Tin tức
Chỉ số Ferritin là gì? Tìm hiểu về xét nghiệm Ferritin
- 16/12/2024 | Cục máu đông hình thành trong mạch máu não: Mối nguy hiểm tiềm ẩn cần xử lý kịp thời
- 16/12/2024 | Xét nghiệm mỡ máu có cần nhịn ăn không: Giải đáp chi tiết
- 18/12/2024 | Khạc ra đờm đen, đờm lẫn máu - Triệu chứng cần thận trọng và đi khám sớm
- 19/12/2024 | Nhiễm trùng máu ở trẻ em - Những biến chứng nguy hiểm và hướng điều trị
- 21/12/2024 | Thiếu máu não nên uống gì? Top những thức uống tốt cho người thiếu máu não
1. Chỉ số Ferritin là gì?
Ferritin thực chất là một dạng Protein hỗ trợ dự trữ chất sắt. Loại Protein này được tìm thấy trong gan, tế bào miễn dịch. Trong trường hợp cơ thể cần dùng đến sắt, Ferritin sẽ đồng thời giải phóng sắt. Khi chỉ số Ferritin thay đổi, hàm lượng sắt tồn tại trong cơ thể cũng thay đổi theo.
Chỉ số Ferritin cho biết tình hình dự trữ sắt trong cơ thể
Trong đó, chỉ số Ferritin thấp là dấu hiệu cho thấy mức dự trữ sắt giảm, điều này có nghĩa cơ thể đang thiếu sắt. Trường hợp Ferritin tăng cao, có khả cơ thể năng đang bị thừa sắt.
2. Vì sao cần làm xét nghiệm Ferritin?
Xét nghiệm kiểm tra chỉ số Ferritin thường được chỉ định trong trường hợp bác sĩ cần chẩn đoán bệnh lý liên quan đến tình trạng thiếu sắt. Theo đó, nếu nghi ngờ thiếu máu do thiếu sắt, người bệnh cần được chỉ định làm thêm xét nghiệm phân tích Ferritin.
Xét nghiệm Ferritin hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý liên quan đến tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt sắt
Thông thường, xét nghiệm Ferritin cùng phân tích tổng hợp sắt, xét nghiệm Transferrin sẽ giúp bác sĩ nắm được chính xác thông tin về lượng sắt trong cơ thể. Do đó, xét nghiệm chỉ định để:
- Xác định tình trạng sắt trong cơ thể để đánh giá nguy cơ thiếu hụt sắt.
- Xác định đáp ứng điều trị bổ sung sắt.
- Chẩn đoán phân biệt các thiếu máu do thiếu hụt sắt với các bệnh lý thiếu máu khác.
- Chẩn đoán tình trạng quá tải sắt ở một số bệnh lý mạn tính.
3. Giới hạn bình thường của chỉ số Ferritin
Giới hạn bình thường của chỉ số Ferritin thay đổi theo giới tính. Trong đó, Ferritin ở nam giới có xu hướng cao hơn nữ giới, cụ thể:
- Ferritin ở nam giới: Từ 30 đến 400 ng/mL.
- Ferritin ở nữ giới: Từ 15 đến 150 ng/mL.
Lưu ý, giới Ferritin bình thường đề cập trên đây chỉ áp dụng cho người khỏe mạnh, chưa mắc bệnh lý nghiêm trọng. Khi nhận kết quả phân tích, bạn cần chú ý lắng nghe tư vấn của bác sĩ, thực hiện can thiệp cần thiết nếu chỉ số Ferritin tăng hoặc giảm một cách bất thường.
4. Ferritin tăng, giảm phản ánh điều gì?
4.1. Ferritin tăng
Trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy Ferritin nâng cao, khả năng cao cơ thể đang bị dư thừa sắt. Theo đó, chỉ số Ferritin tăng thường gặp trong một số căn nguyên như:
- Viêm khớp dạng thấp.
- Tiểu đường tuýp 2.
- Bệnh Thalassemia.
- Bệnh lý liên quan đến viêm cấp mạn tính.
- Bệnh lý liên quan đến gan.
- Cường giáp,...
