Tin tức

Chụp CT đầu ở trẻ em có ảnh hưởng gì không và quy trình thực hiện

Ngày 28/10/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Văn Thụ
Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, nhạy cảm với tia bức xạ X. Do đó, nhiều phụ huynh thắc mắc, chụp CT đầu ở trẻ em có gây biến chứng không và quy trình chụp ở trẻ như thế nào để đảm bảo an toàn. Các bác sĩ của MEDLATEC sẽ giải đáp qua bài viết sau đây.

1. Chụp CT đầu ở trẻ có ảnh hưởng gì không?

Tia X sử dụng trong kỹ thuật chụp CT được chiếu trực tiếp qua vùng đầu nên nhiều bậc phụ huynh lo lắng nhiễm xạ này sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở trẻ.

 Nhiều phụ huynh lo lắng khi <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/chup-ct-dau-gia-bao-nhieu-va-co-nhung-luu-y-gi-s154-n17049'  title ='Chụp CT đầu'>Chụp CT đầu</a> cho trẻ em

Nhiều phụ huynh lo lắng khi chụp CT đầu cho trẻ em

Tuy nhiên, liều lượng tia bức xạ sử dụng là rất nhỏ và việc chụp một lần gần như không làm tăng nguy cơ ung thư của trẻ. Chỉ nên hạn chế chụp CT liên tiếp nhiều lần.

Trẻ em đang độ tuổi phát triển, hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể nên có nhiều vùng đặc biệt nhạy cảm với tia xạ, trong đó có vùng đầu. Ảnh hưởng của tia xạ có thể tăng nguy cơ ung thư và các bệnh lý khác ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ hiện tại và tương lai. Thực tế các chuyên gia khuyến cáo, trẻ em là đối tượng cần cân nhắc cẩn thận trước khi chụp.

Nếu chụp CT không phải là kỹ thuật chẩn đoán tuyệt đối, có thể thay thế bằng phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác an toàn hơn như MRI,… Nếu bắt buộc phải chụp, hãy thảo luận thêm với bác sĩ điều trị về biến chứng trẻ có thể gặp phải khi chụp CT và có biện pháp phòng ngừa, bảo vệ tốt nhất.

Trẻ em là đối tượng cần cân nhắc kỹ trước khi chụp CT 

Trẻ em là đối tượng cần cân nhắc kỹ trước khi chụp CT

Ngoài ra, trẻ em khi chụp CT đầu có tiêm thuốc cản quang có thể gặp phải các tác dụng phụ như: cơ thể đỏ ửng, đau đầu, buồn nôn, nóng người,… Trong trường hợp nặng có thể bị sốc phản vệ, khi có trẻ cần có sự hỗ trợ của nhân viên y tế, tuy vậy tỉ lệ này là rất thấp nên bạn không cần quá lo lắng và ở bệnh viện luôn có các biện pháp hỗ trợ ngay khi có vấn đề xảy ra.

Một số trường hợp phản ứng xảy ra sau khi tiêm thuốc khá dài, từ 30 phút đến 1 giờ. Cha mẹ cần theo dõi trẻ sát sao sau khi chụp, ở lại bệnh viện để theo dõi và can thiệp kịp thời nếu trẻ có triệu chứng bất thường.

Hầu hết trẻ em không thể nằm yên, nín thở theo hướng dẫn nên bác sĩ có thể đề nghị cha mẹ về việc sử dụng thuốc an thần liều thấp. Thuốc an thần có thể gây ra một số tác dụng phụ không muốn, hãy thảo luận với bác sĩ để có lựa chọn tốt nhất cho trẻ.

2. Quy trình chụp CT đầu an toàn cho trẻ nhỏ

Để quá trình chụp cắt lớp diễn ra nhanh chóng nhất, kết quả tốt hỗ trợ chẩn đoán và điều trị, cha mẹ cùng bác sỹ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

2.1. Bước 1: Chuẩn bị cho trẻ

chụp CT đầu hay bất cứ cơ quan nào khác, cha mẹ cần thông báo cho nhân viên kỹ thuật hoặc bác sỹ về tình trạng sức khỏe của bé, bao gồm:

- Tiền sử dị ứng thuốc cản quang, thức ăn, đồ uống hoặc các loại thuốc khác.

