Tin tức
Chụp X-quang tại Hà Nội ở đâu và quy trình tiến hành như thế nào?
- 12/08/2020 | Bác sĩ giải đáp tất cả các thắc mắc về chụp CT toàn thân
- 23/03/2020 | Phụ nữ có nên chụp X-quang khi mang thai và những lưu ý đặc biệt
- 12/08/2020 | Những bệnh lý có thể phát hiện khi chụp CT bụng
1. Chụp X-quang có cần thiết không và thường chỉ định ở bộ phận nào?
Sự ra đời của kỹ thuật chụp X-quang là tiến bộ lớn của y học hiện đại, giúp việc khám chữa bệnh lâm sàng đạt hiệu quả hơn. Đặc biệt chẩn đoán hình ảnh bằng chụp X-quang cho phép kiểm tra, tìm kiếm tổn thương bên trong cấu trúc hoặc cơ quan của cơ thể người.
Với những ưu điểm này, chụp X-quang được chỉ định là kỹ thuật chẩn đoán hiệu quả trong rất nhiều bệnh lý hoặc xác định tình trạng sức khỏe cơ quan như:
1.1. Ổ bụng
Nếu không may nuốt phải dị vật kim loại, chụp X-quang giúp xác định chính xác vị trí, kích thước của dị vật.
Ngoài ra, chụp X-quang ổ bụng cũng được chỉ định nhằm tìm nguyên nhân gây triệu chứng đường tiêu hóa như: đau bụng, buồn nôn và nôn, chướng bụng, khó tiêu. Trong một số trường hợp bệnh nhân cần chụp X-quang sử dụng chất cản quang để quan sát cấu trúc đường tiêu hóa tốt hơn.
1.2. Hệ xương
Chụp X-quang có thể quan sát rõ ràng các tổn thương hoặc bệnh lý xương khớp ở mọi vị trí trong cơ thể như:
Loãng xương: Ảnh chụp X-quang xương cho phép xác định mật độ xương và đánh giá nguy cơ loãng xương.
Chụp X-quang thường được chỉ định trong chẩn đoán bệnh xương khớp
Viêm khớp: đánh giá vị trí và mức độ khi chụp X-quang các khớp.
Gãy xương: Vết nứt gãy xương do chấn thương thường được đánh giá qua ảnh chụp X-quang, từ đó lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp.
1.3. Răng
Chụp X-quang răng có một ứng dụng quan trọng trong thẩm mỹ là cho phép quan sát cấu trúc hệ xương - răng, từ đó định hướng phương pháp thẩm mỹ phù hợp như: niềng răng, trồng răng giả,…
Ngoài ra, các trường hợp sâu răng cũng có thể chụp X-quang để kiểm tra tình trạng bệnh cũng như ảnh hưởng đến vùng xương và mô xung quanh.
1.4. Ngực
Chụp X-quang ngực được chỉ định trong chẩn đoán các bệnh viêm phổi, ung thư phổi hoặc lao. Ngoài ra, các kỹ thuật chụp X-quang ngực đặc biệt có thể kiểm tra ung thư vú, tắc mạch máu hoặc dấu hiệu tim phì đại.
Có vai trò quan trọng trong khám chữa bệnh nên nếu được chỉ định chụp X-quang, bạn hãy thực hiện nghiêm túc tại địa chỉ uy tín.
2. Quy trình chụp X-quang tại hà Nội
Quy trình chụp X-quang thực hiện tại MEDLATEC cũng như đa số các cơ sở y tế khác như sau:
Bệnh nhân được thay đồ trước khi chụp X-quang
2.1. Chuẩn bị
Khi được chỉ định thực hiện chụp X-quang khảo sát khu vực hoặc một vài bộ phận trong cơ thể, kỹ thuật viên sẽ hướng cụ thể bạn cần chuẩn bị những gì. Việc chuẩn bị có thể khác nhau khi loại chụp X-quang khác nhau.
