Tin tức
Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh có ảnh hưởng gì không?
- 26/04/2023 | Chiếu đèn vàng da trong bao lâu là hợp lý?
- 11/02/2022 | Trẻ bị vàng da có nguy hiểm không - Đâu là phương pháp điều trị hiệu quả?
- 15/02/2022 | Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không và cách nhận biết
1. Chiếu đèn vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?
Vàng da là được xem là một căn bệnh phổ biến. Tình trạng thường xảy ra khi cơ thể của bé thừa quá nhiều Bilirubin trong máu. Việc tăng Bilirubin là do sự phá hủy hồng cầu ở trẻ sơ sinh khi thay hồng cầu chứa Hemoglobin F bằng hồng cầu chứa Hemoglobin A. Hiện nay, chiếu đèn là một trong những giải pháp hữu hiệu khi sử dụng nguồn ánh sáng trắng, xanh có thể nhìn thấy được để giải quyết tình trạng bệnh này.
Chiếu đèn vàng da được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ
Tuy nhiên, chiếu đèn vàng da ở trẻ sơ sinh chỉ được áp dụng khi bé chưa có dấu hiệu nhiễm độc thần kinh và sử dụng cho các trường hợp sinh non. Phương pháp này sẽ không đem lại hiệu quả nếu trẻ bị bilirubin trực tiếp và mắc các bệnh porphyrin niệu bẩm sinh.
2. Chiếu đèn vàng da có hại không?
Theo y khoa, chiếu đèn vàng da là một phương pháp hữu hiệu nhất và khá an toàn cho trẻ sơ sinh. Nhưng bên cạnh đó, cách này vẫn có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ. Điển hình như:
2.1 Rối loạn thân nhiệt
Nhiệt độ khi bé ở trong bụng mẹ và khi được chiếu đèn là khác hoàn toàn. Đặc biệt khi các ánh sáng xanh, trắng trực tiếp chiếu lên bề mặt da bé sẽ dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng cao hoặc giảm đi nhanh chóng. Từ đó, trẻ sẽ xuất hiện các biểu hiện rối loạn thân nhiệt bất thường. Đây là tình trạng hay xảy ra khi chiếu đèn nên ba mẹ cần theo dõi thường xuyên thân nhiệt của bé.
2.2 Kích ứng da
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguồn ánh sáng xanh thường có bước sóng từ 400 đến 500 mm, thậm chí lên đến 450-600 mm. Bởi vậy, khi chiếu đèn trong một thời gian dài sẽ khiến da bé bị mẩn đỏ hay con gọi là hội chứng da đồng. Nguồn ánh sáng này còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến mắt bé. Vậy nên khi tiến hành điều trị các bác sĩ thường băng mắt của trẻ sơ sinh lại bằng vải sẫm màu.
2.3 Các tác dụng phụ khác
Khi có ánh sáng xanh chiếu vào cơ thể trong một thời gian dài, bộ phận sinh dục của trẻ cũng chịu những ảnh hưởng nhất định. Đó là tình trạng teo tinh hoàn. Vậy nên, khi tiến hành chiếu đèn bố mẹ cần trang bị cho bé bỉm tã đầy đủ trong suốt quá trình này.
Một số tác dụng phụ khi sử dụng chiếu đèn vàng da
Ngoài ra, chiếu đèn vàng da còn khiến cơ thể bé mất nước, thậm chí, khi đột ngột tiếp xúc với cường độ ánh sáng cao cũng có thể khiến bé bị bỏng. Vì vậy, cha mẹ cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ bổ sung các vitamin cần thiết cho trẻ để bù nước. Đồng thời luôn sát sao theo dõi tình trạng của bé, đảm bảo khoảng cách từ đèn chiếu đến bệnh nhi đạt chuẩn để hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Lưu ý rằng, trước và sau chiếu đèn vàng da các bậc cha mẹ cần phải theo dõi sát sao cân nặng, mức độ vàng da, đường huyết, điện giải,... để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé. Hãy bổ sung cho bé các dưỡng chất cần thiết đặc biệt là nước.
3. Quy trình chiếu đèn chữa vàng da
Quy trình chiếu đèn chữa vàng da diễn ra rất đơn giản và dễ thực hiện. Nhìn chung, quá trình bao gồm bốn bước như sau:
3.1 Thăm khám và đánh giá mức độ vàng da ở trẻ
Các bác sĩ sẽ chuẩn đoán chính xác mức độ vàng da cho bé cũng như tiến hành các công đoạn xét nghiệm. Từ đó, họ sẽ đưa ra kết luận trẻ có phù hợp với phương pháp chiếu đèn vàng da hay không?
3.2 Chuẩn bị trước khi chiếu đèn
Tại bước này, bé sẽ được nằm trong lồng ấp vô khuẩn, êm ấm và cực kỳ thoải mái. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành đeo bảo hộ cho mắt và bộ phận sinh dục của bệnh nhi để hạn chế các tác dụng phụ xảy ra ở các bộ phận này.
3.3 Tiến hành chiếu đèn vàng da
Khi tiến hành bật công tắc và điều chỉnh nhiệt độ, bé sẽ được đặt vào trung tâm nguồn ánh sáng với bước sóng 400 đến 500 mm. Bước này đòi hỏi sự theo dõi sát sao từ bác sĩ và gia đình. Phải đảm bảo rằng, đèn chiếu cách bề mặt da bé 30-50cm. Sau từ 2 đến 4 giờ, cho bé thay đổi tư thế 1 lần để đèn có thể chiếu đèn toàn bộ cơ thể.
Bé được bảo vệ mắt suốt quá trình chiếu đèn vàng da
Nếu trẻ bị tăng thân nhiệt đột ngột, hãy ngưng chiếu đèn từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ để bé ổn định thân nhiệt. Tùy thuộc vào mức độ vàng da của trẻ mà khoảng thời gian chiếu đèn sẽ khác nhau. Thông thường, quá trình này thường kéo dài ít nhất trong một ngày và tối đa là 3 đến 4 ngày.
3.4 Kiểm tra sau khi chiếu đèn vàng da
Trong vòng từ 12 đến 24 giờ bé sẽ được xét nghiệm lượng bilirubin trong máu một lần. Nếu kết quả cho thấy lượng chất này đã giảm kèm theo tình trạng vàng da nhẹ bớt, bé có thể được ngưng sử dụng chiếu đèn vàng da. Ngược lại, nếu tình trạng diễn biến xấu thời gian điều trị sẽ kéo dài thêm, đồng thời tăng hiệu suất làm việc của đèn để đẩy nhanh tiến độ.
Phương pháp chiếu đèn trị vàng da ở trẻ
Xuyên suốt quá trình chiếu đèn, nếu bé xuất hiện những biểu hiện lạ như các triệu chứng thần kinh đi kèm thì sẽ phải xem xét chuyển sang phương pháp điều trị khác. Thậm chí, có thể sẽ phải thay máu cho bé.
Hãy đảm bảo rằng, phương pháp chiếu đèn vàng da phải được thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng của con trẻ để phát hiện được tình trạng bệnh sớm nhất. Khi bé mắc bệnh, hãy đưa bé tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chiếu đèn vàng da kịp thời. Nếu cần hỗ trợ gì thêm, liên hệ với MEDLATEC qua số hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!