Tin tức

Chứng rối loạn lưỡng cực: nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Ngày 19/05/2022
Chứng rối loạn lưỡng cực khiến người bệnh trải qua nhiều trạng thái cảm xúc đối nghịch hưng cảm - trầm cảm khiến người bệnh không thể kiểm soát được. Các triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Vậy chứng rối loạn lưỡng cực là gì, điều trị và phòng ngừa thế nào?

1. Nhận biết triệu chứng rối loạn lưỡng cực

Triệu chứng rối loạn lưỡng cực sẽ thay đổi khác nhau theo từng giai đoạn bệnh, đặc trưng là các giai đoạn xuất hiện xen kẽ đột ngột nên trạng thái cảm xúc và hành vi của người bệnh cũng vậy. Người bệnh có thể đột nhiên phấn khích quá mức hoặc tuyệt vọng quá mức mà không liên quan đến thuốc hay ma túy.

Chứng rối loạn lưỡng cực ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh

Chứng rối loạn lưỡng cực ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh

Cụ thể triệu chứng ở từng giai đoạn bệnh như sau:

1.1. Giai đoạn hưng cảm

Giai đoạn này điển hình với sự phấn khích, hào hứng quá mức, khiến mọi cảm xúc, hành vi, suy nghĩ của người bệnh cũng thay đổi. Tình trạng này có thể nghiêm trọng đến mức khiến người bệnh cười trong cả tình huống cần khóc và có thể làm ra những hành vi bốc đồng, hại cho bản thân và những người xung quanh.

Dưới đây là các dấu hiệu thường gặp trong giai đoạn này:

  • Nhiều năng lượng, tâm trạng phấn khởi, vui vẻ quá mức.

  • Vui vẻ tột độ dù không rõ nguyên nhân, nhiều khi cả trong tình huống buồn.

  • Lạc quan, hoạt bát, luôn đứng ngồi không yên và hoạt động để tiêu hao năng lượng.

  • Suy nghĩ và hành động của người bệnh diễn ra rất nhanh.

Rối loạn lưỡng cực giai đoạn hưng cảm khiến người bệnh khó ngủ, ngủ rất ít

Rối loạn lưỡng cực giai đoạn hưng cảm khiến người bệnh khó ngủ, ngủ rất ít

  • Rối loạn giấc ngủ, người bệnh ngủ rất ít chỉ khoảng 3 h mỗi ngày.

  • Có suy nghĩ, hành vi bốc đồng như: tiêu xài quá mức, tham gia làm ăn lớn, dễ kích động, la hét, có hành vi bạo lực khi không hài lòng.

  • Có nhu cầu về tình dục mãnh liệt, có thể thân mật, tấn công hoặc có lời nói đùa về vấn đề nhạy cảm quá mức với người khác giới.

  • Đột ngột làm việc, học tập với công suất cao và liên tục không biết mệt mỏi.

  • Luôn cho rằng bản thân có thể làm nhiều việc cùng lúc, khó tập trung vào một vấn đề.

1.2. Giai đoạn trầm cảm

Triệu chứng của giai đoạn trầm cảm hoàn toàn đối nghịch với giai đoạn hưng cảm, đặc trưng bởi tâm trạng u buồn nghiêm trọng, không có hứng thú trong mọi việc. Kể cả các trường hợp vui, người bệnh cũng đều buồn bã, u uất, tiêu cực.

Cụ thể các triệu chứng trong giai đoạn này gồm:

  • Luôn cảm thấy tuyệt vọng, buồn bã, u uất, mệt mỏi.

  • Không muốn nói chuyện với ai, chỉ muốn ở một mình, tự cô lập bản thân.

  • Giảm năng lượng, không muốn làm gì.

  • Khó tập trung, hay lơ đãng, giảm hiệu suất học tập và làm việc.

  • Gặp vấn đề với giấc ngủ, có người có xu hướng ngủ nhiều nhưng vẫn uể oải, giấc ngủ sâu và có thể gặp ác mộng thường xuyên.

Giai đoạn trầm cảm, người bệnh cảm thấy lo lắng trống rỗng

Giai đoạn trầm cảm, người bệnh cảm thấy lo lắng trống rỗng

  • Luôn cảm thấy lo lắng, trống rỗng không có lý do.

  • Ăn không ngon hoặc có thể ăn nhiều quá mức khiến trọng lượng cơ thể thay đổi nhanh.