Trước khi chụp bạn cần cởi bỏ quần áo ở bộ phận cơ thể cần kiểm tra. Ngoài ra các vật dụng cá nhân bằng kim loại, trang sức, kính mắt,… cũng cần được tháo bỏ để tránh làm nhiễu ảnh chụp hoặc che khuất tổn thương.
Chụp X-quang không chuẩn bị có thể thực hiện ngay sau khi được chỉ định, song nếu cần dùng thuốc cản quang, bạn có thể cần được kiểm tra phản ứng cơ thể với chất này trước khi tiêm lượng lớn. Chất cản quang được đưa vào cơ thể qua đường tiêm hoặc uống, làm ảnh chụp X-quang rõ nét hơn, nổi bật bộ phận cần quan sát.
2.2. Thực hiện chụp
Thực hiện chụp X-quang ở phòng chụp chuyên biệt với thiết bị y tế chuyên dụng. Máy chụp X-quang sẽ tạo mức phóng xạ an toàn chiếu qua cơ thể bạn, ghi lại kết quả là hình ảnh trên tấm phim. Kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh thông số máy chụp X-quang dựa trên chỉ định chụp cũng như các yếu tố an toàn khác.
Đầu tiên kỹ thuật viên sẽ hỗ trợ định vị cơ thể bạn chụp theo tư thế và vị trí theo yêu cầu của bác sĩ. Trong quá trình chụp, bạn phải nín thở để tránh những chuyển động cơ thể, khiến ảnh chụp X-quang bị mờ.
Kỹ thuật viên MEDLATEC hướng dẫn người bệnh chụp X-quang đúng tư thế
Thông thường, mỗi lần chụp X-quang chỉ mất khoảng vài phút, nếu chụp nhiều tư thế và vị trí có thể mất nhiều thời gian hơn. Nếu trẻ cần chụp X-quang, bạn có thể ở chung với trẻ để tránh trẻ di chuyển liên tục không thể chụp rõ nét được.
2.3. Sau khi chụp
Sau khi hoàn tất các thủ tục chụp X-quang, bạn có thể thực hiện các hoạt động như bình thường. Thường bệnh nhân được lưu ý nên ngồi chờ một khoảng thời gian nhất định để kỹ thuật viên kiểm tra ảnh chụp X-quang đã đạt chưa và tránh tác dụng phụ không mong muốn, có thể can thiệp y tế kịp thời.
Đặc biệt khi dùng chất cản quang để chụp X-quang, bạn có thể gặp phải một số cảm giác khó chịu như buồn nôn, nóng rát, ngứa người,… Nếu cảm thấy khó chịu, hãy thông báo với nhân viên y tế để được hỗ trợ. Hầu hết các trường hợp khi uống nhiều nước sẽ giảm dần tác dụng phụ của chất cản quang.
3. Chụp X-quang tại Hà Nội uy tín với MEDLATEC
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín trên cả nước, trong đó có hệ thống xét nghiệm với máy chụp X-quang hiện đại. Máy chụp X-quang tại MEDLATEC được nhập khẩu từ các nước có nền y học tiên tiến, có thể điều chỉnh lượng tia bức xạ X ở mức an toàn với người bệnh.
Với hệ thống phòng chụp X-quang hiện đại, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn hạn chế tia bức xạ tối đa theo quy định của Bộ Y tế, bệnh nhân được hướng dẫn tận tình, quy trình nhanh chóng, hiệu quả. Các kỹ thuật viên được đào tạo chuyên môn bài bản sẽ trực tiếp vận hành máy chụp X-quang theo chỉ định của bác sĩ, cho kết quả có giá trị chẩn đoán cao.
Chụp X-quang với hệ thống thiết bị hiện đại tại MEDLATEC
Tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện có 3 cơ sở khám chữa bệnh bạn có thể lựa chọn bao gồm:
- Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC số 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình.
- Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Xuân, số 03 Khuất Duy Tiến.
- Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ, số 99 Trích Sài.
Để được tư vấn về xếp lịch chụp X-quang tại Hà Nội ở cơ sở MEDLATEC gần nhất, hãy liên hệ qua đường dây nóng của bệnh viện: 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!