Tin tức

Chỉ số AST tăng cao do những nguyên nhân nào?

Ngày 01/11/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Một số bệnh nhân đi kiểm tra sức khỏe hoặc khám bệnh được chỉ định xét nghiệm AST nhưng có rất nhiều người chưa hiểu rõ về ý nghĩa của chỉ số này. Thực tế, đây là một loại enzyme tồn tại ở một số bộ phận trong cơ thể. Chỉ số AST tăng cao có thể báo động một bệnh lý đang tồn tại trong cơ thể. Do đó, dựa trên chỉ số của enzyme này, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác một số căn bệnh. 

1. Chỉ số AST có ý nghĩa gì?

Kiểm tra AST được viết tắt từ thuật ngữ Aspartate Aminotransferase. Đây là một hình thức xét nghiệm máu nhằm xác định chỉ số sản sinh AST để đưa ra chẩn đoán tổn thương. 

Thực tế, loại men này xuất hiện ở nhiều bộ phận khác và chỉ số thu được cũng hỗ trợ trong việc kết luận một số bệnh lý liên quan. Chẳng hạn như não, phổi, cơ tim, tụy, cơ xương, hồng cầu hoặc bạch cầu. Tuy nhiên, do mức độ sản sinh ở mỗi bộ phận khác nhau nên xét nghiệm này chủ yếu được thực hiện để chẩn đoán phân biệt bệnh gan, cơ xương và nhồi máu cơ tim.

Xét nghiệm máu đo lường chỉ số AST

Xét nghiệm máu đo lường chỉ số AST

Thông thường, loại enzyme này cũng góp phần hỗ trợ cơ thể chuyển hóa Aspartate. Đồng thời, ở người khỏe mạnh, nồng độ của chúng thường tồn tại và duy trì ở mức cân bằng, ổn định. Trong một số trường hợp bệnh lý phát sinh, nông độ này sẽ tăng cao và góp phần hỗ trợ bác sĩ dễ dàng chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh nhân. Bên cạnh đó, những người đang trong quá trình điều trị bệnh gan cũng thường được thực hiện xét nghiệm này để theo dõi những chuyển biến của bệnh.

2. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm AST 

Thông thường, mọi người đều có thể chủ động đến những cơ sở y tế uy tín để được lấy mẫu xét nghiệm AST khi nhận thấy một số dấu hiệu khác thường liên quan đến gan. Hay cũng có thể vì một vài bệnh lý nào khác có liên quan đến chỉ số này. Bên cạnh đó, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm này khi người bệnh có những triệu chứng do tổn thương ở gan hoặc một vài trường hợp khác. Cụ thể như:

2.1. Bệnh lý về  gan 

Chỉ số enzyme Aspartate Aminotransferase tồn tại trong gan khá cao và là cơ sở hỗ trợ bác sĩ đưa ra kết luận chính xác về những vấn đề liên quan. Chính vì thế, khi nhận thấy một số dấu hiệu của căn bệnh này, bác sĩ thường tiến hành xét nghiệm máu cho bệnh nhân. Cụ thể những đối tượng có tổn thương gan thường xuất hiện một số dấu hiệu như:

  • Vàng mắt và da là một trong những triệu chứng rất phổ biến ở người bệnh gan.

Vàng mắt là biểu hiện thường gặp ở người bệnh gan

Vàng mắt là biểu hiện thường gặp ở người bệnh gan

  • Tình trạng mệt mỏi kéo dài.

  • Sức khỏe ngày một suy nhược và yếu đi.

  • Xuất hiện cảm giác chướng bụng hoặc sưng.

  • Không còn cảm giác thèm ăn.

  • Thường xuyên cảm thấy ngứa da.

  • Khi đi tiểu tiện thường thấy nước tiểu có màu đậm.

  • Ở mắt cá và chân thường bị phù nề.

  • Trên người thường xuyên xuất hiện những vết bầm tím mặc dù không có sự va đập nào.

2.2. Một số trường hợp khác

Một vài trường hợp thường được yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu AST khi có nguy cơ mắc một số vấn đề liên quan đến sức khỏe. Chẳng hạn như:

  • Người từng tiếp xúc với virus gây bệnh viêm gan.

  • Những đối tượng thường xuyên sử dụng thức uống có cồn.

Uống rượu bia nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Uống rượu bia nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh

  • Những người uống nhiều thuốc hoặc uống thuốc liên tục trong một thời gian dài thường gây ảnh hưởng đến gan.

  • Đối tượng mắc chứng béo phì hoặc thừa cân quá nhiều.

  • Bệnh nhân mắc phải một trong số những hội chứng chuyển hóa hoặc tiểu đường.

