Tin tức
Chảy máu trong là gì? Cách nhận biết và xử lý chảy máu trong
- 01/04/2024 | Viêm loét đại trực tràng chảy máu - Bệnh lý mạn tính không thể xem thường
- 21/10/2024 | Cách xử lý và phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ em theo lời khuyên của bác sĩ
- 05/11/2024 | Tại sao mẹ bầu bị chảy máu cam và cách xử lý an toàn
- 05/12/2024 | Chảy máu động mạch có đặc điểm gì và cách sơ cứu mọi người cần biết
- 07/12/2024 | Vết thương chảy máu không ngừng: Nguyên tắc sơ cứu cơ bản
1. Chảy máu trong là gì?
1.1. Khái quát tình trạng
Chảy máu trong hay nội xuất huyết là hiện tượng máu chảy diễn ra trong cơ thể, không quan sát được trực tiếp máu thoát ra khỏi lòng mạch, xuất hiện khi mạch máu bị tổn thương. Ở trường hợp chảy máu trong nhẹ do mạch máu nhỏ dưới bề mặt da bị vỡ, đốm nhỏ hay vết bầm thường xuất hiện trên bề mặt da.
Còn với trường hợp chảy máu trong ở mức độ nặng, cơ thể có thể phải đối mặt với hàng loạt biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Chảy máu trong là hiện tượng máu chảy máu nhưng diễn ra trong cơ thể
1.2. Nguyên nhân
Thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu trong. Với vết thương nhỏ, không nguy hiểm, cơ thể có khả năng tạo ra khối máu đông từ Protein, tế bào hồng cầu giúp lấp kín mô mỡ, ngăn không cho máu tiếp tục chảy. Thế nhưng với vết thương lớn nghiêm trọng, cơ chế đông máu thông thường không thể giúp cầm máu. Khi đó, máu sẽ tràn ra thành mạch hoặc hệ cơ quan lân cận.
Bên cạnh tình trạng chấn thương, sự suy giảm chức năng của thành mạch máu, quá trình đông máu bị gián đoạn có thể dẫn đến tình trạng chảy máu. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ chảy máu trong như:
- Bệnh lý ung thư.
- Thói quen sử dụng thuốc lá, chất gây nghiện như ma túy, rượu.
- Bệnh lý tiểu đường.
- Cơ thể thường xuyên mất nước.
- Bệnh lý về gan, thận.
- Biến chứng đột quỵ, cơn đau tim.
- Vấn đề về đông máu do di truyền.
- Tăng huyết áp mạn tính.
- Ảnh hưởng của các loại thuốc đông máu, thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc Corticosteroid.
- Bệnh lý liên quan đến đường ruột, huyết khối,…
Cơn đau tim dễ làm tăng nguy cơ chảy máu trong
Tình trạng chảy máu trong nghiêm trọng và đột ngột còn đến từ một số nguyên nhân khác như động mạch bị phình, thai phát triển ngoài tử cung, biến chứng trong khi phẫu thuật, gãy xương,...
2. Triệu chứng của tình trạng chảy máu trong
Vì không dễ nhận biết như chảy máu ngoài nên người bị chảy máu trong thường phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu chú ý đến sự thay đổi của cơ thể, bạn không khó để nhận ra tình trạng chảy máu trong đang diễn ra. Theo đó, tùy từng nguyên nhân, vị trí, tình trạng xuất huyết mà có các triệu chứng khác nhau nhưng triệu chứng hay gặp ở người bị nội xuất huyết là:
- Đau tức ngực.
- Đầu bị đau và nặng.
- Đau cơ, đau khớp.
- Cơ thể suy kiệt, yếu ớt.
- Cảm thấy khó thở.
- Nước tiểu lẫn máu.
- Mất khả năng thăng bằng, choáng váng.
- Tụt huyết áp.
- Đi ngoài ra phân lỏng, phân chuyển sang màu sẫm như màu nâu hoặc màu đen.
- Nôn ra máu, ho ra máu.
- Xuất hiện tình trạng bầm tím, xuất huyết da.
- Lú lẫn, trí nhớ suy giảm.
- Suy giảm thị lực.
Choáng váng là triệu chứng hay xuất hiện ở người bị chảy máu trong
Đối với trường hợp bị chảy máu trong ở mức độ nặng, cơ thể thường biểu hiện triệu chứng nghiêm trọng như co giật, rơi vào trạng thái hôn mê, nôn ra máu, nhịp tăng tăng nhanh, máu bị rỉ ra mắt, mũi, tai,... Nếu không được xử lý kịp thời, nạn nhân có thể bị đe dọa đến tính mạng.
