Tin tức

Chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị Gout? Khắc phục bằng cách nào?

Ngày 24/04/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Tăng chỉ số acid uric trong máu là nguyên nhân gây nên nhiều vấn đề không tốt cho sức khỏe, trong đó có bệnh gout. Cũng vì thế mà nhiều người băn khoăn chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout? Hãy cùng theo dõi thông tin này trong bài viết sau đây để chủ động biết được hiện trạng của mình và có biện pháp kịp thời bảo vệ sức khỏe.

1. Acid uric đảm nhận vai trò gì trong cơ thể?

Acid uric là chất chống oxy hóa được tạo thành trong cơ thể do quá trình thoái giáng nhân purin. Hợp chất này được hòa tan trong máu, đến với thận rồi đào thải qua đường nước tiểu.

Tăng chỉ số acid uric trong máu là nguyên nhân gây nên các triệu chứng của bệnh gout

Tăng chỉ số acid uric trong máu là nguyên nhân gây nên các triệu chứng của bệnh gout

Nếu cơ thể nạp vào một lượng purin quá lớn có thể gây thừa acid uric dư thừa. Tình trạng này kéo dài có thể gây lắng đọng tinh thể muối urat ở màng hoạt dịch của khớp, dẫn đến các vấn đề về sỏi urat hoặc gout. 

Đối với bệnh gout, chỉ số acid uric và các đặc điểm lâm sàng giúp phản ánh rõ mức độ và giai đoạn bệnh. Sự lắng đọng của tinh thể muối urat ở khớp khiến người mắc bệnh gout bị sưng, viêm và đau khớp. 

2. Bình thường, chỉ số acid uric là bao nhiêu?

Tùy vào đơn vị đo và phương pháp xét nghiệm được sử dụng mà kết quả chỉ số acid uric ở mỗi bệnh nhân có thể khác nhau. Muốn biết chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout, trước tiên bạn cần lưu ý đến ngưỡng bình thường của chỉ số này.

Ở đơn vị đo mg/dL, chỉ số acid uric theo độ tuổi ở ngưỡng bình thường như sau:

- 0 -10 tuổi: 1.9 - 5.4 mg/dL.

- 10 - 18 tuổi: 3.5 - 7.3 mg/dL.

- Từ 18 tuổi trở lên: 3.6 - 8.4 mg/dL (đối với nam giới) và 2.9 -7.5 mg/dL (đối với nữ giới).

3. Chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout? Khắc phục bằng cách nào?

3.1. Nguyên nhân và dấu hiệu cho thấy chỉ số acid uric tăng cao

Acid uric trong máu tăng thường xuất phát từ các vấn đề:

- Suy giảm khả năng đào thải axit uric đường tiểu do rối loạn chuyển hóa enzyme.

- Dinh dưỡng hàng ngày kém đa dạng và không cân bằng.

- Mắc các đợt gout cấp và bệnh gout.

- Suy giảm chức năng thận nên acid uric không được loại bỏ ra khỏi cơ thể.

- Mắc một số bệnh ung thư hoặc đang điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị, hóa trị

- Bệnh tiểu đường.

- Thiểu năng tuyến cận giáp.

Bị tăng chỉ số acid uric trong máu có thể khiến người bệnh xuất hiện các tình trạng:

- Gout: viêm khớp do tích tụ urat trong khớp, khiến khớp bị sưng viêm và đau.

- Đau khớp: viêm khớp và đau nhức khớp.

- Sỏi thận: hình thành sỏi thận do tích tụ urat, khiến người bệnh gặp các vấn đề ở thận và bị đau lưng.

3.2. Acid uric tăng bao nhiêu thì bị gout?

Chỉ số acid uric có ý nghĩa quan trọng đối với chẩn đoán bệnh gout. Vậy chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout? Chuyên gia y tế khuyến cáo, nồng độ axit uric >10mg/dl sẽ bắt đầu xuất hiện các cơn đau gout cấp tính, đây cũng là dấu hiệu để bác sĩ đưa ra chẩn đoán cận lâm sàng đối với bệnh lý này.

Thông tin tham khảo chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout

Thông tin tham khảo chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout

Điều đáng nói là sự xuất hiện của cơn đau gout phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa và nồng độ axit uric của từng người. Có những trường hợp nồng độ axit uric > 12mg/dl nhưng người bệnh vẫn không có triệu chứng của gout.

Trường hợp chỉ số acid uric 7 - 9 mg/dl đồng thời chưa có triệu chứng gout điển hình thì chủ yếu là do tác dụng phụ của thuốc, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng,... Người bệnh chỉ cần thay đổi những yếu tố này thì acid uric sẽ trở về bình thường.

Nếu nghi ngờ bị tăng và băn khoăn chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout, người bệnh nên khám bác sĩ chuyên khoa để thực hiện xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán đúng và biết được khớp có tích tụ tinh thể muối urat không.

3.2. Biện pháp khắc phục khi bị tăng axit uric máu

Chỉ số acid uric tăng vượt ngưỡng bình thường ở bệnh nhân gout gây nên các triệu chứng ở khớp như: đỏ, nóng, sưng, đau nhức,... Nguyên nhân tăng acid uric liên quan trực tiếp đến chuyển hóa nhân purin nên muốn điều trị bệnh lý này trước tiên cần kiểm soát tốt các yếu tố làm ảnh hưởng tới khả năng chuyển hóa purin. Người bệnh cần có phác đồ điều trị và thực hiện đúng phác đồ do bác sĩ đã đưa ra.

Người bị bệnh gout cần kiểm tra định kỳ để điều trị kiểm soát tốt chỉ số acid uric máu

Người bị bệnh gout cần kiểm tra định kỳ để điều trị kiểm soát tốt chỉ số acid uric máu

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần:

- Giảm thiểu tối đa việc ăn các loại thực phẩm giàu protein như: thịt đỏ, hải sản, nội tạng,... 

- Đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể 1 - 1.5 lít nước/ngày để hạn chế tình trạng kết tủa muối urat đồng thời cải thiện khả năng đào thải axit uric.

- Duy trì ổn định chỉ số BMI để không gây áp lực cho khớp. Nếu giảm cân cần có chế độ khoa học, tuyệt đối không nhịn ăn.

- Không tiêu thụ đồ uống có ga hoặc cồn.

- Chế độ sinh hoạt khoa học: giảm căng thẳng, tránh thức khuya, ngủ đủ giấc,...

- Vận động vừa sức 30 phút/ngày để đảm bảo duy trì trao đổi chất trong cơ thể.

Bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị ung thư bằng xạ trị hay hóa trị nếu bị bệnh gout thì bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu nguy cơ tăng axit uric máu để tránh tình trạng suy thận cấp.

Theo dõi, điều trị kịp thời để kiểm soát chỉ số acid uric máu là cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng bệnh gout, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Mong rằng, những chia sẻ trên đây đã giúp khách hàng giải đáp được băn khoăn chỉ số acid uric  bao nhiêu thì bị gout để chủ động theo dõi sức khỏe của mình.

Hệ thống Y tế MEDLATEC với Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế với chứng chỉ CAP và ISO 15189:2012 là địa chỉ uy tín để khách hàng yên tâm về dịch vụ xét nghiệm. Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký xét nghiệm acid uric tại nhà có thể liên hệ trực tiếp tổng đài của MEDLATEC 1900 56 56 56 để đặt lịch.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.