Tin tức

Chỉ số AQI là gì và sự ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe

Ngày 09/07/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Chỉ số AQI đo lường chất lượng không khí được sử dụng tại nhiều quốc gia. Thông qua cảnh báo thang đo AQI, mọi người có thể chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết hơn về chỉ số này ở bài viết sau đây.

1. Chỉ số AQI là gì? 

AQI hay Air Quality Index được ứng dụng trong đo lường chất lượng không khí. Cụ thể, chỉ số này là thước đo mức độ ô nhiễm không khí. Năm nhóm chất gây ô nhiễm không khí được xem xét trong quá trình tính toán chỉ số AQI bao gồm:

  • Ozon tại mặt đất. 
  • Bụi mịn PM2.5 và PM10. 
  • Nito dioxit. 
  • Carbon Monoxit. 
  • Lưu huỳnh dioxide. 

Theo dõi AQI hàng ngày sẽ giúp mọi người nắm bắt tình hình chất lượng không khí tại khu vực đang sinh sống, từ đó chủ động bảo vệ sức khỏe. 

Chỉ số AQI sử dụng trong đo lường chất lượng không khí

Chỉ số AQI sử dụng trong đo lường chất lượng không khí 

2. Ý nghĩa màu sắc trong thang đo mức độ ô nhiễm không khí

Thang đo chất lượng không khí ở mỗi quốc gia không phải lúc nào cũng giống nhau. Tuy nhiên, hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều sử dụng AQI được đề xuất bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) để đo lường mức độ ô nhiễm không khí. Trong đó, AQI gồm 6 thang màu, mỗi thang màu lại ứng với từng phạm vi chỉ số phản ánh chất lượng không khí. Cụ thể: 

Màu sắcXếp hạng chất lượng không khíGiá trị chỉ sốMô tả mức độ ảnh hưởng
Xanh lá Tốt Từ 0-50Chất lượng không khí tốt, hầu như không tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe. 
Vàng Trung bìnhTừ 50-100Đã xuất hiện yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với người nhạy cảm. 
Da camKém Từ 101-150Người nhạy cảm tiếp xúc với không khí lúc này có nguy cơ bị ảnh hưởng đến sức khỏe. 
ĐỏXấu Từ 151-200Chất lượng không khí suy giảm có thể ảnh hưởng đến nhiều người. Trong đó, những người nhạy cảm có thể gặp phải biến chứng nghiêm trọng.
TímRất xấu Từ 201-300Chất lượng không khí rất thấp, đe dọa sức khỏe của mọi người. 
Màu hạt dẻNguy hạiTrên 301Không khí bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng, gây hại cho người hít thở, tiếp xúc.

Như vậy, mức từ ô nhiễm không khí càng nghiêm trọng, chỉ số AQI lại càng cao. Khi AQI từ 100 trở lên, mọi người nên hạn chế ra ngoài, nhất là đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em và người cao tuổi. 

Sau màu sắc trong thang đo chất lượng không khí

Sáu màu sắc trong thang đo chất lượng không khí 

3. Không khí ô nhiễm ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? 

Không khí ô nhiễm là một trong những tác nhân dẫn đến nhiều bệnh lý, ảnh hưởng đến sức khỏe. 

3.1. Dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp

Hệ hô hấp là nhóm cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng bởi không khí ô nhiễm. Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào tần suất và thời gian tiếp xúc, chất độc hại có trong không khí. 

Theo đó, bụi mịn PM10 có khả năng xâm nhập vào phổi qua đường dẫn khí. Đặc biệt loại bụi mịn PM2.5 có thể len lỏi vào trong từng túi phổi và hệ tuần hoàn. Khi kết hợp cùng khí CO hoặc SO2, loại bụi mịn này còn khiến Hemoglobin khó kết hợp cùng O2 dẫn đến tình trạng thiếu O2. 

Không khí ô nhiễm dễ gây suy giảm khả năng hô hấp

Không khí ô nhiễm dễ gây suy giảm khả năng hô hấp 

Thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về đường hô hấp như hen suyễn, ung thư phổi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng,... 

3.2. Tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch

Tiếp xúc với không khí ô nhiễm dễ khiến cơ thể mắc bệnh lý về tim mạch như đột quỵ. Cụ thể, bụi mịn và các chất hóa học trong không khí sau khi xâm nhập vào phổi có khả năng phát tán đến hệ tuần hoàn. Đây là nguyên nhân khiến chức năng giãn nở và co thắt mạch máu suy giảm. 

