Tin tức

Chỉ điểm các dấu hiệu đau cơ xơ hóa và cách xử lý

Ngày 01/09/2023
Lương Thanh Thủy
Đau cơ xơ hoá là tình trạng đau mạn tính, phổ biến ở phụ nữ tuổi trung niên, xảy ra ở bên trong gân, dây chằng, cơ và các tổ chức phần mềm của cơ thể. Người bệnh thường phải chịu những cơn đau cơ dữ dội gây mất ngủ và giảm sút chất lượng cuộc sống, công việc. Vậy bệnh lý này có dấu hiệu gì và xử lý như thế nào, hãy cùng tham khảo thông tin dưới đây để có câu trả lời.

1. Như thế nào là đau cơ xơ hóa?

Đau cơ xơ hóa có đặc trưng bởi sự xuất hiện của cơn đau khắp cơ thể kèm rối loạn về tâm trạng, nhận thức và giấc ngủ. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng thường gặp nhất là phụ nữ ở độ tuổi 30 - 50.

Cơn đau cơ xơ hóa có thể xảy ra ở bất cứ vùng nào của cơ thể

Cơn đau cơ xơ hóa có thể xảy ra ở bất cứ vùng nào của cơ thể

Có 18 điểm áp lực đau cơ xơ hóa và chúng được nhóm thành từng cặp. Phía trên lồng ngực thì các điểm áp lực đau chạm đến xương ngực trên. Bị đau ngực do đau cơ xơ hóa vì thế còn gọi là viêm xương ức. Bệnh lý này chủ yếu gây nên cơn đau ở xương ức trên xương sườn. Người bệnh cũng có thể bị đau ở cánh tay và vai.

2. Dấu hiệu đau cơ xơ hóa là gì?

Người bị đau cơ xơ hóa thường có các dấu hiệu:

2.1. Tồn tại điểm kích hoạt đau

Sẽ có một điểm kích hoạt cơn đau, đó chính là điểm mà khi nhấn vào sẽ cảm thấy rất đau nhức. Các điểm đó thường gồm: khuỷu tay, sau đầu, đầu gối, vai, hông. Cũng có khi cả 18 điểm kích hoạt đau cùng gây đau. Nhờ có các điểm này mà bác sĩ chẩn đoán được bệnh đau cơ xơ hóa.

2.2. Bị đau triền miên

Trong đau cơ xơ hóa, người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau triền miên không dứt ở các cơ. Vì thế người bệnh thường xuyên cảm thấy khó chịu khắp cơ thể, bị căng thẳng và thiếu ngủ. Các kích thích gây đau hoặc cảm giác đau đớn khiến người bệnh nhạy cảm với cơn đau hơn bình thường.

Cơn đau cơ xơ hóa thường kéo dài triền miên khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ

Cơn đau cơ xơ hóa thường kéo dài triền miên khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ

2.3. Hay bị buồn ngủ và không yên chân

Do cơn đau kéo dài triền miên nên chất lượng giấc ngủ của người bệnh giảm sút, họ khó đi vào giấc ngủ và không ít người trằn trọc cả đêm không thể ngủ được. Bệnh nhân đau cơ xơ hóa rất dễ bị hội chứng không yên, chứng ngưng thở khi ngủ,... làm cho giấc ngủ bị gián đoạn.

Không những thế, người bệnh cũng sẽ có cảm giác như có kiến bò ở chân vào ban đêm. Khi khó chịu quá mức vì hiện tượng này người bệnh sẽ không muốn ngủ nữa và muốn di chuyển liên tục. Kết quả của tình trạng đó là người bệnh bị thiếu ngủ, các hoạt động của ngày hôm sau không hiệu quả.

