Tin tức

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị Covid ba mẹ có thể tham khảo

Ngày 25/08/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ cao mắc các bệnh do virus và các biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ dương tính với Covid thì chế độ dinh dưỡng giữ vai trò vô cùng thiết yếu trong việc điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe. Cha mẹ có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị Covid mà bài viết cung cấp dưới đây để giúp trẻ sớm khỏe bệnh và tránh các biến chứng nặng.   

1. Cách chọn thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng cho trẻ bị Covid

1.1. Trẻ đang bú sữa mẹ

Các mẹ cần cho con tiếp tục bú sữa bình thường, bú thường xuyên hơn và kết hợp ăn dặm hợp lý. Sữa mẹ vẫn là thức ăn đầy đủ dinh dưỡng và cung cấp hệ miễn dịch hoàn hảo cho trẻ nhỏ đặc biệt trong 6 tháng đầu đời. Duy trì cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi và cho trẻ ăn thức ăn đầy đủ các chất và bổ sung phù hợp.

Cung cấp cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng, các loại thực phẩm phong phú với 4 nhóm thực phẩm: chất đạm (protein), tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Lưu ý không nên cho trẻ ăn quá kiêng khem để cố gắng bù lại các chất dinh dưỡng đã mất (đặc biệt là năng lượng và chất đạm) do tiến triển của bệnh và nhiễm trùng. 

Cho trẻ nhỏ uống sữa mẹ tiếp tục nhằm bảo đảm an toàn trong mùa dịch Covid

Cho trẻ nhỏ uống sữa mẹ tiếp tục nhằm bảo đảm an toàn trong mùa dịch Covid

1.2. Cung cấp đủ đạm

Trẻ nhỏ cần ăn đủ thức ăn giàu protein như thịt, cá (cá trê, cá chép,  cá hồi, cá trích, cá tra...), hải sản, trứng, sữa. Bên cạnh đó, đây cũng là các loại thức ăn bổ sung chất sắt và kẽm giúp cải thiện sức đề kháng và hệ miễn dịch ở trẻ. Đối với trẻ mắc phải biến chứng viêm phổi do bị Covid, mẹ cần cung cấp cho trẻ chất kẽm dạng uống theo chỉ định của bác sĩ.

1.3. Bổ sung đủ nước

Khi trẻ chẳng may bị Covid, mẹ cần bổ sung thật nhiều nước cho bé, nhất là nước ép trái cây, hạn chế để bé sử dụng các loại đồ uống công nghiệp, nước ngọt có gas. Đối với trường hợp trẻ bị tiêu chảy cần tăng cường bổ sung nước để tránh tình trạng mất nước khiến trẻ bị kiệt sức.

1.4. Rau củ quả

Trẻ cần ăn nhiều rau và trái cây chứa nhiều loại khoáng chất và vitamin, nhất là vitamin A, C, E, sắt, selen, kém,... giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, hệ miễn dịch tăng cường. Các loại rau củ quả giàu vitamin này thường có màu đỏ hoặc màu vàng như cà chua, đu đủ, cà rốt, bí đỏ, cam, xoài,… Và các loại rau đậm màu như rau muống, mồng tơi, súp lơ xanh, rau dền, cải bó xôi,...

Ngoài ra, bưởi, táo, lê,.. là các loại trái cây chứa nhiều khoáng chất và vitamin giúp tăng cường miễn dịch và bổ sung nước cho trẻ tốt.

Bổ sung nhiều loại trái cây và rau củ để bé được cung cấp nhiều vitamin

Bổ sung nhiều loại trái cây và rau củ để bé được cung cấp nhiều vitamin

1.5. Các loại thực phẩm cần hạn chế 

Khi trẻ bị Covid, mẹ không nêm các loại gia vị cay nóng vào khẩu phần ăn của bé, chẳng hạn như hạt tiêu, bột ớt, tỏi,... Đồng thời tránh chế biến các món ăn từ lòng phèo nội tạng của động vật hoặc chứa nhiều axit béo no. Tránh không cho bé dùng các loại thực phẩm lạ hoặc bé có phản ứng dị ứng.  

Nhìn chung, xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị Covid hợp lý mỗi ngày giữ vai trò quan trọng trong việc hồi phục và điều trị bệnh. Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế về bữa ăn dinh dưỡng cho người mắc bệnh Covid-19 bị mất khứu giác, vị giác và khả năng ăn uống suy giảm là cần cung cấp các dưỡng chất an toàn và khoa học.

2. Bữa ăn dinh dưỡng tham khảo cho từng nhóm trẻ

2.1. Trẻ 1-2 tuổi

Khuyến khích cho trẻ từ 1 - 2 tuổi tiếp tục bú sữa mẹ, có thể cho trẻ uống sữa công thức nếu mẹ không có sữa, khoảng 300 - 500ml sữa ngoài mỗi ngày. Đồng thời cho trẻ ăn kèm cháo hoặc súp bốn bữa mỗi ngày. Sau bữa ăn chính có thể ăn thêm các trái cây chín theo nhu cầu của trẻ.

Lượng thức ăn trong ngày cho trẻ 1 - 2 tuổi: Gạo (100 - 150 gam), trứng 3 - 4 quả/ tuần, thịt hoặc cá, tôm (100 - 120 gam), dầu mỡ (25 - 30 gam), rau xanh (50 - 100 gam), quả chín (150 - 200g).