  • Đối tượng từng mắc bệnh gan nhiễm mỡ nhưng không xuất phát từ nguyên nhân rượu, bia.

3. Ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm AST

Thông thường, chỉ số Aspartate Aminotransferase đo được trong máu ở mỗi người sẽ khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như sự khác biệt về giới tính, độ tuổi và những hoạt động sống hằng ngày cũng góp phần thay đổi chỉ số của loại enzyme này. Tuy nhiên, ở mỗi đối tượng sẽ có một chỉ số giới hạn, nếu vượt qua ranh giới cho phép đồng nghĩa việc cơ thể đang bị tổn thương ở một bộ phận nào đó. 

Phần lớn, những người có cơ thể khỏe mạnh sẽ đạt chỉ số AST nằm trong phạm vi cho phép, tức dưới 40 UI/L. Chính vì thế, khi kiểm tra cho kết quả cao hơn mức cho phép, các bạn nên thực hiện một số xét nghiệm khác để được chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý một số giới hạn cho phép của loại enzyme này ở từng đối tượng như sau:

  • Ở nam giới: nằm trong khoảng 10 - 40 đơn vị tồn tại trong một lít huyết thanh, tức bé hơn 50 U/L. 

Phạm vi chỉ số AST ở mỗi đối tượng thường khác nhau

Phạm vi chỉ số AST ở mỗi đối tượng thường khác nhau

  • Ở nữ giới: nằm trong khoảng 9 - 32 đơn vị tồn tại trong một lít huyết thanh, tức bé hơn 35 U/L.

  • Ở trẻ em (bao gồm trẻ sơ sinh): dưới 60 U/L.

4. Các biện pháp hạn chế chỉ số AST tăng

Chỉ số AST tăng cao thường liên quan đến một vài bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng người bệnh. Chính vì thế, việc chủ động xét nghiệm và phòng ngừa bệnh là rất cần thiết. Vậy làm thế nào để giảm thiểu khả năng Aspartate Aminotransferase tăng cao gây ra một số bệnh lý về gan? Sau đây là một số gợi ý hữu ích dành cho các bạn:

4.1. Chế độ ăn uống phù hợp

Những thực phẩm rau củ quả thường cung cấp rất nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Đặc biệt, chúng có công dụng mát gan giúp hạn chế khả năng mắc một số bệnh liên quan đến bộ phận này, ngăn ngừa chỉ số enzyme tăng cao. Tuy nhiên, mọi người cũng cần hạn chế uống coffee, bia, rượu và hút thuốc lá.

4.2. Ngủ đúng giờ - đủ giấc

Giấc ngủ rất quan trọng nên khi bạn không ngủ đủ giấc, thường xuyên ngủ muộn thì cơ thể rất dễ bị bệnh. Điển hình như việc thức khuya khiến lượng máu trong cơ thể không có nhiều thời gian để lọc và thải những độc tố tồn tại ở gan. Do đó, các bạn nên ngủ sớm hoặc đảm bảo ngủ trước 23h giờ.

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự thải độc của gan

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự thải độc của gan

4.3. Uống nhiều nước

Mỗi ngày nên cung cấp cho cơ thể ít nhất 2 lít nước để giúp gan thải độc và ngăn ngừa nguy cơ chỉ số AST tăng cao. Tuy nhiên, các bạn nên chia thành nhiều lần uống và mỗi lần uống nước tối đa 200ml. 

4.4. Thường xuyên luyện tập thể dục

Việc tập luyện thể dục - thể thao giúp cơ thể tăng thêm sức đề kháng và quá trình tuần hoàn máu diễn ra dễ dàng. Đồng thời, hỗ trợ gan thực hiện tốt chức năng của mình, giảm thiểu khả năng bị tổn thương. Một số bộ môn thể thao nhẹ nhàng nhưng có lợi cho sức khỏe như đi xe đạp, đi bộ, bơi lội, đánh cầu lông,...

4.5. Tránh lây nhiễm

Bộ y tế khuyến khích mọi người nên tiêm vacxin phòng ngừa các bệnh về gan để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời, các bạn cũng nên chủ động phòng tránh khi tiếp xúc với những bệnh nhân mắc bệnh gan cũng như quan hệ tình dục an toàn. Đối với những gia đình từng có người mắc bệnh, tốt nhất nên đi khám và kiểm tra định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu phát hiện bệnh thì cần phải điều trị sớm để nhanh chóng hồi phục.

Với những thông tin hữu ích trên đây, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ ý nghĩa của từng chỉ số AST. Bên cạnh đó, mọi người cũng được chia sẻ về cách phòng tránh bệnh gan và giảm thiểu khả năng nồng độ AST trong máu tăng cao. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