Ferritin tăng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiểu đường tuýp 2
Ngoài ra, Ferritin tăng còn phản ánh một số vấn đề như:
- Tình trạng lạm dụng rượu bia.
- Truyền máu thường xuyên nhưng không thể đào thải sắt.
- Bệnh lý ác tính như ung thư gan, ung thư tụy, ung thư phế quản, ung thư thần kinh, u Lympho thể ác tính,...
Bên cạnh đó, Ferritin tăng cao trong một số trường hợp được cho là liên quan đến đột biến gen HFE. Thông thường, gen HFE chủ yếu đột biến theo dạng C282Y hoặc H63D. Trường hợp bị di truyền hai gen bất thường, cơ thể có nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến tình trạng thừa sắt. Các đột biến trên này dễ làm giảm khả năng kiểm soát hoạt động hấp thụ sắt trong đường tiêu hóa, khiến sắt không được phân phối đều đến các hệ cơ quan trong cơ thể.
4.2. Ferritin giảm
Ferritin giảm, thấp hơn giới hạn bình thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu hụt sắt. Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt này có thể là do:
- Chế độ ăn uống hàng ngày không bổ sung đủ lượng sắt cho cơ thể.
- Cơ thể đang bị thiếu máu do thiếu sắt.
- Cơ thể bị mất máu trong kỳ kinh ở nữ giới.
- Bệnh lý ruột viêm.
- Chấn thương khiến cơ thể mất máu,...
Khi mất máu hoặc đang trong chu kỳ kinh, chỉ số Ferritin có xu hướng giảm
Khi cơ thể bị thiếu sắt, bạn cần bổ sung loại khoáng chất này theo chỉ dẫn của bác sĩ.
5. Lưu ý cần biết trước khi làm xét nghiệm Ferritin
Xét nghiệm Ferritin giúp kiểm tra lượng Ferritin trong máu, hỗ trợ chẩn đoán nhiều bệnh lý. Để kết quả xét nghiệm không bị sai lệch, bạn cần nhịn ăn tối thiểu 12 tiếng trước lúc được lấy máu phân tích.
Khi làm xét nghiệm Ferritin, bạn cần nhịn ăn trước lúc lấy mẫu máu tối thiểu 12 tiếng
Thời điểm thích hợp để thực hiện xét nghiệm Ferritin là vào buổi sáng, trước 10 giờ. Bởi đây là lúc sắt huyết thanh đạt nồng độ cực đại, giúp quá trình phân tích diễn ra thuận lợi và chính xác hơn.
Máu sử dụng để làm phân tích kiểm tra chỉ số Ferritin thường được lấy tại tĩnh mạch mu bàn tay hoặc tĩnh mạch tại cánh tay. Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chuẩn xác, bạn nên ưu tiên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Trong suốt gần 3 thập kỷ thành lập và phát triển, MEDLATEC đã khẳng định được chất lượng dịch vụ thăm khám, xét nghiệm chuyên nghiệp. Nổi bật phải kể đến là đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi. Cùng với đó là Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, được Hội Bệnh học Hoa Kỳ trao tặng chứng chỉ CAP đủ điều kiện triển khai nhiều kỹ thuật phân tích chuyên sâu.
Đặc biệt trong năm 2024 vừa qua, MEDLATEC đã xuất sắc vượt qua nhiều trung tâm lớn trên thế giới để về nhất trong cuộc thi “Giới thiệu Phòng Lab Toàn cầu 2024”. Giải thưởng này là sự ghi nhận cho nỗ lực không ngừng của MEDLATEC trong nhiều năm qua.
Bên cạnh xét nghiệm trực tiếp tại viện, MEDLATEC đã sớm triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, đáp ứng yêu cầu về tính riêng tư và tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
Hi vọng thông qua chia sẻ trong bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về chỉ số Ferritin. Xét nghiệm Ferritin sẽ cho biết nhiều điều về sức khỏe, tình trạng dự trữ sắt của cơ thể. Nếu cần đặt lịch xét nghiệm hoặc thăm khám, Quý khách hãy liên hệ với MEDLATEC theo số điện thoại tư vấn 1900 56 56 56 để được hỗ trợ 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!