Tin tức

Chóng mặt khi mang thai nguyên nhân do đâu, có nguy hiểm không?

Ngày 16/08/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Chóng mặt khi mang thai là tình trạng mà các mẹ bầu hay gặp phải. Vậy tại sao mẹ bầu lại bị chóng mặt khi thai kỳ diễn ra? Mẹ bầu nên xử lý ra sao khi gặp phải hiện tượng này? Cùng xem ngay các giải đáp trong bài viết dưới đây cùng MEDLATEC nhé!

1. Mẹ bầu chóng mặt khi mang thai là như thế nào?

Chóng mặt khi mang thai là hiện tượng mẹ bầu cảm thấy quay cuồng, loạng choạng, cơ thể lâng lâng khi đứng dậy hoặc cúi xuống. Thông thường, tình trạng này diễn ra nhiều nhất ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Trong một vài trường hợp, mẹ bầu vẫn có thể bị chóng mặt khi bước sang 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.

Chóng mặt khi mang thai là tình trạng diễn ra phổ biến với mẹ bầu

Chóng mặt khi mang thai là tình trạng diễn ra phổ biến với mẹ bầu

2. Các nguyên nhân gây chóng mặt trong thai kỳ của mẹ bầu

Tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ, mẹ bầu có thể bị chóng mặt khi mang thai bởi các nguyên nhân sau:

Sự thay đổi của hormone hoặc hạ huyết áp

Khi thai kỳ bắt đầu diễn ra, nồng độ hormone trong cơ thể mẹ bầu sẽ có sự thay đổi nhanh chóng, điều này giúp tăng quá trình lưu thông máu để thai nhi phát triển. Lưu lượng máu tăng nhanh khiến mẹ bầu dễ bị chóng mặt hơn so với bình thường.

Bên cạnh đó, việc tăng lưu lượng máu tới bào thai, nhau rốn,... khiến mẹ bầu bị hạ huyết áp hoặc huyết áp thấp. Chính điều này khiến mẹ bầu bị buồn nôn, chóng mặt nhiều hơn, đặc biệt là khi thay đổi tư thế.

Thông thường, tình trạng huyết áp thấp của mẹ bầu sẽ được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn vào các tháng sau đó của thai kỳ.

Ốm nghén ở mẹ bầu

Chóng mặt khi mang thai có thể gây ra bởi tình trạng ốm nghén của mẹ bầu và xảy ra phổ biến nhất trong thời gian đầu của thai kỳ. Khi ốm nghén, mẹ bầu thường khó ăn uống hơn, khiến cơ thể mất nước, thiếu dưỡng chất và gây chóng mặt. 

Ốm nghén là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt

Ốm nghén là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt

Theo các chuyên gia, tình trạng này sẽ được cải thiện hơn khi mẹ bầu bước sang thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2.

Mẹ bầu bị thiếu máu

Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu cần lưu lượng máu vận chuyển để nuôi dưỡng thai nhiều hơn so với người bình thường, dễ gây ra tình trạng thiếu máu. Đặc biệt là tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Do đó, nếu không được bổ sung sắt đủ và kịp thời, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với các cơn chóng mặt khi mang thai.

Mang thai ngoài tử cung

Chóng mặt khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ đang mang thai ngoài tử cung. Trong trường hợp này, các triệu chứng kèm theo sẽ có chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội.

Các nguyên nhân khác

  • Mẹ bầu bị đái tháo đường khi mang thai khiến lượng đường huyết trong máu bị suy giảm.

  • Mẹ sinh hoạt trong môi trường quá nóng hoặc quá bị khiến các mạch máu giãn ra và gây ra tình trạng hạ huyết áp.

  • Mẹ thường xuyên nằm ngửa ở cuối thai kỳ khiến các mạch máu có nhiệm vụ chuyển máu về tim bị áp lực, gây cản trở lưu thông. Từ đó khiến hạ huyết áp và gây ra các cơn chóng mặt.

  • Mẹ đột ngột thay đổi tư thế đứng, ngồi hay nằm quá nhanh.

  • Cơ thể mẹ bầu bị mất nước, nhiệt độ tăng cao.

  • Mẹ bầu có tiền sử bị sản giật trước đó.

