Tin tức

Cholesterol là gì và cách giữ chỉ số Cholesterol ổn định

Ngày 01/05/2024
ThomNT
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Cholesterol có nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe, giúp cơ thể hoạt động bình thường và phát triển ổn định. Nếu cơ thể mất cân bằng cholesterol thì chúng ta sẽ đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhất là bệnh tim mạch. Chính vì thế mà bạn cần hiểu rõ cholesterol là gì? Cholesterol có vai trò gì đối với sức khỏe? Thế nào là chỉ số cholesterol bình thường?

1. Cholesterol là gì?

Cholesterol là một loại lipid không hòa tan trong nước, trong máu. Cholesterol có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể như tham gia vào quá trình hoạt động của các  tế bào thần kinh cũng như hoạt động sản xuất hormone, giúp cơ thể hoạt động và phát triển bình thường.

Cholesterol có mặt tại hầu hết các tế bào và bộ phận trên cơ thể

Cholesterol có mặt tại hầu hết các tế bào và bộ phận trên cơ thể

Cholesterol được vận chuyển trong máu đến các bộ phận trong cơ thể, nhưng khi lượng cholesterol trong máu tăng cao, sức khỏe của bạn nói chung và hệ tim mạch nói riêng cũng sẽ bị ảnh hưởng.

2. Có mấy loại cholesterol?

Cholesterol có hai loại là cholesterol xấu LDL và cholesterol tốt HDL. Bên cạnh hai loại chính này còn có loại cholesterol VLDL nhưng mật độ thấp hơn. Những loại cholesterol kể trên được cấu tạo từ các chất béo và protein, vì thế mà chúng còn được gọi là các lipoprotein.

LDL cholesterol

LDL-C cholesterol là một lipoprotein chiếm tỷ trọng thấp nhưng lạ có nhiều vai trò đối với sức khỏe. Tuy nhiên, LDL tăng cao cùng với sự tích tụ các chất khác tạo áp lực lên thành động mạch, tạo nên các mảng bám khiến lòng mạch bị tắc nghẽn. Ngoài ra, vì lòng động mạch bị thu hẹp nên tình trạng xơ vữa động mạch có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, dẫn đến bệnh lý về tim mạch như đau timđột quỵ.

Những người có lối sống không lành mạnh, ít vận động, thường xuyên sử dụng chất kích thích và có nhiều bệnh nền như huyết áp, đái tháo đường rất có nguy cơ bị tăng LDL.

HDL cholesterol

Là loại lipoprotein tỷ trọng cao, có thành phần chủ yếu là protein. Đây là một loại cholesterol tốt có vai trò trong việc đưa cholesterol từ trong máu tới gan để phân hủy, đào thải ra khỏi cơ thể.

VLDL cholesterol

Đây là một loại lipoprotein tỷ trọng thấp. VLDL có thành phần chủ yếu là chất béo trung tính, cholesterol cùng lượng protein thấp.

VLDL góp phần làm tăng tích tụ mảng bám trong động mạch nên được xem là cholesterol xấu.

Cholesterol toàn phần

Cholesterol toàn phần bao gồm LDL cholesterol, HDL cholesterol và Triglyceride. Trong những thành phần kể trên, LDL và HDL là hai thành phần cơ bản nhất, tạo nên từ cholesterol có thể kết hợp với protein.

Những người không giữ được các chỉ số cholesterol ở trong mức cho phép sẽ có xu hướng đối diện với các bệnh tim mạch

Những người không giữ được các chỉ số cholesterol ở trong mức cho phép sẽ có xu hướng đối diện với các bệnh tim mạch

3. Cholesterol được tổng hợp từ đâu?

Có hai nguồn để tổng hợp cholesterol là gan và các thực phẩm nạp vào cơ thể. Gan và các tế bào trong cơ thể có thể tổng hợp từ 70 đến 75% lượng cholesterol và lượng còn lại được tạo ra từ chế độ ăn hằng ngày của bạn.

Các thực phẩm như thịt, bơ, sữa, phô mai là những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật có khả năng làm tăng cholesterol trong máu. Đây là những thực phẩm chữa lượng chất béo bão hòa cao, có nhiều trong thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh và thực phẩm được chế biến không lành mạnh.

4. Chức năng của cholesterol

Cholesterol có mặt tại mọi tế bào, được máu vận chuyển khắp cơ thể. Để hoạt động bình thường, chúng ta cần có cholesterol và sử dụng vào các mục đích như:

       Hỗ trợ cơ thể xây dựng và tái tạo các mô mới, làm lành các tổn thương trong các mô. Việc cholesterol tăng hoặc giảm sẽ làm ảnh hưởng tới tế bào và khả năng chuyển hóa của các bộ phận trên cơ thể.

