Tin tức

Chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì? Nguyên nhân làm GGT bất thường

Ngày 23/03/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Sức khỏe luôn là điều mà nhiều người quan tâm trong cuộc sống hàng ngày và trong cuộc sống ngày càng nhộn nhịp hiện nay thì không ít người cũng bỏ quên sức khỏe của mình. Điển hình là tình trạng chỉ số GGT - chỉ số chẩn đoán bệnh tuyến tụy của người Việt đang có dấu hiệu tăng cao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì nhé. 

1. Chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì? 

GGT là loại enzyme được tìm thấy tại nhiều bộ phận trong cơ thể và phần lớn chúng nằm ở gan cùng một số bộ phận thuộc tuyến tụy như đường mật, thận, lá lách,… Xét nghiệm Gamma Glutamyl transferase hay còn gọi là xét nghiệm chỉ số GGT. Đây là một trong số 3 loại chỉ số quan trọng gồm GGT, AST và ALT được chỉ định để kiểm tra và chẩn đoán tình trạng của các bộ phận thuộc gan trong cơ thể. Vậy chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì

chỉ số ggt trong xét nghiệm máu là gì

Chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì?

Thông thường, cơ thể chúng ta luôn có nồng độ GGT nhất định nhưng khi chỉ số này tăng cao bất thường nghĩa là lượng GGT trong gan đang bị rò rỉ theo hệ thống ống dẫn mật trong quá trình tiêu hoá vào máu. Điều này cho thấy bộ phận tuyến tuỵ hay gan đang gặp vấn đề và cần được chẩn đoán sớm để có phác đồ điều trị phù hợp.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu y khoa thì chỉ số GGT chỉ có thể chẩn đoán tình trạng bất thường của gan và không thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân cũng như bộ phận cụ thể nào của gan đang gặp vấn đề. Nếu kết quả chỉ số GGT tăng cao bất thường thì bệnh nhân sẽ được chỉ định xét nghiệm kết hợp với một số kỹ thuật xét nghiệm chức năng gan khác để xác định và đánh giá được chính xác tình trạng bệnh.

2. Mục đích xét nghiệm chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì? 

Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân liên quan đến các bệnh về gan, đường mật, tuỵ,… đang ngày càng tăng do sự thay đổi trong sinh hoạt và lối sống hàng ngày. Chính vì thế xét nghiệm chỉ số GGT được chỉ định phổ biến nhằm tầm soát và chẩn đoán sớm các bệnh gan.

Mục đích xét nghiệm chỉ số GGT

Mục đích xét nghiệm chỉ số GGT

Khi bệnh nhân có các dấu hiệu như vàng da, chán ăn, táo bón lâu ngày, tiểu rắt, thường nôn ói khi ăn, thiếu năng lượng trong sinh hoạt hàng ngày,… đặc biệt là những người nghiện hoặc sử dụng bia rượu thường xuyên sẽ được chỉ định kiểm tra chỉ số GGT thông qua đường máu. Mục đích xét nghiệm chỉ số GGT trong y khoa nhằm:

  • Cùng với 1 số xét nghiệm khác, GGT giúp theo dõi và đánh giá chức năng gan.

  • Đánh giá nguyên nhân tình trạng tổn thương chức năng gan do các bệnh lý từ men gan cao hoặc do rối loạn hoạt động của xương.

  • Chẩn đoán sự tắc nghẽn trong các bộ phận gan, mật, tụy, ruột non,… khiến cho lượng men gan GGT vượt mức và rò rỉ vào đường máu.

  • Kiểm soát và theo dõi chức năng gan dựa trên nồng độ men gan GGT trong quá trình điều trị bệnh gan. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp với từng giai đoạn nhằm tăng hiệu quả điều trị. 

3. Các mức kết quả chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì? 

Trong cơ thể của chúng ta luôn tồn tại một lượng enzym GGT nhất định để vận hành quá trình chuyển hoá và trao đổi chất. Chính thì thế hàm lượng GGT trong kết quả xét nghiệm máu sẽ được chia thành 2 nhóm là ngưỡng an toàn và ngưỡng bất thường.