  • Cơ thể mẹ bầu không thể hấp thụ được sắt gây thiếu sắt cho cả mẹ và bé.

Nằm ngửa nhiều, không đổi tư thế có thể khiến mẹ bầu bị chóng mặt

Nằm ngửa nhiều, không đổi tư thế có thể khiến mẹ bầu bị chóng mặt

3. Cách xử lử tình trạng chóng mặt khi mang thai dành cho mẹ bầu?

Khi bị chóng mặt trong thai kỳ  hay các tình trạng ốm nghén kéo dài, mẹ bầu có thể áp dụng một số lưu ý sau để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của bản thân và thai nhi, gồm có:

  • Hạn chế việc đột ngột đứng lên, ngồi xuống hay việc thay đổi tư thế nằm. Thay vào đó, mẹ nên thực hiện việc thay đổi tư thế một cách nhẹ nhàng và chậm rãi nhất có thể.

  • Nên thay đổi môi trường sống và sinh hoạt với những nơi thoáng mát, không quá bí bách và không ẩm thấp.

  • Mẹ bầu nên mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái, hạn chế mặc đồ quá chật hoặc quá bó sát.

  • Duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, giàu dinh dưỡng giúp mẹ đảm bảo sắt, đường huyết và các dưỡng chất cần thiết khác cho sức khỏe.

  • Với mẹ bầu hay gặp tình trạng hạ đường huyết, nên ăn thành nhiều bữa.

  • Uống đủ và uống nhiều nước mỗi ngày, đặc biệt là vào các ngày có thời tiết oi bức, nắng nóng.

  • Mẹ không nên nằm ngửa khi thai kỳ diễn ra, đặt biệt là kể từ 3 tháng giữa của thai kỳ. Thay vào đó, nên sử dụng một chiếc gối nhỏ để kê và nằm nghiêng sang bên trái.

Mẹ nên nằm nghiêng về bên trái thay vì nằm ngửa

Mẹ nên nằm nghiêng về bên trái thay vì nằm ngửa

4. Chóng mặt khi mang thai có nên thăm khám hay không? 

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, hiện tượng trong mặt là xảy ra rất phổ biến với mẹ bầu và có xu hướng thuyên giảm dần. Tuy nhiên, nếu bước sang các giai đoạn tiếp theo của thai kỳ, mẹ bầu nên đi khám nếu có các hiện tượng sau:

  • Choáng váng, đầu đầu liên tục mà không rõ nguyên nhân.

  • Chóng mặt kèm theo hiện tượng chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội.

  • Chóng mặt kèm theo tình trạng hoa mắt, líu lưỡi, có dấu hiệu mất nhận thức, ngất, thay đổi vị giác,...

Mẹ bầu nên thực hiện thăm khám thai theo định kỳ hoặc khi phát hiện các dấu hiệu bất thường

Mẹ bầu nên thực hiện thăm khám thai theo định kỳ hoặc khi phát hiện các dấu hiệu bất thường

Chóng mặt khi mang thai là hiện trạng mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé, chúng ta cần quan tâm, thăm khám và chăm sóc cho mẹ một cách tốt nhất. Đặc biệt là khi có các dấu hiệu bất thường.

Hiện nay, Chuyên Khoa Sản của bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC đã và đang triển khai nhiều nhóm dịch vụ giúp thăm khám, kiểm tra sức khỏe thai kỳ cho cả mẹ và bé mà bạn có  thể tham khảo. Tại đây, khách hàng có thể lựa chọn đa dạng các gói thăm khám thai định kỳ theo nhu cầu, cũng như điều kiện về tài chính. Đặc biệt, bệnh viện hỗ trợ thăm khám với mọi ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật, và ngày Lễ, Tết nên mẹ bầu có thể yên tâm trong việc linh hoạt lựa chọn thời gian thăm khám sức khỏe!

Đặc biệt, sau các thăm khám - chẩn đoán sức khỏe, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ trực tiếp trả kết quả, tư vấn và đưa ra các gợi ý về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện phù hợp với sức khỏe. Để được tư vấn chi tiết hoặc đặt lịch nhanh chóng hơn, khách hàng vui lòng liên hệ 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

MEDLATEC chúc mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