Tin tức

Hướng dẫn cách lấy bụi ra khỏi mắt an toàn, nhanh chóng

Ngày 22/03/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Khi không may bị bụi bay vào mắt, rất nhiều người nhanh chóng đưa tay lên dụi mắt theo phản xạ. Hành động này không những khó loại bỏ bụi mà còn có thể gây hại cho mắt. Vậy cách lấy bụi ra khỏi mắt an toàn và nhanh nhất là gì?

1. Cách lấy bụi ra khỏi mắt nhanh chóng và an toàn

Dưới đây là những cách lấy bụi ra khỏi mắt mà bạn có thể tham khảo:

- Tránh dụi mắt: Đây là nguyên tắc đầu tiên mà bạn cần thực hiện nếu muốn nhanh chóng loại bỏ bụi bẩn ra khỏi mắt. Dụi mắt khi đang có bụi hoặc các dị vật khác trong mắt là hành động nguy hiểm vì nó có thể khiến bụi bẩn cũng như dị vật ngày càng vào sâu trong mắt, cọ xát hay đâm vào giác mạc.

Không nên dụi mắt khi có bụi bay vào mắt

Không nên dụi mắt khi có bụi bay vào mắt

Trong một số trường hợp, đôi mắt có thể bị tổn thương nghiêm trọng, đau nhức và thậm chí có thể gây mù lòa. Vì thế, khi bị bụi bay vào mắt, điều quan trọng mà bạn cần ghi nhớ đó là tránh dụi mắt.

- Tự loại bỏ bụi bẩn bằng cách chớp mắt nhanh: Nếu cảm giác bị bụi hay dị vật nhỏ bay vào mắt, bạn hãy chớp mắt liên tục, nước mắt sẽ tiết ra, giúp cho việc loại bỏ dị vật nhanh chóng và dễ dàng hơn.

- Dùng dụng cụ hỗ trợ: Ngoài cách lấy bụi ra khỏi mắt đã nêu trên, bạn còn có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ để dễ dàng loại bỏ bụi hơn. Cụ thể như sau:

+ Dùng dung dịch nhỏ mắt: Tác dụng của loại dung dịch này là hỗ trợ mắt rửa trôi bụi nhanh chóng. Bạn chỉ cần nhỏ trực tiếp loại dung dịch này vào mắt, sau đó chớp mắt liên tục để loại bỏ bụi bẩn.

Dùng dung dịch nhỏ mắt

Dùng dung dịch nhỏ mắt

+ Rửa bằng nước sạch: Dùng một cốc nước rửa mắt để vệ sinh mắt nhanh chóng cũng là cách lấy bụi ra khỏi mắt rất hiệu quả. Nếu không có loại cốc này, bạn cũng có thể dùng cốc uống nước thông thường hoặc một chiếc bát sạch, sau đó đổ nước sạch vào và tiến hành rửa mặt. Trong một vài trường hợp, bạn cũng có thể rửa mắt bằng vòi hoa sen hoặc rửa mắt dưới vòi nước chảy.

+ Dùng khăn mặt hoặc tăm bông: Phương pháp này cũng được rất nhiều người áp dụng. Cách thực hiện như sau: Một tay đẩy nhẹ mí mắt lên, sau đó giữ cố định. Tay bên kia dùng một góc của chiếc khăn mặt sạch hoặc tăm bông để chấm vào và lấy bụi bẩn ra khỏi mắt.

Lưu ý: Không được dùng khăn mặt để quết khắp mắt. Khi thực hiện lấy bụi, cần nhìn về phía ngược lại với hướng có dị vật để bảo vệ giác mạc và dễ dàng kiểm tra xem đã lấy được bụi bẩn ra hay chưa.

+ Nếu không tự mình lấy được bụi bẩn, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ từ người bên cạnh: Hãy giữ 2 mí mắt và đồng thời đảo mắt giúp người đối diện có thể nhận biết được vị trí của dị vật trong mắt và tiến hàng dùng tăm bông hoặc khăn mặt sạch để giúp bạn loại bỏ bụi ra khỏi mắt.

