chấn thương thể thao thường gặp ở những vận động viên bơi thuyền, bơi lội, tennis, bóng ném, thể dục dụng cụ,...

- Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay: Thường xảy ra do vận động quá mức và vùng xương cánh tay phải hoạt động lặp lại nhiều lần. Biểu hiện thường gặp của bệnh là những cơn đau bên ngoài khuỷu tay. 

1.5. Gãy xương

Các tình huống va chạm trực tiếp rất dễ dẫn đến gãy xương. Vị trí dễ bị gãy xương là vùng cẳng tay, cẳng chân và bàn chân.

2. Khi nào cần đi khám?

Đối với một số trường hợp chấn thương thể thao không quá nghiêm trọng như tình trạng căng cơ ít, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi tại nhà. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được đưa đi thăm khám kịp thời nếu xảy ra chấn thương kèm theo những biểu hiện như sau: 

Cần sơ cứu kịp thời khi xảy ra chấn thương

Cần sơ cứu kịp thời khi xảy ra chấn thương

- Những triệu chứng đau nhức diễn ra trong nhiều ngày và không thuyên giảm: Lúc này, người bệnh cần tới các cơ sở chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám, đánh giá mức độ tổn thương, đồng thời đưa ra những hướng điều trị kịp thời. 

- Bên cạnh đó, bạn cũng nên kịp thời đi khám nếu xuất hiện những biểu hiện nghiêm trọng dưới đây: 

+ Không thể vận động trở lại như bình thường. 

+ Xảy ra tình trạng biến dạng xương hoặc khớp. 

+ Chân bị chấn thương có cảm giác đau nặng và khó khăn khi di chuyển thì cũng cần đi khám ngay lập tức. 

+ Vùng chấn thương bị sưng to và thay đổi màu da. 

Tùy thuộc vào từng loại chấn thương, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau. Các phương pháp thường được áp dụng như xoa bóp, vật lý trị liệu, phẫu thuật (phù hợp với những vận động viên bị chấn thương rách dây chằng hay tổn thương nghiêm trọng).

3. Làm cách nào để phòng tránh chấn thương thể thao?

Theo cách chuyên gia, cách tốt nhất để phòng tránh chấn thương khi chơi thể thể thao là khởi động kỹ và đúng cách để làm nóng và giãn cơ. Cơ được làm ấm sẽ linh hoạt hơn và đảm bảo thực hiện tốt các chuyển động nhanh, dừng đột ngột hay uốn cong, từ đó hạn chế nguy cơ chấn thương. 

Cần khởi động kỹ trước khi chơi thể thao

Cần khởi động kỹ trước khi chơi thể thao

Dưới đây là các phương pháp cụ thể giúp bạn hạn chế chấn thương khi chơi thể thao:

- Vận động viên thể thao cần có hồ sơ sức khỏe.

- Trước khi thi đầu cần tập luyện đều đặn ít nhất 3 buổi/tuần. 

- Khởi động kĩ trước khi luyện tập. 

- Tuân thủ những hướng dẫn của huấn luyện viên, đảm bảo tập luyện đúng phương pháp.

- Cần chú ý giữ ấm cơ thể. 

- Uống nước trước khi tập và sau khi tập.

- Lựa chọn trang phục tập phù hợp để tránh gò bó cơ khớp. Nên lựa chọn chất liệu vải thấm mồ hôi và thoáng mát. Bên cạnh đó cần lựa chọn giày vừa với kích cỡ chân và mang đầy đủ mũ bảo hiểm, lót ống chân, đệm đầu gối,…

- Chuẩn bị các thiết bị dụng cụ phù hợp. Sân tập cần được bảo dưỡng thường xuyên.

- Đội ngũ y tế luôn sẵn sàng phục vụ trong quá trình các vận động viên tập luyện và thi đấu. 

Để được tìm hiểu thêm về các chấn thương thể thao, cách phòng ngừa hay có nhu cầu thăm khám với các chuyên gia đầu ngành, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.