Tin tức

Chỉ số triglyceride trong xét nghiệm máu là gì? Làm cách nào để duy trì ngưỡng ổn định?

Ngày 06/05/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Triglyceride là một dạng chất béo trong máu cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về Triglyceride trong xét nghiệm máu, cách đọc kết quả xét nghiệm và kiểm soát Triglyceride để tránh nguy cơ gặp phải bệnh lý tim mạch nguy hiểm.

1. Chỉ số Triglyceride trong xét nghiệm máu là gì và vai trò của xét nghiệm 

1.1 Triglyceride trong xét nghiệm máu là gì?

Triglyceride là chất béo trung tính trong máu. Thực phẩm sau khi vào cơ thể sẽ chuyển đổi calo không sử dụng thành Triglyceride và lưu trữ trong mô mỡ. Sau đó, khi cơ thể cần năng lượng, Triglyceride sẽ được giải phóng để đáp ứng nhu cầu này. 

Như vậy, với câu hỏi: Triglyceride trong xét nghiệm máu là gì, có thể hiểu đây chính là chỉ số phản ánh chất béo trung tính có trong máu của người được làm xét nghiệm.

Triglyceride - một dạng của chất béo ở trong máu

Triglyceride - một dạng của chất béo ở trong máu

1.2. Vai trò của xét nghiệm Triglyceride đối với sức khỏe

Chỉ số Triglyceride liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe nên hiểu được chỉ số Triglyceride trong máu là gì sẽ giúp mỗi cá nhân thấy được tầm quan trọng của việc kiểm soát chỉ số này. Việc theo dõi chỉ số này giúp:

1.2.1. Phát hiện vấn đề về tim mạch

Tăng Triglyceride cao cho thấy có nguy cơ với bệnh tim mạch. Khi Triglyceride tăng cao, khả năng tạo thành các mảng bám trong động mạch cũng tăng, từ đó gia tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Điều này có thể gây tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

1.2.2. Kiểm tra rối loạn chuyển hóa và tiểu đường

Chỉ số Triglyceride cao cũng liên quan đến rối loạn chuyển hóa. Tăng Triglyceride thường cảnh báo tiểu đường type 2 do kháng insulin. Vì vậy, xét nghiệm Triglyceride không chỉ giúp đánh giá tình trạng lipid máu mà còn là công cụ hỗ trợ trong chẩn đoán và quản lý bệnh chuyển hóa.

1.2.3. Phát hiện bất thường chuyển hóa lipid

Việc kiểm tra chỉ số Triglyceride còn giúp phát hiện sớm bất thường về chuyển hóa lipid. Khi chỉ số này vượt quá mức an toàn, bác sĩ sẽ có cơ sở để đề xuất các biện pháp can thiệp như thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường hoạt động thể chất hoặc dùng thuốc hạ lipid. 

2. Sự khác biệt của Triglyceride với các lipid khác trong máu và cách đọc kết quả xét nghiệm

2.1. Sự khác biệt giữa Triglyceride với các lipid khác trong máu

Trong xét nghiệm máu, ngoài Triglyceride còn có các chỉ số khác như cholesterol toàn phần, LDL và HDL. Tuy chúng đều thuộc nhóm chất béo, nhưng vai trò và tác động của chúng đối với sức khỏe lại khác nhau. Triglyceride đặc biệt được chú ý vì mức độ cao của chỉ số này thường liên quan mật thiết với rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tăng chỉ số Triglyceride khiến người bệnh có nguy cơ gặp phải bệnh lý tim mạch nguy hiểm

Tăng chỉ số Triglyceride khiến người bệnh có nguy cơ gặp phải bệnh lý tim mạch nguy hiểm

2.2. Cách đọc chỉ số Triglyceride trong kết quả xét nghiệm máu

Bên cạnh vấn đề chỉ số Triglyceride trong xét nghiệm máu là gì, người bệnh cũng rất quan tâm đến ý nghĩa của những con số được đề cập trong xét nghiệm. Để hiểu về chỉ số này, người bệnh có thể tham khảo khung tham chiếu sau:

- Triglyceride < 150mg/dL (< 1.7 mmol/L): Bình thường.

- Triglyceride: 150 - 199 mg/dL (1.8 - 2.2 mmol/L) : Trên mức an toàn.

- Triglyceride: 200 - 499 mg/dL (2.3 - 5.6 mmol/L): Cao.

- Triglyceride ≥ 500 mg/dL (≥ 5.7mmol/L): Rất cao.

Tăng chỉ số Triglyceride không chỉ góp tăng nguy cơ xơ vữa động mạch mà còn tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ, mắc bệnh tim, đau tim,... và viêm tụy.

3. Nguyên nhân gây tăng hoặc giảm Triglyceride 

3.1. Nguyên nhân gây tăng Triglyceride

Các yếu tố góp phần tăng Triglyceride bao gồm:

- Chế độ ăn uống quá nhiều đồ ăn chứa đường, chất béo bão hòa và đồ ăn nhanh.

- Béo phì và thừa cân.

- Lối sống ít vận động khiến năng lượng ít tiêu hao nên chất béo được tích tụ.

- Bệnh lý nền như tiểu đường, bệnh gan, rối loạn tuyến giáp,... làm rối loạn chuyển hóa chất béo.

- Yếu tố di truyền từ tiền sử gia đình có vấn đề về rối loạn chuyển hóa lipid.

3.2. Nguyên nhân gây giảm Triglyceride

Chỉ số Triglyceride trong máu có thể giảm do:

- HC giảm hấp thu.

- Cường giáp.

- Suy dinh dưỡng.

- Trong chế độ ăn có quá ít mỡ hoặc tỉ lệ mỡ thấp. 

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 

- Không có abetalipoproteinemia.

Khách hàng được bác sĩ của MEDLATEC giải thích Triglyceride trong xét nghiệm máu là gì và tư vấn cách chăm sóc sức khỏe

Khách hàng được bác sĩ của MEDLATEC giải thích Triglyceride trong xét nghiệm máu là gì và tư vấn cách chăm sóc sức khỏe

4. Phương duy trì chỉ số Triglyceride trong ngưỡng an toàn

Khi đã hiểu được chỉ số Triglyceride trong xét nghiệm máu là gì, để duy trì chỉ số này ở ngưỡng an toàn, bạn cần:

- Xây dựng thói quen ăn uống khoa học ưu tiên thực phẩm tươi sạch, đa dạng dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn.

- Không tập luyện quá sức mà cần kiên trì và đều đặn trong các hoạt động thể dục để cải thiện khả năng trao đổi chất của cơ thể, giảm mỡ thừa và ổn định chỉ số Triglyceride. 

- Kiểm soát các yếu tố gây căng thẳng và đảm bảo luôn duy trì chất lượng giấc ngủ.

- Kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm lipid định kỳ để theo dõi chỉ số Triglyceride, phát hiện sớm dấu hiệu bất thường để can thiệp kịp thời.

Khi nhận kết quả xét nghiệm, nếu thắc mắc chỉ số Triglyceride là gì và muốn biết chi tiết về tình trạng sức khỏe của mình, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chính xác.

Hy vọng những thông tin từ bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được chỉ số Triglyceride trong xét nghiệm máu là gì và tầm quan trọng của việc duy trì ổn định chỉ số này. 

Để yên tâm về kết quả xét nghiệm Triglyceride, quý khách hàng có thể liên hệ đặt lịch xét nghiệm cùng Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