2. Phải làm sao nếu dị vật có kích thước lớn bay vào mắt?

Những trường hợp bị dị vật lớn bay vào mắt thường rất nguy hiểm vì nó có nguy cơ cao gây tổn thương cho mắt. Chẳng hạn, những dị vật sắc nhọn có thể gây chảy máu khi đâm vào mắt, một số dị vật có thể khiến dịch tiết ra từ mắt và gây giảm thị lực,… Phần lớn các trường hợp nêu trên cần đi khám sớm để được bác sĩ hỗ trợ loại bỏ dị vật và có những phương pháp bảo vệ đôi mắt hạn chế nguy cơ tổn thương.

Nhờ đến sự hỗ trợ của nhân viên y tế

Nhờ đến sự hỗ trợ của nhân viên y tế

Một số loại dị vật như móng tay hay mảnh thủy tinh,… bạn cũng không nên tự loại bỏ mà cần đến sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Với những dị vật nằm sâu bên trong mắt, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ dị vật. Khi phát hiện mắt có những bất thường vì bị dị vật lớn bay vào, bạn không nên tự lấy dị vật vì hành động này có thể khiến đôi mắt có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

3. Một số lưu ý khi loại bỏ bụi và các dị vật khác ra khỏi mắt

- Nếu nhận thấy mắt có tổn thương nghiêm trọng khi bị dị vật bay vào, bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Tuy nhiên, trước khi đến các cơ sở y tế, bạn cần phải dùng gạc sạch để băng mắt lại.

- Tuyệt đối không dùng móng tay chạm lên mắt vì móng tay sắc nhọn có thể gây tổn thương cho mắt.

- Trước khi tiến hành lấy dị vật cần rửa tay sạch sẽ để tránh nhiễm trùng, kích ứng mắt. Ngay cả người hỗ trợ lấy dị vật cũng cần thực hiện nguyên tắc này.

- Nếu bị dính hóa chất vào mắt thì cần rửa mắt càng sớm càng tốt, nên rửa khoảng 15 phút và đồng thời đưa bệnh nhân đi cấp cứu sớm. Chú ý chỉ được rửa mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý.

- Không dùng các vật gắp sắc nhọn, chẳng hạn như nhíp để loại bỏ bụi bẩn trong mắt vì những dụng cụ này có thể khiến cho mắt bạn tổn thương nghiêm trọng hơn.

4. Hướng dẫn bảo vệ đôi mắt tránh khỏi các dị vật

Để tránh bị khói bụi và một số dị vật bay vào mắt, bạn nên thực hiện một số phương pháp sau:

- Đeo kính khi đi ra ngoài: Có thể dùng kính chống bụi khi trời mát hoặc dùng kính râm khi trời nắng. Đây là cách rất hiệu quả để giúp bạn phòng tránh nguy cơ bị dị vật bay vào mắt, nhất là những trường hợp tham gia giao thông bằng các phương tiện như xe đạp và xe máy.

Đeo kính để tránh dị vật bay vào mắt

Đeo kính để tránh dị vật bay vào mắt

- Sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động nếu tính chất công việc có nguy cơ cao bị dị vật bay vào mắt. Những đối tượng cần lưu ý sử dụng đồ bảo hộ cho mắt khi lao động đó là thợ hàn, thợ rèn, thợ điện hay thợ mộc,…

Đôi mắt là một trong những cơ quan nhạy cảm nhất của cơ thể. Do đó, bạn cần có chế độ chăm sóc và bảo vệ tốt nhất. Không nên chủ quan khi loại bỏ dị vật ra khỏi mắt. Trong trường hợp cần thiết, hãy đến các cơ sở y tế để nhận được sự trợ giúp từ các bác sĩ.

Mọi thắc mắc về cách lấy bụi ra khỏi mắt, chế độ chăm sóc và bảo vệ mắt cũng như có nhu cầu đặt lịch khám mắt, quý khách hàng có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