Tin tức
Chị em cần lưu ý những loại thuốc không nên uống khi có kinh nguyệt
- 27/04/2022 | Điểm mặt 4 dấu hiệu có kinh nguyệt thường gặp ở phụ nữ
- 13/01/2022 | Bạn gái nên biết: Màu kinh nguyệt nói lên điều gì
- 11/01/2022 | Nữ giới chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt là bị làm sao?
1. Kinh nguyệt và lợi ích do hiện tượng này đem lại đối với sức khỏe phụ nữ
Hormone sinh dục của người phụ nữ thay đổi sẽ khiến kinh nguyệt xuất hiện và cứ mỗi lần “chị Nguyệt" đến, cơ thể nữ giới sẽ rụng khoảng 1 - 2 trứng. Lúc này, nội mạc tử cung sẽ tăng sinh và dày lên để làm ổ cho trứng thụ tinh, sẵn sàng hình thành bào thai. Nếu trứng được phóng ra mà không gặp được tinh trùng để thụ tinh thì lớp nội mạc sẽ không còn cần thiết để làm ổ cho trứng nữa. Thay vào đó nó sẽ bong ra khỏi niêm mạc tử cung và bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.
Vì vậy, kinh nguyệt xuất hiện chính là dấu hiệu của việc việc thụ thai không thành công. Mỗi người phụ nữ sẽ trải qua khoảng từ 3 - 7 ngày hành kinh. Mỗi một chu kỳ kinh nguyệt sẽ cách nhau từ 28 - 30 ngày, thậm chí là 35 ngày tùy từng người. Trong trường hợp kỳ kinh nguyệt của bạn bị rối loạn (rong kinh, chậm kinh, băng kinh,...) thì bạn cần đi gặp bác sĩ.
Kinh nguyệt là hiện tượng bình thường của người phụ nữ mỗi tháng sẽ ghé thăm một lần
Một số lợi ích của kinh nguyệt đối với sức khỏe nữ giới:
-
Kinh nguyệt chính là cơ chế làm sạch tự nhiên của cơ thể: các vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong cơ quan sinh sản sẽ được kinh nguyệt cuốn trôi và đào thải ra ngoài mỗi tháng, giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng;
-
Hạn chế tình trạng dư thừa sắt: kinh nguyệt giúp cân bằng lượng sắt dư thừa, tránh nguy cơ mắc phải các bệnh lý liên quan đến vấn đề thừa sắt như Hemochromatosis - một dạng bệnh lý khiến cơ thể bị rối loạn trao đổi chất;
-
Là tín hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe: khi hành kinh, các yếu tố như tính chất, màu sắc, mùi của máu kinh có thể tiết lộ về tình trạng sức khỏe của người phụ nữ. Ngoài ra, có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn chứng tỏ hormone trong cơ thể vẫn đang cân bằng và hoạt động tốt;
-
Giúp cơ thể tái tạo máu: đây chính là một ưu điểm nổi trội của hành kinh ở nữ giới so với nam giới. Sự đào thải máu xấu ra khỏi cơ thể hàng tháng không hề khiến phụ nữ bị yếu ớt, trái lại còn thúc đẩy quá trình làm mới và tái tạo các tế bào máu, do đó hệ thống tuần hoàn ở phụ nữ thường linh hoạt hơn và tỷ lệ tử vong cũng ít hơn so với đàn ông.
Chính vì những lợi ích nêu trên mà phụ nữ cần phải đặc biệt quan tâm đến “bà dì" này. Mặc dù mỗi tháng chỉ ghé một lần và gây không ít phiền toái cho các chị em nhưng “bà dì" ấy lại rất có lợi cho sức khỏe nói chung và chức năng sinh sản nói riêng của nữ giới. Do đó, bất kỳ tác động nào, từ việc ăn uống, sinh hoạt đến vấn đề sử dụng thuốc phụ nữ cũng cần hết sức lưu ý vì điều này có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và gây ra các rủi ro không mong muốn khác.