2.2. Trẻ 3 - 5 tuổi

Cho trẻ ăn khoảng 4 bữa/ ngày, tuy nhiên tăng lượng thức ăn và cho trẻ ăn những món trẻ thích. Không nên cho trẻ ăn đồ ngọt, hoa quả chín, uống nước ngọt trước bữa ăn.

Lượng thức ăn hàng ngày của trẻ 3-5 tuổi: gạo (200 - 300 gam), thịt hoặc cá, tôm (150 - 200 gam), dầu (30 - 40 gam), rau xanh (200 - 250 gam), quả chín (200 - 300 gam), sữa (300 - 400ml).

2.3. Trẻ mẫu giáo 

Đối với những trẻ mẫu giáo và học sinh, mẹ cần ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng và điều độ theo từng lứa tuổi. Nếu trẻ có xu hướng biếng ăn thì có thể bổ sung thêm một số loại thức ăn dinh dưỡng và kết hợp ăn nhiều quả chín, rau xanh.

Tùy vào từng giai đoạn tuổi mà trẻ nhỏ sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau

Tùy vào từng giai đoạn tuổi mà trẻ nhỏ sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau

3. Cách chế biến thực phẩm bảo đảm dinh dưỡng cho trẻ bị Covid  

Cần đảm bảo bữa ăn hàng ngày của trẻ có những món ăn ngon, những món ăn cần được cắt hoặc xé nhỏ, chế biến mềm, lỏng hơn trước khi bị bệnh. Đồng thời nên đổi món và chia thành nhiều phần ăn nhỏ để giúp trẻ nhai tốt hơn và ăn ngon miệng hơn, dễ tiêu hóa hơn.

Các mẹ cần hạn chế làm các món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ nướng, hun khói,.. bởi các món ăn này không tốt cho sức khỏe người bệnh. 

Bên cạnh đó, trẻ cần được uống đủ nước, đặc biệt khi trẻ bị sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Trẻ em có thể uống nước trái cây như cam, bưởi, chanh và sinh tố. Khi trẻ bị nôn trớ, bị sốt cao hoặc tiêu chảy, phụ huynh cần cho trẻ sử dụng Oresol - dung dịch bổ sung điện giải và nước theo chỉ định từ bác sĩ.

Sau khi trẻ hết bệnh, nên cho trẻ ăn thêm ít nhất 2 tuần nữa trong thời gian trẻ hồi phục, để trẻ nhanh chóng trở lại sức khỏe bình thường.

Để tránh tái nhiễm Covid cho trẻ, cha mẹ cần dọn dẹp nhà cửa thoáng mát, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cá nhân (nhất là mũi và họng). Bên cạnh đó, luôn giữ cho cơ thể trẻ luôn ấm và xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng sức đề kháng.

4. Một số lưu ý ba mẹ cần nắm khi trẻ mắc Covid-19 

  • Nếu trẻ sốt, phải hạ sốt khi nhiệt độ ≥38,50 ° C: Hãy dùng paracetamol 10 - 15mg/ kg/ lần (uống hoặc đặt trực tràng, cách nhau ít nhất 4 - 6 giờ nếu phải nhắc lại). Lưu ý rằng phụ huynh không nên cho trẻ uống vượt quá 60 mg/ kg/ ngày.

  • Khi trẻ bị tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, sốt cao, mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc cân bằng điện giải. Phụ huynh nên cung cấp nhiều nước cho trẻ, có thể là nước ép trái cây tươi hoặc thuốc Oresol. Nếu trẻ không thích uống thuốc Oresol, bạn có thể dùng nước sôi để nguội hoặc nước trái cây để thay thế.  

  • Dùng thuốc chữa các triệu chứng nếu cần thiết:

  • Trị ho: có thể dùng thuốc giảm ho (tốt nhất là thảo dược).

  • Nghẹt mũi, sổ mũi: có thể dùng dung dịch natri clorid 0,9% để xịt mũi, nhỏ mũi.

  • Tiêu chảy: men tiêu hóa hoặc men vi sinh để cải thiện.

  • Đối với trẻ em đang sử dụng thuốc theo đơn cho các bệnh nền hãy dùng tiếp tục theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Khi bị bệnh, ngoài việc thực hiện theo phác đồ điều trị, bạn cũng nên thực hiện chế độ ăn uống hợp lý. Các loại thức ăn cho bé phải giàu vi chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin A, C, E, D, sắt, kẽm, selen và các vitamin, khoáng chất khác,... giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Một số điều cần các bậc phụ huynh cần lưu ý khi con em bị Covid

Một số điều cần các bậc phụ huynh cần lưu ý khi con em bị Covid

Với những thông tin được cung cấp trên, hy vọng bạn đọc đã giải đáp được vấn đề bổ sung chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị Covid. Ngoài việc xây dựng bữa ăn đủ chất cho bé, cha mẹ cũng cần cho trẻ nghỉ ngơi,thư giãn hợp lý, thường xuyên vận động cơ thể. Hãy nhấc máy gọi ngay đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC nếu có bất cứ thắc mắc nào hoặc để đặt lịch thăm khám. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