Bên cạnh đó, khi tiếp xúc với khói thuốc kết hợp không khí ô nhiễm, mạch máu có xu hướng bị co lại, cản trở quá trình lưu thông máu. Không những vậy, không khí chứa nhiều hóa chất, bụi bẩn còn tạo điều kiện hình thành các khối máu đông, dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim. 

Mạch máu bị tắc nghẽn do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim

Mạch máu bị tắc nghẽn do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim

3.3. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Phụ nữ mang thai sinh hoạt trong môi trường không khí ô nhiễm có nguy cơ sinh con mắc chứng tự kỷ cao hơn đối tượng khác. Càng về cuối thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị ảnh hưởng bởi không khí ô nhiễm lại càng cao. 

Mặt khác, tiếp xúc với ô nhiễm không khí có thể khiến nam giới bị suy giảm chất lượng tinh trùng, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. 

3.4. Các vấn đề sức khỏe khác 

Ngoài ba nhóm nguy cơ kể trên, tình trạng ô nhiễm không khí còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Chẳng hạn như:

  • Gây tổn thương thận: Yếu tố gây hại trong không khí xâm nhập vào máu khiến thận phải làm việc nhiều hơn, dễ dẫn đến tình trạng tổn thương thận. 
  • Tăng nguy cơ loãng xương: Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến xương tương tự như khói thuốc, khiến mật độ xương giảm. 
  • Gây lão hóa da: Yếu tố gây hại trong không khí có thể xâm nhập vào da, hủy hoại tế bào da, cản trở quá trình tái tạo da. Từ đó khiến da bị lão hóa nhanh hơn. 

4. Cách bảo vệ sức khỏe trước nguy cơ ô nhiễm không khí

Dễ thấy rằng không khí ô nhiễm là tác nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý nguy hiểm. Để bảo vệ sức khỏe trước tình trạng chất lượng không khí ngày càng suy giảm, bạn nên áp dụng những cách phòng vệ dưới đây:

  • Không tập luyện thể dục thể thao tại khu vực có nhiều khói bụi: Người dân sống tại khu vực ô nhiễm không nên đi bộ, đạp xe,... tại khu vực khói bụi dày đặc. Thay vào đó, mọi người nên luyện tập tại trung tâm có bố trí máy hút bụi, máy lọc không khí. 
  • Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài: Nếu phải ra ngoài, bạn hãy nhớ đeo khẩu trang. Khi lựa chọn khẩu trang, bạn nên chọn sản phẩm có khả năng chống bụi mịn, ôm sát khuôn mặt. 
  • Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên: Bạn nên dọn dẹp nhà cửa hàng ngày, hạn chế mở cửa vào thời điểm chất lượng không khí xuống thấp. Ngoài ra, bạn có thể lắp đặt hệ thống máy lọc không khí tại khu vực cả nhà hay sinh hoạt chung. 
  • Giảm thời gian hoạt động ngoài trời khi AQI vượt 100: AQI trên 100 có nghĩa chất lượng không khí đang xấu dần. Lúc này, đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ nhỏ, người cao tuổi không nên ra ngoài nhiều. 
  • Tích cực trồng cây xanh: Ngoài tạo khí O2, cây xanh còn giúp giảm bớt phần nào bụi bẩn, giúp không khí trong lành hơn. Do đó, bạn nên trồng nhiều cây cối quanh nhà, nơi làm việc, tham gia các chiến dịch trồng rừng. 
  • Nên di chuyển bằng ô tô hoặc phương tiện công cộng: Trên ô tô cá nhân hoặc phương tiện công cộng thường lắp đặt hệ thống máy lọc không khí, giúp bạn hạn chế phần nào nguy cơ tiếp xúc với không khí ô nhiễm. 

Đeo khẩu trang giúp ngăn ngừa khói bụi từ môi trường

Đeo khẩu trang giúp ngăn ngừa khói bụi từ môi trường 

Ngoài ra, bạn hãy chú ý kiểm tra sức khỏe theo định kỳ hàng năm hoặc khám nếu cảm thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu cảnh báo. Bởi khi tiếp xúc thường xuyên với không khí ô nhiễm, cơ thể có nguy cơ mắc bệnh lý về đường hô hấp, tim mạch, suy giảm khả năng sinh sản và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Chỉ số AQI là thước đo quan trọng ứng dụng trong đánh giá chất lượng không khí. AQI cao cho thấy không khí đang bị ô nhiễm nghiêm trọng có nguy cơ đe dọa sức khỏe, nhất là với trẻ em và người lớn tuổi. Nếu đang sinh sống và làm việc trong môi trường thường xuyên bị ô nhiễm không khí, bạn nên chủ động bảo vệ sức khỏe, đi khám sức khỏe định kỳ. Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ y tế được nhiều khách hàng lựa chọn. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