Tin tức
Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng - ưu và nhược điểm
- 20/08/2020 | Những điều cần chú ý khi chụp MRI cột sống thắt lưng
- 23/03/2020 | Chụp X - quang cột sống thắt lưng ở đâu an toàn và hiệu quả?
- 03/09/2020 | Thông tin quý giá dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
1. Vì sao bạn mắc bệnh cột sống thắt lưng?
Cột sống là chuỗi xương nằm dọc theo mặt lưng, gồm nhiều khớp xếp chồng lên nhau trên các đĩa đệm. Cột sống có vai trò quan trọng trong định hình cơ thể, giúp con người di chuyển và thực hiện các hoạt động sống. Do phải chịu lực nén lớn từ tư thế đứng thẳng hoặc làm việc của con người, tham gia nhiều hoạt động nên nhóm bệnh lý cột sống - thắt lưng rất phổ biến.
Cột sống thắt lưng là hệ xương quan trọng của cơ thể người
Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh lý cột sống - thắt lưng là đau lưng, nhức mỏi, không thể thực hiện các hoạt động bình thường khác. Tùy theo vị trí tổn thương mà bệnh sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe khác nhau, cần tìm đúng nguyên nhân gây bệnh mới điều trị hiệu quả được.
Những nguyên nhân gây bệnh cột sống - thắt lưng thường gặp như:
Do căng giãn hoặc co thắt cơ quá mức gây chấn thương: khi người bệnh tập thể dục không đúng cách, gắng sức làm việc, nhất là nâng đỡ vật nặng.
Do dị dạng hoặc tổn thương cấu trúc cấp tính như: vỡ đĩa đệm, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống, thoái hóa cột sống, thay đổi độ cong của cột sống,…
Do sai tư thế kéo dài: Đứng, ngồi sai tư thế hoặc các hoạt động khác gây các bệnh lý, tổn thương cột sống thắt lưng như: ngồi khom lưng, đeo cặp sách quá nặng, vặn xoắn cột sống quá mức khi tập luyện, ngủ trên nệm cứng,…
Ngồi sai tư thế kéo dài có thể gây bệnh lý cột sống
Các bệnh lý liên quan đến hệ xương này thường khó điều trị do không tìm ra chính xác nguyên nhân, do đó kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò rất quan trọng.
2. Vai trò của chụp MRI cột sống thắt lưng
Chụp cộng hưởng từ (MRI) có ưu điểm là: dễ dàng quan sát cấu trúc giải phẫu chi tiết trong cơ thể, phát hiện được những tổn thương sâu trong cơ quan mà các kỹ thuật hình ảnh khác không làm được.
Kỹ thuật này được chỉ định khi cần phát hiện, chẩn đoán chính xác tổn thương, bất thường trong hình thái, cấu trúc các bộ phận bên trong cơ thể. Chụp cộng hưởng từ còn có khả năng tái tạo hình ảnh 3D chi tiết, rõ nét, không sử dụng tia bức xạ ion nên độ an toàn cao, được ứng dụng phổ biến trong nhiều chuyên khoa.
Chụp MRI cột sống thắt lưng giúp phát hiện, chẩn đoán các bệnh như:
- Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,...
- Chảy máu, tụ máu trong ống sống,…
- Dị tật cấu trúc cột sống bẩm sinh, cong vẹo cột sống,...
Chụp cộng hưởng từ là kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến
Như vậy, khi các kết quả thăm khám lâm sàng và xét nghiệm chẩn đoán khác nghi ngờ bệnh lý cột sống thắt lưng, bác sĩ có thể chỉ định chụp cộng hưởng từ như một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chính xác. Các triệu chứng bệnh cột sống thắt lưng khá dễ nhận biết, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống như:
- Đau nhức mỏi lưng kéo dài không rõ nguyên nhân, mức độ tăng dần hoặc không đáp ứng điều trị.
- Tê, ngứa ran ở tứ chi (triệu chứng tổn thương rễ thần kinh cột sống).
- Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
- Xuất hiện ổ viêm, áp xe da vùng lưng.
- Chấn thương vùng lưng - bụng.
3. Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng: ưu và nhược điểm
Ngoài kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI, chụp X-quang và chụp CT cũng thường được áp dụng để chẩn đoán hình ảnh với các bệnh lý thắt lưng, cột sống. Song kỹ thuật MRI được đánh giá là phương pháp hình ảnh vượt trội nhất nhờ những ưu điểm sau.
3.1. Ưu điểm chụp MRI trong chẩn đoán bệnh cột sống thắt lưng
So với phương pháp hình ảnh khác, MRI có ưu điểm là không xâm lấn, an toàn không có tia bức xạ nên có thể thực hiện với nhiều đối tượng.
Ảnh chụp cột sống thắt lưng qua kỹ thuật chụp cộng hưởng từ chi tiết và rõ ràng hơn ảnh chẩn đoán thu được bằng các phương pháp khác, cho phép bác sĩ phát hiện được cả những chấn thương cột sống nhỏ hoặc bị che khuất. Đặc biệt là dây thần kinh và tủy sống nằm sâu trong.
Tổn thương sâu trong cột sống được phát hiện bằng MRI
Nhiều tổn thương cột sống, thắt lưng bị che khuất bởi xương không thể quan sát bằng chụp CT hay X-quang thông thường sẽ cần phải thực hiện chụp cộng hưởng từ. Phương pháp này có thể sử dụng chất tương phản để làm nổi bật hình ảnh cơ quan mong muốn, an toàn hơn so với thuốc cản quang trong X-quang và CT.
Kỹ thuật MRI được đánh giá là chẩn đoán hiệu quả nhất trong các bệnh lý:
- Chấn thương cột sống: chèn ép tủy sống cấp tính, chấn thương dây chằng.
- Nhiễm trùng, áp xe hoặc khối u cột sống. Kỹ thuật MRI nhạy hơn rất nhiều so với chụp CT.
- Đánh giá biến chứng tiềm ẩn sau phẫu thuật vùng cột sống, thắt lưng như: sẹo, chảy máu, nhiễm trùng, đĩa đệm thoát vị tái phát.
Như vậy, chụp cộng hưởng từ rất hiệu quả trong chẩn đoán, đánh giá các tổn thương và bệnh lý cột sống thắt lưng. Tuy nhiên kỹ thuật này vẫn tồn tại một số nhược điểm.
3.2. Nhược điểm chụp cộng hưởng từ
Mức độ an toàn của chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng cao hơn nhiều so với chụp CT và chụp X-quang, tuy nhiên vẫn có nguy cơ dị ứng nhẹ khi dùng chất tương phản. Dù không sử dụng tia bức xạ X nhưng chụp cộng hưởng từ sử dụng hệ từ trường mạnh, có thể gây hỏng hoặc ảnh hưởng hoạt động đến thiết bị cấy ghép y tế trong cơ thể, ảnh hưởng đến chất lượng ảnh chụp.
MEDLATEC có phòng chụp cộng hưởng từ hiện đại
Là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến nhất, chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng đã và đang được ứng dụng nhiều trong khám chữa bệnh lâm sàng. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng trang bị thiết bị chụp cộng hưởng từ hiện đại nhằm chẩn đoán cho bệnh nhân mắc bệnh cột sống - thắt lưng nói riêng và các bệnh lý cần khác nói chung.
Để được tư vấn thêm về chụp cộng hưởng từ, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!