2. Những loại thuốc không nên uống khi có kinh nguyệt
Chị em phụ nữ hãy ghi nhớ những loại thuốc không nên uống khi có kinh nguyệt sau:
-
Thuốc chống đông máu: đúng như tên gọi, thuốc có tác dụng chống đông máu nên nếu sử dụng thuốc này khi kinh nguyệt diễn ra sẽ làm rong kinh và mất nhiều máu;
-
Thuốc cầm máu: ngược lại với thuốc chống đông máu, thuốc cầm máu có tác dụng làm mao mạch giảm co thắt và giảm đi tính thấm, gây ứ huyết khiến máu (bao gồm cả máu kinh) không thể đẩy ra ngoài;
-
Các loại thuốc nội tiết: ngày “đèn đỏ" chính là lúc nội tiết tố trong cơ thể nữ giới mất ổn định. Vì vậy nên việc sử dụng các thuốc này càng làm mất cân bằng nội tiết tố;
Thuốc mà bạn đang dùng có khả năng gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt
-
Thuốc chữa bệnh nhiễm trùng âm đạo: vào những ngày hành kinh, cổ tử cung giãn ra, niêm mạc tử cung bong ra theo máu được đào thải ra ngoài sẽ gây tắc nghẽn. Nếu trong thời điểm này phụ nữ dùng các thuốc đặt âm đạo để chữa viêm ở khu vực này thì vô tình sẽ làm cản trở không cho máu kinh thoát ra ngoài. Từ đó càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, thuốc chưa kịp phát huy tác dụng đã có thể hòa lẫn hoặc bị kéo ra ngoài theo máu kinh. Vì thế, trong những ngày kinh nguyệt bạn nên ngừng sử dụng thuốc đặt trị viêm âm đạo, đợi khi kỳ kinh đi qua sạch sẽ rồi mới dùng tiếp;
-
Thuốc nhuận tràng: tác dụng phụ của các thuốc nhuận tràng là gây xung huyết và tắc nghẽn vùng chậu nên được khuyến cáo không dùng cho phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt;
-
Thuốc giảm béo, thuốc chống thèm ăn: phụ nữ đang hành kinh mà uống các thuốc này có nguy cơ bị tiểu khó, lo âu, thường xuyên đánh trống ngực, rối loạn kinh nguyệt hay thậm chí là vô kinh;
-
Thuốc tránh thai: trong thuốc tránh thai có chứa nhiều progesterone và estrogen - 2 loại hormone sinh dục nữ nếu được thêm vào những ngày “đèn đỏ" sẽ làm mất cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể, trứng không rụng dẫn đến chậm kinh hoặc vô kinh;
-
Thuốc kháng sinh:
-
Rifampicin dùng trong điều trị Lao;
-
Aspirin và các thuốc kháng sinh làm loãng máu;
-
Thuốc kháng viêm không steroid (diclofenac, ibuprofen,...);
-
Thuốc hóa trị;
-
Thuốc tuyến giáp;
-
Liệu pháp hormone.
Các loại thuốc kháng sinh nêu trên có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng chu kỳ kinh nguyệt như chảy máu ít hoặc nhiều hơn bình thường, lệch ngày hành kinh, chu kỳ kinh nguyệt diễn ra quá ngắn,...
Chị em cần lưu ý những loại thuốc không nên uống khi có kinh nguyệt
Tổng kết lại, tốt hơn hết khi đang trong thời gian hành kinh, bạn nên tham khảo hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ của các thuốc đang dùng và tuân theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào đó để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là những ngày “dâu rụng”.
Bạn hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn chi tiết hơn về các vấn đề về sức khỏe cũng như đặt lịch khám với các chuyên gia. Tổng đài viên của MEDLATEC sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết những băn khoăn về bệnh lý mà bạn đang gặp phải.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!