2.4. Đau nửa đầu và đau hàm

Người bị đau cơ xơ hóa thường bị đau nửa đầu với tính chất đau nhói. Người bệnh cũng có thể thấy nôn nao, đau bụng. Có trường hợp người bệnh nhạy cảm hơn trước âm thanh và ánh sáng nên phải nằm trong phòng tối mới có cảm giác đỡ đau đầu.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp hội chứng khớp thái dương hàm gây đau vùng quai hàm. Người mắc hội chứng này thường thấy răng hàm của mình phát ra tiếng kêu lộp bộp hoặc lục cục mỗi khi đóng mở miệng. Đôi khi người bệnh cũng có thể bị đau quanh tai và đau đầu.

2.5. Hội chứng não sương mù

Đôi khi bệnh nhân đau cơ xơ hóa cũng sẽ gặp phải dấu hiệu của hội chứng não sương mù như: khó ghi nhớ, khó tập trung, lú lẫn,... Hội chứng não sương mù được cho rằng có liên quan đến tình trạng thiếu oxy đến các mô của não.

Hội chứng não sương mù được xem là có liên quan với đau xơ cứng

Hội chứng não sương mù được xem là có liên quan với đau xơ cứng

2.6. Một số dấu hiệu khác

- Bụng bị đau và khó chịu: người bệnh đau cơ xơ cứng dễ mắc hội chứng ruột kích thích với các dấu hiệu: tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy,...

- Nhạy cảm: người bệnh nhạy cảm hơn trước ánh sáng, âm thanh và xúc giác.

3. Xử trí khi bị đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa có thể tiến triển mãn tính nếu không được điều trị kịp thời; ngược lại, bệnh có thể thuyên giảm tốt nếu người bệnh giảm căng thẳng và thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Vì thế, khi phát hiện các dấu hiệu đau cơ xơ hóa, người bệnh cần khám để được điều trị ngay.

Có thể chẩn đoán đau cơ xơ hóa sau khi thực hiện xét nghiệm máu như: xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm tốc độ lắng máu,... Việc cải thiện triệu chứng đau cơ xơ hóa thường được áp dụng bằng thuốc chống giãn cơ, thuốc giảm đau, thuốc ức chế chọn lọc,... Một số trường hợp chỉ cần chườm nóng hoặc lạnh, không vật lý trị liệu, không dùng thuốc lá để tránh đau cơ xơ hóa.

Tuy chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh đau cơ xơ hóa nhưng vẫn có thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng bằng một số cách như:

Xử trí khi bị đau cơ xơ hóa

Xử trí khi bị đau cơ xơ hóa

- Thuốc giảm đau không kê đơn: phổ biến nhất là thuốc naproxen sodium.

- Thuốc chống trầm cảm: fluoxetine, amitriptyline, milnacipran,...

- Thuốc chống động kinh như pregabalin, gabapentin dùng trong giảm đau tương đối hiệu quả.

- Luyện tập phương pháp đối phó trước các tình huống căng thẳng gây ra bởi đau cơ xơ hóa. Về lâu dài, nếu không được điều trị tích cực người bệnh có thể gặp biến chứng: tăng tỷ lệ tự do, trầm cảm, giảm chất lượng học tập,...

Nhìn chung, thuốc điều trị đau cơ xơ hóa thường là thuốc chống co giật, giảm đau, thuốc trầm cảm,... nhưng cần được bác sĩ kê đơn, tuyệt đối không tự ý sử dụng để tránh những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Để được chẩn đoán và điều trị đau cơ xơ hóa đúng hướng thì người bệnh cần phát hiện bệnh từ khi mới khởi phát. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà diễn tiến của bệnh có sự khác nhau, bác sĩ cũng sẽ có hướng điều trị không giống nhau.

Những triệu chứng đau cơ xơ hóa sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống người bệnh. Vì thế, để thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả, quý khách hàng có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thăm khám hoặc đặt lịch khám cùng bác sĩ Chuyên khoa Cơ xương khớp qua hotline 1900 56 56 56.

Từ khoá: đau cơ xơ hóa

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