Tin tức

Chỉ số Triglyceride bất thường: Cẩn thận với những biến chứng nguy hiểm

Ngày 01/01/2024
Nguyễn Thị Hồng
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Chỉ số Triglyceride phản ánh nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là mỡ trong máu và các bệnh lý tim mạch. Nồng độ Triglyceride trong máu tăng cao có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cần cảnh giác như tăng huyết áp, vỡ mạch máu, đột quỵ,…

1. Chỉ số Triglyceride là gì?

Triglyceride là chất béo trung tính mà cơ thể tiêu thụ hàng ngày có trong mỡ thực vật hoặc động vật. Hợp chất này được chia thành 3 nhóm chất béo đã được este hóa thành Glixerol nên còn được gọi là Triacylglycerol.

Trong cơ thể, Triglyceride được phân tách và chuyển hóa tại ruột non sau đó kết hợp với Cholesterol để tạo thành năng lượng, tập trung tại tế bào mỡ và gan để cung cấp cho các hoạt động và phục vụ quá trình trao đổi chất.

Triglyceride là chất béo trung tính được cơ thể hấp thụ mỗi ngày

Triglyceride là chất béo trung tính được cơ thể hấp thụ mỗi ngày

2. Cách đọc các kết quả chỉ số Triglyceride trong máu 

Triglyceride chiếm 95% lượng chất béo trung tính nạp vào cơ thể mỗi ngày thông qua thức ăn.

Giá trị Triglyceride bình thường

Nồng độ Triglyceride trong máu được chia thành 4 mức là bình thường, ranh giới cao, cao và rất cao. Trong đó, giá trị Triglyceride bình thường sẽ dao động ở mức dưới 150 mg/dL. Đây là mức giới hạn cho thấy cho thấy chỉ số mỡ máu không có vấn đề đáng lo ngại.

Chỉ số Triglyceride cao

Chỉ số Triglyceride cao sẽ chia làm 3 mức:

●       Khá cao: 1,7 - 2,25 mmol/L (hoặc 150 - 199 mg/dL).

●       Cao: 2,26 - 5,64 mmol/L (hoặc 200 - 499 mg/dL).

●       Rất cao: ≥ 5,65 mmol/L (hoặc ≥ 500 mg/dL).

Khi xét nghiệm Triglyceride có giá trị thuộc một trong các trường hợp trên là lúc bạn cần quan tâm sức khỏe nhiều hơn vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý.

Nồng độ Triglyceride tăng cao cảnh báo bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu

Nồng độ Triglyceride tăng cao cảnh báo bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu

3. Chỉ số Triglyceride cao cảnh báo bệnh gì?

Khi chỉ số Triglyceride cao hơn bình thường, bạn có thể bị rối loạn mỡ máu. Lúc này, Triglyceride sẽ bám lên thành mạch gây cản trở quá trình lưu thông máu. Tình trạng này nếu không điều trị sẽ gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm khác như: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim hay thậm chí là đột quỵ dẫn đến tử vong. 

Ngoài ra, những trường hợp bị viêm tụy cấp tính, xét nghiệm Triglyceride cũng cho kết quả lên đến trên 55,5 mmol/L. Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến nồng độ Triglyceride trong máu mà bạn cần lưu ý là:

●       Thực phẩm: Thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ hoặc tiêu thụ rượu, bia, hút thuốc lá thường xuyên có thể làm thay đổi nồng độ Triglyceride trong máu dẫn đến kết quả xét nghiệm sai lệch. Đây là lý do khi xét nghiệm Triglyceride, bạn cần phải nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng để đảm bảo kết quả chính xác. 

●       Thuốc: Một số loại thuốc như corticosteroid, thuốc lợi tiểu, an thần, thuốc tránh thai,… có thể thay đổi chỉ số xét nghiệm. Vì vậy, trước khi thực hiện xét nghiệm Triglyceride, bạn cần thống báo với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào đang dùng.

