Tin tức
Kết quả xét nghiệm GGT cao cảnh báo điều gì về sức khỏe gan?
- 12/02/2020 | Phương pháp xét nghiệm GGT trong chẩn đoán các bệnh lý về gan
- 16/08/2019 | Chỉ số xét nghiệm GGT khi nào đáng lo ngại?
1. Bạn biết gì về xét nghiệm GGT?
GGT (hay còn gọi là Gamma GT) là một men gan quan trọng được tiết ra từ tế bào gan, một phần ở tụy, lá lách, thận, ruột non,... GGT cùng với AST và ALT là ba xét nghiệm men gan phổ biến giúp đánh giá tình trạng tổn thương của tế bào gan.
Hình 1: GGT là một xét nghiệm men gan quan trọng của cơ thể.
Khi một người gặp các vấn đề tổn thương gan hoặc bệnh lý về gan, đặc biệt có sử dụng bia rượu, thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm GGT để đánh giá. Enzyme này có vai trò đặc hiệu trong việc chẩn đoán tình trạng ứ mật và tổn thương gan gây ra bởi bia rượu và những nguyên nhân khác.
Bên cạnh đó, khi bạn có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ bệnh gan như chán ăn, buồn nôn, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, nổi mẩn ngứa,... hoặc người nghiện bia rượu nặng, bác sĩ cũng sẽ đề nghị làm xét nghiệm GGT để phát hiện, đánh giá và chẩn đoán tình trạng sức khỏe của gan.
2. Chỉ số xét nghiệm GGT tăng cao cảnh báo điều gì?
Nồng độ GGT bình thường trong cơ thể vào khoảng < 60 UI/L, tuy nhiên tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi chỉ số này cũng có sự khác biệt một chút. Nam từ 7 - 32 UI/L và nữ từ 11 - 50 UI/L.
Khi nồng độ GGT tăng cao cảnh báo tế bào gan đang bị tổn thương và gợi ý đến một số bệnh lý liên quan như viêm gan mạn, viêm gan do rượu, virus, xơ gan, ung thư gan di căn,... Mức độ tăng của GGT được chia thành 3 mức như sau:
- Nồng độ GGT tăng gấp 1 - 2 lần: mức độ nhẹ.
- Nồng độ GGT tăng gấp 2 - 5 lần: mức độ trung bình.
- Nồng độ GGT tăng trên 5 lần: mức độ nặng.
Hình 2: Nồng độ GGT thường tăng trong xơ gan.
Khi kết quả GGT tăng cao ở những mức độ khác nhau, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và hướng điều trị phù hợp.
Một số nguyên nhân khiến cho nồng độ men GGT tăng cao đó là:
- Bệnh viêm gan cấp, xơ gan, gan nhiễm mỡ.
- Ung thư gan.
- Mắc các bệnh viêm gan B, viêm gan C, viêm gan D,...
- Bệnh lý liên quan đến ứ mật, vàng da tắc mật.
- Đái tháo đường và các bệnh về tuyến tụy.
- Một số trường hợp tăng trong bệnh sốt rét, bệnh phổi, bệnh tự miễn ở ruột non,...
- Sử dụng quá nhiều rượu bia và các chất kích thích trong một thời gian dài.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn các thực phẩm có hại cho gan như đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, chất béo,...
- Tinh thần căng thẳng stress kéo dài, thức khuya cũng làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của gan.
Hình 3: Căng thẳng, stress kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến gan.
Đặc biệt bạn cần phải chú ý một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả men GGT như không sử dụng các thuốc làm tăng tạm thời GGT trong vòng 24h như phenytoin, phenobarbital,... đặc biệt tuyệt đối không sử dụng rượu bia, các chất kích thích trước khi lấy máu xét nghiệm bởi điều này sẽ gây sai lệch kết quả rất lớn.
3. Nếu kết quả xét nghiệm GGT tăng cao, cần phải làm gì?
Nếu kết quả xét nghiệm GGT của bạn tăng cao đồng thời xét nghiệm các men gan khác bất thường, điều này cho thấy tế bào gan của bạn đang vấn đề. Tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng bởi bạn hoàn toàn có thể kiểm soát chỉ số này một cách hiệu quả dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Điều đầu tiên dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện thêm một số các xét nghiệm về gan khác như viêm gan B ( HbsAg, HbsAb, HbeAg,...), viêm gan C,... để có cơ sở nguyên nhân tổn thương gan. Nếu men gan tăng nguyên nhân do tắc mật thì cần phải có biện pháp can thiệp phù hợp.
Tuyệt đối hoặc hạn chế tối đa sử dụng rượu bia, các chất kích thích có chứa cồn sẽ gây hại cho tế bào gan của bạn. Cần tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học. Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C, chất xơ như rau xanh, súp lơ, các loại trái cây, củ quả như cà chua, bưởi, quả óc chó, táo, chanh, dưa chuột,...
Hình 4: Cần hạn chế tối đa sử dụng rượu, bia và các chất kích thích.
Cần hạn chế ăn những đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thực phẩm đóng hộp được chế biến sẵn, hạn chế sử dụng dầu mỡ động vật, thay vào đó chúng ta có thể sử dụng dầu thực vật, dầu ô liu.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cần phải được thực hiện đồng thời với lối sống khoa học. Hạn chế thức khuya, lao động, làm việc vừa phải, tránh gây quá sức với tế bào gan. Khi tinh thần căng thẳng stress không chỉ ảnh hưởng xấu đến gan mà nó còn tác động đến rất nhiều cơ quan bộ phận khác.
Cần phải tạo cho bản thân sự thư giãn, thoải mái sau giờ làm việc, uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Bạn cũng đừng quên rèn luyện tập thể dục thể thao phù hợp với sức vóc của bản thân. Như vậy sẽ giúp cho tế bào gan trở nên khỏe mạnh cũng như tăng sức đề kháng cho bản thân, chống lại các tác nhân gây bệnh khác.
4. Xét nghiệm GGT tin cậy tại MEDLATEC
Hiện nay các xét nghiệm về chức năng gan khá phổ biến và cũng được thực hiện tại nhiều cơ sở y tế trong đó có Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Thấu hiểu nỗi lo lắng của nhân dân khi mà các bệnh về gan đang ngày một gia tăng, MEDLATEC đã và đang triển khai rất nhiều các gói khám gan mật đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Qua đó khách hàng có thể lựa chọn cho mình và người thân gói khám thích hợp nhất.
Tất cả các xét nghiệm đều sẽ được thực hiện trong Trung tâm xét nghiệm hiện đại với các trang thiết bị tiên tiến nhất. Đội ngũ các y bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ đảm bảo một kết quả chính xác, đồng thời tư vấn và điều trị hiệu quả cho bạn.
Nếu không thể đến trực tiếp tại viện để khám, đừng lo đã có dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà 24/7 của MEDLATEC giúp bạn điều này. Chỉ với 10.000 đồng/ 1 lần chi phí đi lại, bạn đã được thực hiện đầy đủ các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu. Qua đó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và không ảnh hưởng đến những công việc cá nhân khác.
Hãy nhanh tay gọi đến tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 565656 để được giải đáp và đặt lịch khám chữa bệnh sớm nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!