       Sản sinh ra hormone steroid: hormone giới tính estrogen và progesterone ở nữ giới, testosterone ở nam giới, cortisol điều tiết đường huyết và aldo estrogen giúp giữ muối và nước.

       Có vai trò trong việc tạo axit mật ở trong gan, là một chất quan trọng giúp tiêu hóa thức phẩm bạn nạp vào. Mật được giải phóng vào các ruột, giúp phân hủy mỡ lớn thành các mảng bé hơn để men tiêu hóa hòa trộn và hấp thụ vào máu. Các vitamin A,D,E,K cũng cần có mật để hòa tan, từ đó cơ thể sẽ dễ hấp thu vitamin và các thực phẩm chức năng hơn.

       Giúp sản xuất thêm vitamin, nhất là vitamin D2 và D3. Đây là hai loại vitamin giúp ngăn chặn tia UV, hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi, làm cho xương chắc khỏe, cải thiện sức khỏe hệ tim mạch. Bên cạnh đó vitamin D còn giúp cải thiện hệ miễn dịch để bảo vệ sức khỏe khỏi các tác nhân gây bệnh phổi, bệnh đường hô hấp…

5. Mức cholesterol an toàn

Người trưởng thành nên giữ LDL cholesterol ở mức độ thấp nhất là 100mg/dL (dưới 2.6mmol/L). Nếu bạn là người có tiền sử bệnh tim mạch, nhất là xơ vữa động mạch thì bạn nên giữ mức cholesterol ở 70mg/dL.

Ngược lại, HDL cholesterol nên được giữ ở mức cao. Nữ giới và nam giới có mức HDL cholesterol khác nhau. Ở người trưởng thành, mức HDL cholesterol  tốt nhất là trên 60mg/dL. Đối với nam giới , HDL nên ở mức 40mg/dL (1.0 mmol/L). Đối với nữ giới, HDL nên giữ ở mức 50mg/dL (1.3mmol/L)

Chỉ số triglyceride < 150mg/dL (1,7 mmol/L) được xem là bình thường.

Tùy vào từng độ tuổi mà mức cholesterol cần thiết cho hoạt động sống hằng ngày sẽ khác nhau. Những người dưới 19 tuổi nên có mức cholesterol toàn phần dưới 170 mg/dL.

Những người trên 20 tuổi nên giữ mức cholesterol toàn phần dưới 200mg/dL (dưới 5.1mmol/L).

Giữ mức cholesterol ổn định giúp cơ thể hạn chế mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm

Giữ mức cholesterol ổn định giúp cơ thể hạn chế mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm

6. Cách giữ lượng cholesterol ổn định

Có nhiều cách để cân bằng cholesterol trong cơ thể như là:

       Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường bổ sung thêm chất xơ từ các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt. Sử dụng các loại chất béo từ cá hồi, cá thu, cá cơm hoặc từ các loại hạt như hạt óc chó, hạt hạnh nhân. Hạn chế sử dụng các chất béo bão hòa từ các thực phẩm chế biến sẵn hoặc chất béo từ mỡ động vật.

       Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Nên dành ra 30 phút đến 1 tiếng để vận động, giúp nâng cao HDL cholesterol.

       Không nên lạm dụng rượu bia và bỏ hút thuốc lá.

       Thăm khám và kiểm tra sức khỏe để bác sĩ xác định lượng cholesterol trong máu.

Bài viết đã giải đáp băn khoăn cholesterol là gì và các phương pháp giữ mức cholesterol ổn định trong cơ thể. Việc kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm mỡ máu định kỳ là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với những người lớn tuổi và có bệnh nền.

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để xét nghiệm cholesterol thì có thể lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC. Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189: 2012 và CAP (Hoa Kỳ) của MEDLATEC sẽ mang đến cho khách hàng những kết quả xét nghiệm chính xác và nhanh chóng.

Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và CAP

Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và CAP

Ngoài ra, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi tiện lợi, giúp khách hàng chủ động về thời gian, địa điểm lấy mẫu. Quý khách hãy liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên tư vấn và đặt lịch thăm khám, xét nghiệm tại các chi nhánh của Hệ thống Y tế MEDLATEC hoặc đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi trên toàn quốc.

Từ khoá: cholesterol là gì

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