Tin tức
Chụp cộng hưởng từ có chẩn đoán được ung thư không? Chi phí ra sao?
- 21/07/2022 | Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng
- 26/04/2023 | Giá trị của chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán đột quỵ não
- 08/05/2023 | Chụp cộng hưởng từ chẩn đoán bệnh lý lao xương khớp
1. Thông tin tổng quan về kỹ thuật chụp cộng hưởng từ
Trong sự phát triển của ngành chẩn đoán hình ảnh hiện nay, chụp cộng hưởng từ (MRI) là một trong những kỹ thuật tân tiến và phổ biến hàng đầu. Bằng việc sử dụng từ trường mạnh và sóng radio, chụp cộng hưởng từ cho phép tạo ra các hình ảnh chi tiết của từng bộ phận trên cơ thể, từ đó ứng dụng hiệu quả vào quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.
Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật chụp cộng hưởng từ
Khi bạn nằm trong máy MRI, cơ thể bạn sẽ được đặt trong một từ trường mạnh. Các nguyên tử hydro trong cơ thể sẽ hấp thụ năng lượng từ sóng radio. Khi tắt sóng radio, các nguyên tử hydro sẽ giải phóng năng lượng và máy MRI sẽ thu nhận năng lượng này để tạo thành hình ảnh.
Chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật được ứng dụng phổ biến trong chẩn đoán và điều trị bệnh
Chụp cộng hưởng từ có những ưu điểm gì?
Là một trong những chỉ định phổ biến, kỹ thuật chụp cộng hưởng từ mang lại nhiều ưu điểm vượt trội, cụ thể như sau:
- Không sử dụng tia X nên an toàn cho người bệnh;
- Cung cấp hình ảnh rõ nét về các mô mềm, đặc biệt là não, tủy sống và các khớp;
- Có thể tạo ra nhiều loại hình ảnh khác nhau để đánh giá chức năng của các cơ quan;
- Là kỹ thuật không xâm lấn nên trong quá trình chụp hoàn toàn không gây đau đớn cho người bệnh.
2. Chụp cộng hưởng từ có chẩn đoán được ung thư không?
Như đã đề cập ở trên, chụp cộng hưởng từ là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại và chính xác nhất hiện nay. Nhờ khả năng tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan và mô mềm trong cơ thể, MRI đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán nhiều loại bệnh lý thuộc các hệ cơ quan khác nhau, trong đó bao gồm cả ung thư.
Riêng đối với quá trình chẩn đoán bệnh lý ung thư, kỹ thuật này mang lại những ưu thế vượt trội như sau:
- Hình ảnh chi tiết: MRI cung cấp hình ảnh rõ nét về các khối u, giúp bác sĩ đánh giá kích thước, vị trí, hình dạng và tính chất xâm lấn của khối u với các cấu trúc xung quanh;
- Phân biệt mô lành tính và ác tính: MRI có thể giúp phân biệt giữa các khối u lành tính và ác tính dựa trên các đặc điểm hình ảnh khác nhau;
- Đánh giá giai đoạn ung thư: MRI giúp xác định giai đoạn của bệnh ung thư, từ đó giúp bác sĩ lên kế hoạch điều trị phù hợp;
Chụp cộng hưởng từ giúp xác định chính xác giai đoạn ung thư
- Theo dõi hiệu quả điều trị: MRI có thể được sử dụng để theo dõi sự thay đổi kích thước của khối u sau khi điều trị, giúp đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.
Vậy câu hỏi đặt ra, kỹ thuật chụp cộng hưởng từ có khả năng chẩn đoán được những bệnh lý ung thư nào? MRI được ứng dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán nhiều loại ung thư, bao gồm:
- Ung thư não: Phát hiện sớm các khối u não, đánh giá sự xâm lấn của khối u vào các cấu trúc xung quanh;
- Ung thư tủy sống: Phát hiện các khối u ở tủy sống, chèn ép tủy sống;
- Ung thư vú: Đánh giá kích thước, vị trí của khối u, sự xâm lấn vào các mô xung quanh và các hạch bạch huyết;
- Ung thư tuyến tiền liệt: Đánh giá kích thước, vị trí của khối u, sự xâm lấn vào các mô xung quanh;
- Ung thư trực tràng: Phát hiện các khối u ở trực tràng, đánh giá sự xâm lấn của khối u;
- Ung thư buồng trứng: Phát hiện các khối u ở buồng trứng, đánh giá tính chất của khối u;
- Và nhiều loại ung thư khác: Ung thư gan, ung thư tụy...
Như vậy, vai trò và ứng dụng của chụp cộng hưởng từ đối với việc chẩn đoán bệnh lý nói chung và ung thư nói riêng là vô cùng quan trọng. Y học phát triển cho phép nghiên cứu, phát triển những tính năng hiện đại, góp phần khẳng định ứng dụng của MRI trong chẩn đoán ung thư.
3. Chi phí chụp cộng hưởng từ có đắt không?
Nhìn chung, chi phí chụp cộng hưởng từ cao hơn so với các kỹ thuật chẩn đoán thông thường khác. Chi phí này có thể dao động khá lớn, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể:
- Vị trí chụp: Chụp MRI các bộ phận khác nhau (như não, cột sống, bụng,...) sẽ có chi phí khác nhau;
- Thời gian chụp: Thời gian chụp dài hay ngắn cũng ảnh hưởng đến chi phí;
- Chất lượng máy MRI: Máy MRI có độ phân giải cao, công nghệ hiện đại sẽ có chi phí chụp cao hơn;
- Cơ sở y tế: Các bệnh viện tư nhân, phòng khám chuyên khoa thường có chi phí cao hơn so với bệnh viện công;
- Có sử dụng thuốc đối quang từ không: Nếu cần tiêm thuốc đối quang từ để tăng chất lượng hình ảnh, chi phí sẽ cao hơn;
- Bảo hiểm y tế: Nếu bạn có bảo hiểm y tế, một phần hoặc toàn bộ chi phí chụp MRI có thể được thanh toán bởi bảo hiểm.
Chi chụp cộng hưởng từ tùy thuộc vào nhiều yếu tố
Khi lựa chọn cơ sở y tế để chụp MRI, bạn nên ưu tiên chất lượng dịch vụ, trình độ của bác sĩ và kỹ thuật viên hơn là yếu tố giá cả. Bên cạnh đó, trước khi quyết định chụp MRI, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về các vấn đề liên quan đến chi phí và lựa chọn cơ sở y tế phù hợp.
Đáp ứng toàn diện các yếu tố năng lực chuyên môn, chất lượng dịch vụ và chi phí hợp lý, dịch vụ chụp cộng hưởng từ tại Hệ thống Y tế MEDLATEC đã và đang được người dân tin tưởng lựa chọn. Mọi thắc mắc cần giải đáp chi tiết về dịch vụ này cùng nhu cầu tư vấn các vấn đề sức khỏe có liên quan người dân vui lòng liên hệ tới MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!