Tin tức

Chức năng của tâm thất là gì và các bệnh lý tâm thất dễ gặp

Ngày 13/02/2025
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Tâm thất đảm nhận vai trò quan trọng đối với quá trình vận chuyển máu đến các hệ cơ quan trong cơ thể. Mắc phải bệnh lý tâm thất chính là yếu tố làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề đe dọa đến sự sống. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu được chức năng của tâm thất là gì và các bệnh lý thường gặp ở bộ phận này để thực hiện tốt biện pháp phòng ngừa, bảo vệ lâu dài cho hệ thống tim mạch.

1. Tâm thất là gì? Cấu tạo và chức năng chính

1.1. Tâm thất là gì?

Tim gồm 4 buồng với hai tâm nhĩ và hai tâm thất. Tâm thất thuộc hai buồng dưới của tim, gồm tâm thất phải và tâm thất trái. Mỗi tâm thất đảm nhận những chức năng riêng nhưng đều tham gia vào việc duy trì tuần hoàn máu.

Hình ảnh mô phỏng vị trí của tâm thất

Hình ảnh mô phỏng vị trí của tâm thất

1.2. Cấu trúc và chức năng của tâm thất

Tâm thất bao gồm các lớp cơ tim dày để thực hiện quá trình co bóp, đẩy máu đi xa. Tâm thất trái dày thành hơn tâm thất phải vì phải bơm máu đi khắp cơ thể. Tâm thất phải chỉ bơm máu tới phổi để thực hiện quá trình trao đổi oxy.

Tâm thất gồm 2 bên, vậy chức năng của mỗi bên tâm thất là gì? Tâm thất trái đảm nhận chức năng bơm máu đã được oxy hóa từ phổi vào các động mạch lớn để lưu thông trong cơ thể. Tâm thất phải thực hiện chức năng bơm máu khử oxy đến phổi để trao đổi oxy và thải khí CO2.

Hai bên tâm thất được ngăn với nhau bằng một vách ngăn gọi là vách liên thất. Vách này chính là khung đỡ cho van ba lá trước trên, điều khiển dòng máu đi vào khoang tâm thất và ngăn cho máu không đi vào đường thoát ra.

2. Các bệnh lý thường gặp phải ở tâm thất

Tâm thất thường gặp các bệnh lý như:

2.1. Thông liên thất

Đây là bệnh lý bẩm sinh, xảy ra ở trẻ từ giai đoạn còn trong bào thai với biểu hiện đặc trưng là có lỗ trên vách liên thất làm cho máu từ tâm thất trái rò rỉ và trộn cùng máu nghèo oxy ở tâm thất phải.

Trường hợp lỗ thông có đường kính < 3mm, khả năng cao có thể tự đóng trước giai đoạn trẻ được 6 tuổi. Nếu kích thước lỗ thông lớn hơn, trẻ có thể gặp phải các biến chứng như bất thường nhịp tim, tăng áp động mạch phổi, suy tim, viêm nội tâm mạc,...

Sự tồn tại của lỗ thông trong bệnh thông liên thất

Sự tồn tại của lỗ thông trong bệnh thông liên thất

2.2. Thiểu sản tâm thất

Đây cũng là một dạng dị tật tim bẩm sinh, gây ảnh hưởng đến một số cấu trúc bên trái tim như:

- Hình thành van hai lá với kích thước nhỏ hoặc không có van hai lá.

- Kém phát triển tâm thất trái hoặc kích thước tâm thất trái quá nhỏ. 

- Phần tăng dần của động mạch chủ quá nhỏ hoặc kém phát triển.

Những ngày đầu sau sinh, trẻ mắc phải hội chứng này thường không gặp vấn đề bất thường. Đến khi lỗ bầu dục đóng lại, trẻ sẽ có biểu hiện da xanh hoặc xám xịt, mạch yếu, tim đập nhanh, khó thở,...

2.3. Thất phải hai đường ra

Thất phải hai đường ra khiến cho tâm thất phải là nơi gắn cả động mạch phổi và chủ. Trẻ mắc bệnh lý này cũng thường bị thông liên thất. Đối với trường hợp này, điều bất thường trong hoạt động của tâm thất là gì? Đó là, máu giàu oxy từ phổi đi tới tâm nhĩ trái sau đó xuống tâm thất trái rồi đi qua lỗ thông liên thất để vào tâm thất phải, không đi thẳng vào động mạch chủ. Vì thế máu là hỗn hợp của máu giàu oxy và máu nghèo oxy.