3.1. Ngưỡng an toàn

Ngưỡng an toàn là giới hạn nồng độ GGT được phép tồn tại trong cơ thể và không ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động của gan. Hiện theo các nghiên cứu từ tổ chức sức khoẻ trên thế giới dựa trên thể trạng và sức khỏe của người Việt Nam thì ngưỡng an toàn của chỉ số GGT được phân loại thành:

Chúng ta nên duy trì nồng độ GGT trong ngưỡng an toàn cho sức khỏe

Chúng ta nên duy trì nồng độ GGT trong ngưỡng an toàn cho sức khỏe

  • Nữ 11 - 50 UI/L

  • Nam 7 - 32 UI/L

Do sự khác nhau của cấu trúc và hormone của cơ thể nên có tiêu chuẩn khác nhau giữa nam và nữ. Theo các bác sĩ và chuyên gia thì chúng ta nên có lối sống lành mạnh để duy trì mức men gan GGT trong giới hạn an toàn giúp bạn sống khỏe và tránh mắc các bệnh về gan, mật, tuỵ,…

3.2. Ngưỡng bất thường

Theo một số báo cáo theo nghiên cứu tại Việt Nam thì hiện nay số người bệnh có nồng độ GGT cao đang ngày càng tăng tại Việt Nam. Đặc biệt là đối với những người có thói quen sử dụng bia rượu hoặc các loại đồ uống có cồn thường xuyên. 

Nồng độ GGT tăng bất thường biểu hiện bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe

Nồng độ GGT tăng bất thường biểu hiện bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe

Dưới đây là các mức chỉ số GGT được phân chia theo các mức độ:

  • Mức độ nhẹ: tăng cao trong 1 - 2 lần so với chỉ số tối đa trong ngưỡng an toàn.

  • Mức độ trung bình: tăng cao trong 2 - 5 lần so với chỉ số tối đa trong ngưỡng an toàn.

  • Mức độ nặng: tăng cao trên 5 lần so với chỉ số tối đa trong ngưỡng an toàn.

Việc tăng nồng độ GGT trong máu bất thường có thể do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân nên có thể loại trừ nguyên nhân do bệnh tuyến tụy. Chính vì thế, để chẩn đoán chính xác kết quả xét nghiệm thì bệnh nhân sẽ được chỉ định kết hợp nhiều loại xét nghiệm đi kèm.

4. Nguyên nhân khiến chỉ số GGT tăng bất thường

Do enzym GGT có trong nhiều bộ phận nội tạng của cơ thể nên khi chỉ số này tăng bất thường có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân mà chúng tôi tổng hợp được và bạn có thể sử dụng để tham khảo, tuy nhiên nếu bạn đang có các dấu hiệu hoặc nghi ngờ thì cần đến cơ sở khám chữa bệnh để được bác sĩ tư vấn và chỉ định chính xác nhất nhé.

Các nguyên nhân khiến chỉ số GGT tăng phổ biến tại Việt Nam

Các nguyên nhân khiến chỉ số GGT tăng phổ biến tại Việt Nam

  • Viêm gan A, Viêm gan B, Viêm gan C.

  • Xuất huyết gan, dập gan do tai nạn. 

  • Xuất hiện u tại gan, xơ gan hoặc ung thư gan.

  • Tắc nghẽn mật do có sỏi hoặc u nang, u xơ tại bộ phận này.

  • Sử dụng quá liều các loại thuốc có chứa thành phần Phenobarbital và Phenytoin.

  • Thường xuyên sử dụng các loại thức uống có cồn, rượu bia có hại cho quá trình chuyển hoá của gan trong thời gian dài dẫn đến suy giảm chức năng gan.

  • Gan đang trong tình trạng thiếu máu khi bệnh nhân bị bệnh tiểu đường hoặc phổi ảnh hưởng.

  • Lối sống thức khuya về đêm, ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học khiến gan hoạt động quá tải dẫn đến rối loạn chức năng gan. 

  • Sử dụng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ dẫn đến gan nhiễm mỡ gây cản trở các hoạt động của gan khiến hàm lượng men gan tăng cao bất thường. 

Như vậy, cơ bản bài viết đã chia sẻ chi tiết kiến thức chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì. Mặc dù chỉ số GGT trong xét nghiệm máu không xác định được chính xác tình trạng bệnh nhưng đây là phương pháp giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề mà cơ thể đang gặp phải để có hướng điều trị phù hợp nhất. Chính vì thế, hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát để tầm soát sớm bệnh. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.