Tin tức
Cholesterol thấp là như thế nào? Có nguy hiểm không?
cholesterol thấp
Cholesterol thấp là như thế nào? Có nguy hiểm không?
Khi nói đến Cholesterol nhiều người sẽ nghĩ ngay đến tình trạng mỡ máu, xơ vữa mạch vành, bệnh lý tim mạch,… Tuy nhiên, đây lại là hợp chất rất quan trọng của cơ thể, nếu hàm lượng Cholesterol thấp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan.
1. Cholesterol trong cơ thể có vai trò gì?
Cholesterol là chất béo được gan sản xuất ra để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, thành phần này cũng được bổ sung có thể thông qua thực phẩm sử dụng hàng ngày. Trong cơ thể, Cholesterol đóng vai trò:
● Tham gia hoạt động xây dựng, tái tạo tế bào để chữa lành các mô bị tổn thương.
● Tham gia sản xuất các loại hormone giới tính ở cả nam và nữ, cortisol và aldo estrogen.
● Tạo acid mật để tiêu hóa thức ăn.
● Tham gia sản xuất vitamin, đặc biệt là vitamin D2 và D3 giúp ngăn chặn sự xâm hại của tia UV, tăng cường hấp thụ canxi vào máu và xương, cải thiện sức khỏe tim mạch và hệ cơ xương khớp.
Cholesterol là thành phần tham gia nhiều hoạt động trong cơ thể
2. Cholesterol thấp là bao nhiêu?
Nồng độ Cholesterol trong cơ thể cần phải được duy trì ở mức an toàn vì nếu thấp hay cao đều gây ra vấn đề không tốt cho sức khỏe
Hàm lượng Cholesterol trong máu bình thường khi:
● Cholesterol toàn phần có giá trị =< 5,18 mmol/l.
● HDL - Cholesterol có giá trị >= 1,45 mmol/l.
● LDL- Cholesterol có giá trị <= 3,4 mmol/l.
Giá trị này có thể thay đổi tùy theo chủng tộc, giới tính và tuổi của từng người tuy nhiên, tỷ lệ chênh lệch không đáng kể. Chỉ số Cholesterol trong máu thấp sẽ được xác định khi Lipid toàn phần dưới 6,7 mmol/l hoặc LDL- Cholesterol dưới 2,2 mmol/l.
Nếu Cholesterol trong máu tăng cao thì dễ dẫn đến tình trạng mỡ máu, nguy cơ xơ vữa động mạch và nhiều vấn đề về tim mạch, tăng huyết áp…
Tuy vậy, nếu nồng độ này thấp cũng không tốt, gây ra các vấn đề:
● Rối loạn hoạt động của các tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh và sinh dục.
● Gián đoạn sản xuất hormone sinh dục, hormone điều tiết đường huyết và hormone cần bằng hàm lượng muối - nước.
● Suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ.
● Nguy cơ đột quỵ, nhiễm trùng đường tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp,…
● Có thể mắc chứng trầm cảm, hành vi có xu hướng bạo lực.
● Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.
Hàm lượng Cholesterol cao hay thấp đều không tốt cho sức khỏe
3. Nguyên nhân và biểu hiện
Mỗi người nên chủ động tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng để có biện pháp tự phòng tránh cũng như nhận biết tình trạng sớm.
Nguyên nhân
Cholesterol thấp có thể do di truyền hoặc một số vấn đề khác bao gồm:
● Rối loạn chức năng tuyến giáp, cường giáp.
● Người bị suy thượng thận, bệnh lý về gan, bệnh bạch cầu.
● Suy dinh dưỡng, khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể kém.
● Dinh dưỡng không đủ chất, thiếu sự cân đối, ít chất béo, thiếu mangan.
Triệu chứng
● Tâm trạng thất thường, cảm thấy bi quan hoặc lo lắng, bồn chồn.
● Mất tập trung, hay quên, lú lẫn.
● Dễ bị kích động quá mức.
● Chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ trong thời gian dài.
Tùy theo từng trường hợp mà triệu chứng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nếu thấy cơ thể có những biểu hiện lạ thì tốt nhất bạn nên tìm đến cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị sớm.
Người bị Cholesterol trong máu thấp dễ mắc chứng trầm cảm
4. Cách để làm tăng Cholesterol
Hiện nay chưa có loại thuốc nào cho tác dụng tăng hàm lượng Cholesterol toàn phần. Việc sử dụng thuốc làm tăng HDL-Cholesterol gây nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, để sớm cải thiện chỉ số này, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, luyện tập và thói quen hàng ngày.
● Tăng cường ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, yến mạch, các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá mòi,…), quả bỏ, rượu vang đỏ, hạt chia,…
● Tập thể dục đều đặn với bài tập phù hợp thể trạng, nên duy trì tối thiểu 5 lần/ tuần.
● Hạn chế thức khuya, tâm trạng căng thẳng, không sử dụng các chất gây kích thích, ảo giác, rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích.
● Duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
Nồng độ Cholesterol thấp hay cao đều tiềm ẩn những nguy cơ gây hại sức khỏe. Do đó, bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và hình thành những thói quen sinh hoạt, làm việc lành mạnh, bạn cũng cần phải thường xuyên khám sức khỏe để theo dõi, sớm phát hiện các vấn đề bất thường từ đó lên phương án điều trị kịp thời.
Hiện nay, các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ mà bạn có thể lựa chọn để thăm khám sức khỏe cũng như theo dõi chỉ số Cholesterol. Tại MEDLATEC, bạn không chỉ được các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám mà hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189: 2012 và CAP (Hoa Kỳ), đảm bảo độ an toàn, chính xác của kết quả kiểm tra.
Ngoài ra, MEDLATEC còn là đơn vị tiên phong về dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi. Bạn có thể chủ động theo dõi chỉ số Cholesterol mà không cần tốn thời gian, công sức di chuyển đến cơ sở y tế. Quý khách chỉ cần liên hệ với MEDLATEC để sắp xếp lịch, nhân viên sẽ đến tận nơi lấy mẫu sau đó vận chuyển về Trung tâm Xét nghiệm theo quy trình tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Theo dõi, đánh giá sức khỏe với dịch vụ xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC
Đối với mỗi lần lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, quý khách hàng chỉ tốn thêm phụ phí 10.000 đồng, trong khi chi phí dịch vụ hoàn toàn không thay đổi so với bảng giá niêm yết khi làm xét nghiệm trực tiếp tại bệnh viện, phòng khám. Kết quả xét nghiệm sẽ được gửi về tin nhắn, khách hàng có thể dễ dàng tra cứu, đồng thời được bác sĩ của MEDLATEC gọi điện tư vấn, đọc kết quả và đưa ra lời khuyên phù hợp với thể trạng của từng khách hàng.
Để đặt lịch khám hoặc lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài: 1900 565656 sẽ có nhân viên hướng dẫn chi tiết.
bs Chỉnh đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!