Khi cùng lúc phải bơm máu cho cả hai động mạch, áp lực tâm thất tăng lên. Hỗn hợp máu không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể nên tâm thất phải tăng hoạt động trên mức bình thường. Tình trạng này kéo dài không được can thiệp khiến cho người bệnh bị tổn thương phổi hoàn toàn, suy tim, nhiễm trùng van tim và có thể tử vong.

2.4. Phì đại tâm thất trái

Khi mắc bệnh lý này, thành buồng tim phía dưới bên trái cứng và dày hơn nên huyết áp trong tim tăng. Kết quả là khả năng bơm máu của tim suy giảm, người bệnh bị suy tim, rối loạn nhịp tim. 

Giai đoạn đầu, người mắc bệnh phì đại tâm thất trái thường không có triệu chứng đặc biệt. Đến giai đoạn bệnh tiến triển, người bệnh sẽ bị đau ngực, khó thở, đánh trống ngực, sưng chân, ngất,... 

Hình ảnh giúp hình dung tình trạng phì đại bên trái tâm thất là gì

Hình ảnh giúp hình dung tình trạng phì đại bên trái tâm thất là gì

2.5. Ngoại tâm thu thất

Đối với bệnh lý này, tâm thất sẽ tự phát nhịp gây nên hiện tượng nhịp tim đập quá sớm. Người bệnh sẽ thấy có một nhịp tim bình thường sau đó có một nhịp phụ rồi đến một khoảng dừng nhẹ và kế tiếp là nhịp tim mạnh bất thường.

Ở giai đoạn bệnh chuyển nặng, người bệnh sẽ bị đau ngực, chóng mặt, có cảm giác bị mất một nhịp tim, đánh trống ngực,... Tần suất cơn ngoại thu tâm thất càng dày thì chức năng tim càng suy giảm.

2.6. Rối loạn nhịp thất

Nếu bạn chưa hiểu rối loạn nhịp tâm thất là gì thì có thể hình dung như sau: Trong bệnh lý này nhịp tim đập quá nhanh ở tâm thất nên máu giàu oxy lưu thông đến não và các bộ phận khác bị chặn lại, có thể gây ngừng tim.

Sự gián đoạn nhịp tim tâm thất chính là nguyên nhân khiến tim ngừng đột ngột, sốc tim, nếu không được cấp cứu nhanh, người bệnh sẽ tử vong chỉ sau vài phút.

2.7. Rung tâm thất

Khi tín hiệu điện tim bị rối loạn, các buồng tim sẽ phối hợp không đều làm tăng nhịp tim, gọi là rung tâm thất. Người mắc bệnh lý này thường ngất xỉu đột ngột, đau ngực, có cơn chóng mặt thoáng qua, hụt hơi, buồn nôn, ngưng tim,... 

Cơn rung thất diễn ra rất nhanh, tiềm ẩn nguy cơ tổn thương tim, não,... thậm chí có thể gây tử vong.

2.8. Nghẽn dẫn truyền trong tim

Bệnh lý này xảy ra do hệ thống điện tim có hiện tượng bất thường. Nghẽn dẫn truyền điện trong tim khiến cho tín hiệu điện đi theo đường khác để đến tâm thất và làm một tâm thất co bóp chậm so với tâm thất còn lại.

3. Phòng ngừa bệnh tâm thất bằng cách nào?

Những bệnh lý tâm thất trên đây đều có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sự sống. Vậy giải pháp phòng ngừa bệnh tâm thất là gì? Câu trả lời là:

- Tuân thủ điều trị các bệnh lý tim mạch đang mắc phải.

- Có chế độ dinh dưỡng cân bằng các loại thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin, chất xơ và hạn chế nhóm thực phẩm giàu muối, giàu chất béo.

- Lựa chọn bài tập vừa sức để tập luyện hàng ngày. Đây là biện pháp giúp kiểm soát tăng cân quá mức, giảm huyết áp và tăng cường sức khỏe hệ tim mạch.

- Nói không với thuốc lá vì đây chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý về tim.

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp quý khách hàng biết được các bệnh lý thường gặp ở tâm thất là gì để chủ động phòng ngừa nguy cơ mắc phải. Trường hợp có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh lý về tim, quý khách hàng có thể liên hệ Hotline 1900 56 56 56, đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được kiểm tra, chẩn đoán đúng hiện trạng sức khỏe của mình.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