3. Biến chứng nguy hiểm của tình trạng chảy máu trong
Ở trạng thái bình thường, huyết áp cũng như lượng máu ở mức ổn định giúp cung cấp oxy cần thiết cho mô, giúp duy trì sự sống cho cơ thể. Tình trạng chảy máu trong dễ khiến lượng máu lưu thông giảm sút, gây hiện tượng thiếu hụt oxy đến các mô. Cơ thể khi đó sẽ điều chỉnh để tăng huyết áp cùng một lưu lượng máu, khiến nhịp tim tăng lên. Trường hợp lượng máu mất đi lớn kèm chấn thương, mô trong cơ thể có xu hướng chết dần do không nhận đủ oxy.
Chảy máu trong nhiều trường hợp sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng
Ngoài ra, mất máu nghiêm trọng còn là nguyên nhân dẫn đến sốc xuất huyết. Khi đó, cơ thể đã mất trên 1/4 lượng máu. Nạn nhân có nguy cơ tử vong do mất nước khiến tim không thể bơm máu đến các hệ cơ quan trong cơ thể.
Nói chung nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị chảy máu trong dễ bị suy nội tạng, rơi vào trạng thái hôn mê, co giật,... Máu không chỉ chảy bên trong mà sẽ chảy cả ra bên ngoài (chảy máu ngoài) đe dọa trực tiếp đến tính mạng nạn nhân.
4. Hướng chẩn đoán và điều trị chảy máu trong
4.1. Chẩn đoán
Thông qua thăm hỏi triệu chứng, khai thác tiền sử bệnh lý, kiểm tra lâm sàng, bác sĩ có thể phần nào chẩn đoán tình trạng chảy máu trong. Tuy nhiên để chắc chắn hơn, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh làm thêm xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng khác như:
- Chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp bác sĩ kiểm tra, đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng chảy máu trong.
- Xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu: Cả hai kỹ thuật phân tích này đều giúp xác định xem bệnh nhân có đang bị xuất huyết trong hay không.
- Chụp động mạch: Kỹ thuật chẩn đoán thường được chỉ định khi bác sĩ đã xác định chính xác nguồn gốc xuất huyết, cần quan sát kỹ hơn hệ thống mạch máu.
- Chụp X-quang hoặc đo điện tâm đồ ECG: Giúp bác sĩ kiểm tra mức độ tổn thương, lưu lượng máu vận chuyển.
- Nội soi tiêu hóa: Giúp phát hiện những điểm xuất huyết tiêu hóa.
Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ xác định tình trạng chảy máu trong
4.2. Điều trị
Mục tiêu điều trị ban đầu cho bệnh nhân bị chảy máu trong là tìm ra nguyên nhân chảy máu, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Phác đồ điều trị cụ thể cần dựa vào một vài yếu tố như thể trạng của người bệnh, mức độ nghiêm trọng của tình trạng chảy máu, hệ cơ quan hay mạch máu bị ảnh hưởng, loại bệnh lý. Trong đó:
- Với trường hợp bị chảy máu trong ở mức độ nhẹ: Bệnh nhân thường được chỉ định nghỉ ngơi, bù nước kịp thời. Nếu khối máu đông bắt đầu hình thành, tình trạng chảy máu sẽ dần cải thiện. Sau đó, mô trong cơ thể cũng dần tái hấp thụ máu, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
- Với trường hợp bị chảy máu trong ở mức độ trung bình đến nặng: Bệnh nhân có thể được tiêm Vitamin K theo đường tĩnh mạch, truyền máu hoặc chất điện giải. Phụ thuộc vào tình hình thực tế, bác sĩ đôi khi sẽ chỉ định phẫu thuật nhằm giúp tái tạo mạch máu, loại bỏ đi những khối máu thừa.
Chảy máu trong có thể là do tình trạng chấn thương hoặc biến chứng của bệnh lý. Ngay khi cảm nhận thấy cơ thể biểu hiện triệu chứng bất thường, bạn tuyệt đối không nên chủ quan mà hãy đi khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Hệ thống Y tế MEDLATEC với bề dày kinh nghiệm hoạt động gần 30 năm là địa chỉ y tế uy tín được nhiều người lựa chọn khi cần kiểm tra sức khỏe. Nếu muốn đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách hãy gọi vào số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!