- Tình trạng bệnh lý và thuốc điều trị, đặc biệt là bệnh tiểu đường, thận, tuyến giáp, tim mạch, hen suyễn,…

- Tình trạng tâm lý: lo lắng, sợ hãi, nhất là trẻ mắc chứng sợ không gian hẹp.

Bác sĩ sẽ đề nghị cho trẻ sử dụng thuốc an thần hoặc chích tĩnh mạch tiêm thuốc cản quang trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ nhịn ăn, uống từ 4 - 6 giờ trước khi chụp tùy theo chỉ định bác sĩ.

Trước khi vào chụp, hãy tháo tất cả trang sức và vật dụng trên người trẻ bao gồm: kẹp tóc, trang sức, mắt kính, dây nịt,… Cha mẹ có thể được ở cùng trẻ trong phòng chụp CT nếu được sự đồng ý của bác sĩ để hỗ trợ trẻ chụp nhanh chóng hơn.

2.2. Bước 2: Thực hiện chụp CT đầu

Trong kỹ thuật chụp CT đầu, trẻ được hướng dẫn nằm trên bàn máy chụp CT, có đai băng để giữ yên đầu đúng vị trí và được đưa vào máy chụp CT. Bác sĩ sẽ trực tiếp hướng dẫn và điều hành chụp bằng máy vi tính liên kết với phòng chụp qua ngăn kinh.

Trẻ thường quấy khóc và khó giữ yên khi chụp CT

Trẻ thường quấy khóc và khó giữ yên khi chụp CT

Điều quan trọng là giữ trẻ nằm yên trong thời gian chụp cắt lớp bởi bất cứ chuyển động nhỏ nào cũng làm mờ ảnh chụp CT. Vì trẻ nhỏ thường bị sợ hãi, lo lắng nên khó giữ yên tư thế, ngưng thở theo hướng dẫn hơn người lớn.

Thuốc an thần hoặc thuốc gây mê sử dụng cho trẻ chụp CT đầu thường chỉ là thuốc liều nhẹ, giúp bé ngừng khóc và nằm yên khi chụp, sau khi kết thúc bé sẽ tỉnh ngay. Thường quá trình chụp từ chuẩn bị đến kết thúc chỉ mất từ 30 - 60 phút, thời gian chuẩn bị là dài nhất.

Ảnh chụp CT đầu của trẻ được hiển thị trên màn hình vi tính ngay lập tức, được xử lý và in ra, trong trường hợp cần thiết có thể dựng hình ảnh 3 chiều.

2.3. Bước 3: Sau khi chụp

Trẻ sau khi chụp CT cần chờ lại ở bệnh viện ít nhất 1 giờ để dự đoán phản ứng dị ứng chất cản quang hoặc với thuốc gây mê, thuốc an thần sử dụng. Nếu không có vấn đề gì, cha mẹ có thể đưa trẻ về nhà theo dõi và thoải mái thực hiện các hoạt động bình thường.

Quan trọng là sau khi chụp, cha mẹ cần ở cạnh theo dõi xem trẻ có gặp triệu chứng bất thường của dị ứng hoặc sốc phản vệ không như: khó thở, phát ban nặng, người nóng sốt,… và thông báo bác sĩ can thiệp kịp thời.

 Nên chọn chụp CT đầu cho trẻ ở cơ sở y tế uy tín

Nên chọn chụp CT đầu cho trẻ ở cơ sở y tế uy tín

Để đảm bảo chụp CT đầu đạt độ chính xác, tin cậy cao và an toàn với sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên chọn cơ sở y tế lớn, có uy tín trong hệ thống bệnh viện tại Việt Nam. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang là địa chỉ y tế uy tín hàng đầu trong khám chữa bệnh nói chung và chẩn đoán hình ảnh cho trẻ nói riêng.

Để được tư vấn thêm về kỹ thuật chụp CT đầu với chuyên gia MEDLATEC, khách hàng hãy liên hệ qua hotline 1900565656 hoặc Hệ thống Y tế MEDLATEC trên toàn quốc.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.