Tin tức

Chỉ số PCT trong xét nghiệm máu là gì và các vấn đề liên quan

Ngày 01/02/2024
Lương Thanh Thủy
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
PCT (viết tắt của Procalcitonin) là tiền chất hormon calcitonin. Trong xét nghiệm máu, chỉ số này là công cụ để chẩn đoán nhiễm khuẩn. Cụ thể, kết quả PCT trong xét nghiệm máu là gì, cách đọc như thế nào sẽ được giải thích chi tiết trong nội dung bài viết sau đây.

1. Kết quả chỉ số PCT trong xét nghiệm máu là gì?

1.1. PCT là chỉ số gì?

PCT (viết tắt từ Procalcitonin) là tiền nội tiết tố chứa 116 axit amin trọng lượng phân tử 127 kD. Tiền chất này do tế bào C ở tụy, phổi và tuyến giáp tiết ra. Nồng độ PCT trong xét nghiệm máu tăng cao có giá trị chẩn đoán nhiễm trùng.

Chỉ số PCT trong xét nghiệm máu có ý nghĩa đánh giá nhiễm khuẩn

Chỉ số PCT trong xét nghiệm máu có ý nghĩa đánh giá nhiễm khuẩn

1.2. Nguyên lý của xét nghiệm PCT

Để biết PCT trong xét nghiệm máu là gì, trước tiên bạn cần biết về nguyên lý của xét nghiệm này. Đây là xét nghiệm sử dụng định lượng thông qua phương pháp miễn dịch sandwich với công nghệ điện hóa hoặc hóa phát quang.

Sự có mặt của PCT trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên kẹp giữa kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng procalcitonin đánh dấu biotin với kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng procalcitonin đánh dấu ruthenium. Kết quả là sự tạo thành của phức hợp miễn dịch sandwich. Nồng độ PCT trong mẫu thử tỷ lệ thuận với cường độ phát quang.

1.3. Ý nghĩa của chỉ số PCT trong xét nghiệm máu

Vậy, cụ thể, chỉ số PCT trong xét nghiệm máu là gì? Đây chính là công cụ để bác sĩ đưa ra chẩn đoán nhiễm khuẩn hoặc kết hợp với các dữ liệu lâm sàng khác để theo dõi bệnh viêm do nhiễm khuẩn:

- Phân biệt giữa viêm do nhiễm khuẩn và không do nhiễm khuẩn.

- Theo dõi các trường hợp nghi ngờ nhiễm khuẩn, người đang được chăm sóc đặc biệt nhằm phát hiện biến chứng nhiễm khuẩn hoặc nhiễm khuẩn toàn thân.

- Đánh giá diễn biến, tiên lượng đối với trường hợp bị viêm nặng.

- Chỉ dẫn kháng sinh điều trị viêm phổi, nhiễm khuẩn hô hấp.

1.4. Cách đọc chỉ số PCT trong xét nghiệm máu

Khoảng tham chiếu tiêu chuẩn của chỉ số PCT ở từng đối tượng cụ thể gồm:

- Trẻ sau sinh < 72 giờ: PCT < 2.0ng/ml.

- Trẻ sau sinh 18 - 30 giờ: PCT < 20ng/ml.

- Trẻ 72 giờ sau sinh: PCT 0.15ng/ml.

- Người lớn: PCT 0.15 ng/ml.

Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết PCT trong xét nghiệm máu là gì, cách đọc như thế nào thì có thể tham khảo khoảng tham chiếu phản ánh mức độ nhiễm khuẩn với người lớn như sau:

- PCT <0.05ng/ml: không nhiễm khuẩn.

- PCT 0.05 - 0.5ng/ml: có thể mắc nhiễm khuẩn khu trú, cần tiến hành thêm xét nghiệm chuyên sâu để đưa ra chẩn đoán xác định.

- PCT 0.5 - 2.0ng/ml: có khả năng bị nhiễm trùng toàn thân hoặc nhiễm trùng khu trú, chưa đủ căn cứ xác định nhiễm trùng huyết.

- PCT 2 - 10ng/ml: nguy cơ cao đối với nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não nhưng chưa suy đa tạng.

- PCT > 10 ng/ml: đã có nhiễm khuẩn huyết kèm sốc nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể tử vong do suy đa tạng.

Đối với bệnh nhân đang điều trị nhiễm trùng, chỉ số PCT cần được theo dõi sát sao. Trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số này ổn định hoặc tăng tức là hiệu quả điều trị chưa tốt và vẫn cần điều trị, thậm chí còn cần xem xét tăng liều kháng sinh.

