Tin tức
Chụp MRI cần lưu ý những gì để đảm bảo kết quả chính xác?
1. Thế nào là chụp MRI?
chụp MRI hay chụp cộng hưởng từ (MRI - Magnetic Resonance Imaging) là một phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng được sử dụng nhiều trong y khoa bởi tính hiệu quả mà nó mang lại. chụp cộng hưởng từ MRI hiển thị hình ảnh chụp được tại các bộ phận lên màn hình để bác sĩ có thể quan sát và đưa ra chẩn đoán tình trạng của bệnh nhân. Sở dĩ có thể thu được những hình ảnh này là do tác động của sóng radio và từ trường đến các mô trong cơ thể dẫn đến hiện tượng phóng thích năng lượng.
Chụp cộng hưởng từ MRI cho kết quả nhanh và chính xác
Chụp cộng hưởng từ MRI đặc biệt an toàn với sức khỏe người bệnh do không sử dụng tia X. Thiết bị được sử dụng để thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI là một loại máy đa năng và nhạy cảm. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, máy MRI có thể giúp bác sĩ quan sát được hình ảnh cắt lớp của các bộ phận từ nhiều góc độ khác nhau thông qua hình ảnh hiển thị trên màn hình.
Hiện nay, đây được coi là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiệu quả và hiện đại bậc nhất. Hầu hết mọi bộ phận trên cơ thể đều có thể được kiểm tra thông qua chụp MRI. Đặc biệt với hình ảnh 3D, vị trí và tình trạng của các thương tổn có thể được xác định một cách chính xác, mang lại giá trị lớn trong các trường hợp cần đến can thiệp phẫu thuật.
2. Khi nào thì được chỉ định chụp MRI?
Bệnh nhân thuộc một trong các trường hợp sau thường sẽ được bác sĩ chỉ định chụp MRI:
- Nghi ngờ mắc các bệnh về não hay liên quan đến mạch máu như: động kinh, viêm màng não, tai biến, u não, dị dạng mạch máu não,...
- Các bệnh tai mũi họng hay về mắt như chấn thương, viêm nhiễm hay u.
- Bệnh liên quan đến cột sốt như viêm, chấn thương, u tủy sống, thoát vị đĩa đệm,...
- Các vấn đề về khớp như đau khớp vai, khớp háng, khớp gối, khớp cổ tay, cổ chân, khuỷu tay, khuỷu chân,...
- Các trường hợp xuất hiện nghi ngờ có các khối u phần mềm hay ung thư.
- Theo dõi và kiểm tra chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng trong cơ thể như thận, gan, lá lách,... hoặc các bệnh liên quan đến tử cung, vú ở phụ nữ.
Thông thường, chụp cộng hưởng từ MRI chỉ kéo dài từ 15 - 30 phút. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí chụp cũng như mức độ nghiêm trọng, phức tạp của bệnh nhân mà thời gian chụp có thể kéo dài lâu hơn.
3. Ưu, nhược điểm của phương pháp chụp MRI
3.1. Ưu điểm
Chụp cộng hưởng từ MRI sở hữu những ưu điểm vượt trội hơn nhiều so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng khác:
- An toàn với sức khỏe người bệnh do không có tác động tia xạ hay sinh học.
- Hình ảnh thu được từ quá trình chụp cộng hưởng từ MRI là hình ảnh đa mặt phẳng, giúp việc chẩn đoán bệnh lý diễn ra dễ dàng và chính xác hơn.
- Chất lượng hình ảnh tốt, sắc nét, hình ảnh có độ phân giải chụp mô mềm cao.
- Ít khi xảy ra tác dụng phụ khi bệnh nhân sử dụng thuốc tương phản.
- Không tạo ra tiếng ồn khó chịu, thời gian chụp nhanh.
- Chụp mạch vẫn có thể được thực hiện mà không cần đến thuốc cản quang.
Chụp cộng hưởng từ MRI cho kết quả hình ảnh sắc nét
3.2. Nhược điểm
- Mức phí chụp cộng hưởng từ MRI còn cao so với thu nhập trung bình của người Việt Nam.
- Không khả thi đối với người bệnh có chứng sợ không gian kín, nơi chật hẹp.
- Không chỉ định với bệnh nhân bên trong cơ thể có thiết bị kim loại như máy tạo nhịp tim hay mô cấy ở tai, mắt.
- Các thiết bị hồi sức không được phép mang theo vào trong phòng chụp.
- Hiệu quả khảo sát tổn thương có calci và vỏ xương không được tốt bằng chụp X-quang và chụp CT.
4. Những lưu ý cần biết khi chụp cộng hưởng từ MRI
Khi được bác sĩ chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI, để đảm bảo an toàn khi chụp cũng như đảm bảo kết quả được chính xác nhất, người bệnh cần lưu ý tuân thủ một số điều sau:
- Tuyệt đối không được mang theo các vật dụng kim loại như đồng hồ, đồ trang sức, chìa khóa, thẻ tín dụng, điện thoại di động,... vào trong phòng chụp.
- Trong quá trình chụp MRI bệnh nhân không nên cử động nhiều mà nên nằm yên.
- Từ trường tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể gây hại đến các thiết bị kim loại cấy ghép trong cơ thể. Do đó, người bệnh trước khi chụp MRI cần thông báo cho chuyên viên kỹ thuật về việc có đang sử dụng thiết bị nào như máy tạo nhịp tim, máy trợ thính, răng giả, vòng tránh thai T Cu 380A,... hay không.
Cần thông báo cho chuyên viên kỹ thuật về việc có đang sử dụng thiết bị kim loại như máy tạo nhịp tim
- Các trường hợp cần sử dụng thuốc tương phản từ thì cần thông báo với nhân viên y tế về các loại thuốc đang sử dụng cũng như tiền sử bệnh thận hay tiền sử dị ứng thuốc trước đó của mình để có phương án phù hợp.
- Thuốc tương phản từ có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau đầu, nổi mẩn ngứa,... Tuy nhiên, những biểu hiện này sẽ nhanh chóng biến mất, do đó người bệnh không nên quá lo lắng.
5. Nên chụp MRI ở đâu uy tín, chất lượng?
Chi phí cho mỗi lần chụp MRI là khá cao. Do đó, để tránh rơi vào tình trạng “tiền mất, tật mang”, người bệnh nên cân nhắc và lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng.
Hiện nay, một trong những địa chỉ y tế được đánh giá cao cả về cơ sở vật chất cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ chính là bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây cũng là một trong số ít những bệnh viện có trang bị máy chụp cộng hưởng từ hiện đại 1.5 Tesla của Mỹ.
Bệnh viện MEDLATEC trang bị máy MRI 1.5 Tesla của Mỹ
Hệ thống trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, MEDLATEC đảm bảo sẽ mang lại cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ khám chữa bệnh hài lòng nhất.
Để được tư vấn thêm về chụp MRI tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý khách có thể liên hệ ngay tới hotline 1900.56.56.56 hoặc trực tiếp đến các chi nhánh của MEDLATEC tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!