  • Khả năng ghi nhớ kém, khó đưa ra quyết định.

  • Bản thân dễ cáu gắt, bức bối, khó chịu với những người xung quanh.

  • Suy giảm ham muốn tình dục.

  • Có xu hướng tìm đến rượu bia, chất kích thích để giải tỏa cảm xúc.

1.3. Giai đoạn hỗn hợp

Giai đoạn này, người bệnh trải qua trạng thái hưng cảm và trầm cảm xen kẽ nhau, khiến tâm trạng thay đổi đột ngột khó kiểm soát. Thường giai đoạn hỗn hợp xuất hiện sau cùng, người bệnh sẽ trải qua giai đoạn trầm cảm khoảng 2 tuần và hưng cảm khoảng 1 tuần trước đó.

2. Nguyên nhân gây rối loạn lưỡng cực

Thực tế, các nhà khoa học vẫn chưa xác định nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn lưỡng cực song cũng đã tìm được mối quan hệ với nhiều yếu tố trong não bộ và bên ngoài môi trường. Cụ thể bao gồm:

  • Cấu trúc và hoạt động chức năng của não: người bị rối loạn lưỡng cực có cấu trúc não bộ với những điểm khác nhau với những người có tinh thần khỏe mạnh hoặc mắc các dạng rối loạn tâm thần khác.

  • Tiền sử gia đình: Thống kê cho thấy những người trong gia đình bị rối loạn lưỡng cực thì tỉ lệ mắc bệnh cũng cao hơn.

Rối loạn lưỡng cực được cho có liên quan đến yếu tố di truyền

Rối loạn lưỡng cực được cho có liên quan đến yếu tố di truyền

  • Yếu tố di truyền: Yếu tố này có liên quan đến khoảng 10 -20% trường hợp rối loạn lưỡng cực.

  • Tác động từ bên ngoài: người từng bị sang chấn tâm lý, bạo lực, stress kéo dài, lạm dụng chất kích thích hoặc thiếu sự quan tâm từ gia đình.

  • Rối loạn chất dẫn truyền thần kinh: thiếu hụt, mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh như dopamin, serotonin, noradrenalin,…

  • Yếu tố bệnh lý: rối loạn lo âu, trầm cảm, bệnh tiểu đường, bệnh mạn tính,…

3. Chứng rối loạn lưỡng cực nguy hiểm như thế nào?

Cảm xúc và tâm trạng với mỗi người đều có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống nói chung và mọi hoạt động hàng ngày. Cảm xúc và sự thể hiện của mỗi người trong mỗi tình huống là một cách thể hiện tính cách, bản chất của mỗi người. Do đó, khi cảm xúc, tâm trạng đột ngột thay đổi, khi thì hưng phấn quá mức, khi thì buồn bã quá mức khiến cuộc sống của người bệnh đảo lộn hoàn toàn.

Những hệ lụy mà chứng rối loạn lưỡng cực có thể gây ra ảnh hưởng rất lớn gồm:

  • Suy giảm chất lượng cuộc sống, người bệnh không thể nắm bắt được chính mình và từ đó gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe, các mối quan hệ do những cảm xúc quá mức này dẫn đến.

  • Suy giảm chất lượng học tập, công việc, có thể khiến người bệnh mất đi công việc.

  • Làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ do các trạng thái trầm cảm hay hưng cảm khiến người bệnh dễ cáu kỉnh, quá khích, gây ra nhiều hành vi không phù hợp.

  • Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống và ngủ không hợp lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày, huyết áp, tim mạch.

  • Có thể xuất hiện những hành vi bạo lực tự làm hại bản thân hoặc những người xung quanh.

Rối loạn lưỡng cực ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh

Rối loạn lưỡng cực ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh

Đặc biệt, ở cả giai đoạn hưng cảm hay trầm cảm, người bệnh đều có khả năng thực hiện các hành vi tự sát. Nếu không được chữa trị kịp thời, hành vi tự sát có thể được thực hiện thành công và đây là hậu quả đáng buồn không ai mong muốn.

Như vậy, chứng rối loạn lưỡng cực là một trong những chứng bệnh tâm lý phức tạp, khó điều trị và gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và thậm chí là tính mạng của người bệnh. Nếu bạn đang có các triệu chứng bệnh như trên, hãy liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