Người bệnh được bác sĩ giải thích về chỉ số PCT trong xét nghiệm máu là gì

Người bệnh được bác sĩ giải thích về chỉ số PCT trong xét nghiệm máu là gì

2. Quy trình thực hiện xét nghiệm PCT

Xét nghiệm PCT được tiến hành theo trình tự các bước:

- Bước 1: lấy bệnh phẩm là 3ml máu tĩnh mạch, máu không được vỡ hồng cầu.

- Bước 2: ly tâm mẫu máu tách lấy huyết tương hoặc huyết thanh.

- Bước 3: cài đặt máy trong chương trình xét nghiệm PCT, nhập thông tin liên quan đến mẫu bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy.

- Bước 4: đưa mẫu bệnh phẩm vào máy.

- Bước 5: bấm lệnh phân tích mẫu bệnh phẩm.

- Bước 6: máy tiến hành phân tích mẫu bệnh phẩm.

- Bước 7: máy cho ra kết quả phân tích, kỹ thuật viên phòng xét nghiệm trả kết quả cho người bệnh.

- Bước 8: bác sĩ tiến hành đọc kết quả xét nghiệm và chỉ định xét nghiệm chuyên sâu (nếu cần).

3. Lưu ý khi xét nghiệm PCT

Khi thực hiện xét nghiệm PCT người bệnh cần lưu ý:
- Các tình trạng như: lipid huyết, tán huyết, biotin, vàng da không ảnh hưởng đến chỉ số PCT.

- Không làm xét nghiệm PCT với người đang dùng biotin liều cao (> 5mg/ngày), tối thiểu 8 giờ sau khi sử dụng liều biotin cuối.

- Thấp khớp có nồng độ 1500 IU/ml không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm PCT.

- Thử nghiệm in vitro trên 10 loại thuốc đặc trị, 18 loại thuốc thông dụng cho thấy chúng không tác động đến chỉ số PCT.

4. Một số nguyên nhân khác làm tăng hoặc giảm chỉ số PCT trong xét nghiệm máu

4.1. Trường hợp tăng chỉ số PCT nhưng không xuất phát từ nhiễm trùng

Tuy PCT được xem là chỉ số giúp bác sĩ có căn cứ để đánh giá nhiễm trùng nhưng trong một số trường hợp tăng PCT không đồng nghĩa với nhiễm trùng:

- Sốc tim trầm trọng hoặc kéo dài.

- Bất thường tưới máu cơ quan.

- Ung thư biểu mô tế bào C trong tủy tuyến giáp.

- Ung thư phổi tế bào nhỏ.

- Phẫu thuật lớn, bị bỏng nặng, sau chấn thương nghiêm trọng.

- Điều trị làm kích thích giải phóng cytokine tiền viêm.

- Trẻ nhỏ <48 giờ sau sinh.

Một số trường hợp PCT tăng có thể do sốc tim kéo dài

Một số trường hợp PCT tăng có thể do sốc tim kéo dài

4.2. Trường hợp giảm PCT

- Nếu người bệnh đang trong giai đoạn điều trị nhiễm trùng nhưng PCT giảm tức là cơ thể đáp ứng tốt với phác đồ điều trị.

- Nếu chưa từng điều trị kháng sinh mà vẫn có triệu chứng nhiễm khuẩn thì giảm PCT có thể xuất phát từ sự xâm nhập của virus.

- Định lượng PCT quá sớm trong quá trình mắc bệnh, nếu bị nhiễm khuẩn huyết thì có thể  PCT sẽ tăng lên trong khoảng vài giờ hay vài ngày kế tiếp.

- Đã điều trị kháng sinh thành công, trong thời gian bán hủy 24 - 35 giờ, PCT sẽ giảm.

PCT trong xét nghiệm máu là công cụ tin cậy để bác sĩ có căn cứ chẩn đoán nhiễm khuẩn và phân biệt mức độ nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm sẽ được bác sĩ đánh giá dựa trên bệnh sử hoặc các chẩn đoán cận lâm sàng khác. Muốn biết PCT trong xét nghiệm máu là gì, người bệnh có thể tham vấn trực tiếp bác sĩ điều trị để được cung cấp thông tin chính xác.

Hệ thống Y tế MEDLATEC với Trung tâm Xét nghiệm đáp ứng đồng thời 2 tiêu chuẩn quốc tế là CAP và  ISO 15189:2012 là địa chỉ tin cậy để khách hàng yên tâm về kết quả xét nghiệm PCT. Quý khách hàng có nhu cầu xét nghiệm có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ đặt lịch nhanh chóng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