●       Tuổi: Nồng độ Triglyceride trong máu có thể khác nhau tùy độ tuổi và cơ địa từng người. Do đó, trong phần thông tin cá nhân cần phải ghi rõ ràng và chính xác để đảm bảo việc chẩn đoán không có sai sót.

●       Cơ sở y tế: Mỗi cơ sở y tế sẽ có máy móc, thiết bị, kỹ thuật viên và giá trị tham chiếu khác nhau. Do đó, giá trị Triglyceride bình thường cũng ít nhiều có sự thay đổi. Tuy nhiên, phần sai lệch này không đáng kể nên bạn không cần quá lo lắng. 

●       Yếu tố khác: Chỉ số xét nghiệm Triglyceride có thể thay đổi trong những trường hợp như phụ nữ mang thai thời kỳ đầu, bệnh nhân béo phì, tăng huyết áp, hội chứng thận hư, cường giáp,…

Triglyceride tăng cao nguy cơ gây ra những biến chứng tim mạch

Triglyceride tăng cao nguy cơ gây ra những biến chứng tim mạch

4. Cách kiểm soát chỉ số Triglyceride trong máu

Chỉ số Triglyceride tăng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm sức khỏe. Chính vì vậy, việc duy trì nồng độ chất béo trong cơ thể ở mức bình thường là điều cần thiết. Để đảm bảo giá trị Triglyceride ở mức ổn định, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:

Chế độ dinh dưỡng

Việc duy trì một chế độ ăn khoa học, cân đối mỗi ngày là biện pháp tốt nhất để hạn chế các vấn đề tiêu cực ảnh hưởng sức khỏe bao gồm cả tăng Triglyceride. Cần hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo như thịt mỡ, da động vật, các đồ chiên, rán, nội tạng động vật,… để tránh nguy cơ tăng mỡ máu. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng hạn chế các loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, đồ muối chua, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá,… vì sẽ không tốt cho sức khỏe và tăng hàm lượng Triglyceride trong máu. 

Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và chất khoáng đặc biệt là trong rau, củ, quả trái cây tươi trong thực đơn hàng ngày. Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân,… cũng có chứa chất béo tốt cho sức khỏe.

Xây dựng thói quen sinh hoạt điều độ

Để tránh tăng mỡ máu cũng như các vấn đề sức khỏe khác, bạn cần chú ý:

●       Tập thể dục mỗi ngày, vận động vừa sức trong khoảng thời gian từ 30 phút đến 1 tiếng để đốt cháy lượng mỡ thừa, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

●       Không ăn sau 8 giờ tối hoặc trước khi đi ngủ, không bỏ bữa sáng. 

●       Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không thức quá khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày. 

●       Hạn chế sử dụng các chất kích thích.

Ngoài ra, để theo dõi chỉ số Triglyceride, việc khám sức khỏe định kỳ là điều không thể bỏ qua. Nhằm đảm bảo kết quả kiểm tra chính xác, bạn cần lựa chọn địa chỉ xét nghiệm uy tín.

Hiện nay, các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy mà bạn có thể lựa chọn xét nghiệm, thăm khám, điều trị tiểu đường. MEDLATEC quy tụ đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đáp ứng đủ các dịch vụ y tế tại tất cả chuyên khoa. Đặc biệt, Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP với hệ thống tự động hóa hoàn toàn, đảm bảo độ chính xác và nhanh chóng của các kết quả kiểm tra.

Ngoài xét nghiệm tại cơ sở, bạn cũng có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC. Toàn bộ các khâu từ lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và thực hiện tại Trung tâm Xét nghiệm đều đảm bảo theo quy trình khép kín theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Kiểm tra nồng độ Triglyceride với dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC

Kiểm tra nồng độ Triglyceride với dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC

Để đặt lịch khám hoặc lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 565656 của Hệ thống Y tế MEDLATEC - Trung tâm lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, sẽ có nhân viên tiếp nhận và hướng dẫn chi tiết.           

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