Chuyên gia chia sẻ thành công các trường hợp điều trị bệnh viêm gan B | Medlatec

Chuyên gia chia sẻ thành công các trường hợp điều trị bệnh viêm gan B

Ngày 27/03/2019 Ban biên tập

Bị lây bệnh truyền viêm gan virus B từ mẹ, bé gái 9 tuổi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám. Sau hơn 4 năm điều trị, bệnh nhân đã khỏi viêm gan B (HBsAg âm tính) và đạt được lượng kháng thể chống lây nhiễm virus viêm gan B ở mức lý tưởng (HBsAb>1000).


19/06/2019 | Dấu hiệu cảnh báo bạn nên đi xét nghiệm viêm gan C càng sớm càng tốt
24/04/2019 | Xét nghiệm viêm gan A - Phương pháp phát hiện bệnh hữu hiệu
22/04/2019 | Xét nghiệm viêm gan B ở đâu tốt nhất
21/03/2019 | Cập nhật về các dấu ấn sinh học sử dụng để sàng lọc, chẩn đoán và theo dõi nhiễm virus viêm gan B

Hơn 4 năm, bệnh nhân mắc viêm gan B được theo dõi và điều trị thế nào?

N.T.N.Q (9 tuổi, Hà Nội) bị lây virus viêm gan B từ mẹ. Tháng 5/2015, bé có triệu chứng mệt mỏi, tiểu vàng nên đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám.

Ths.BS.Nguyễn Thu Hương, chuyên khoa gan mật Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

ThS.BS Nguyễn Thu Hương - người trực tiếp khám, điều trị thành công cho bé N.T.N.Q.

Tiếp nhận khám đầu vào và theo dõi cả quá trình cho bé là ThS.BS Nguyễn Thu Hương - Chuyên khoa Gan mật, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Trước biểu hiện bất thường đó, bé đã được bác sĩ chỉ định kiểm tra men gan và xét nghiệm định lượng virus. Kết quả xét nghiệm có men gan tăng cao gồm AST: 93.9 U/L (bình thường (BT)<40), ALT: 98.2 U/L (BT<40); Virus đang hoạt động nhiều (HBeAg dương tính, HBeAb âm tính) số lượng virus viêm gan B rất cao (HBV-DNA PCR: 15x10^8 copies/ml. Bé đã được chỉ định điều trị thuốc ức chế virus.

Trong suốt quá trình điều trị, gia đình luôn cho bé tuân thủ uống thuốc đều và lịch tái khám.

Điều tuyệt vời nhất đã đến, tháng 1/2018, kết quả xét nghiệm có HBsAg âm tính, HBsAb 816,9U/L (BT 0-10). Điều đó có nghĩa đã loại bỏ hoàn toàn viêm gan virus B trong máu và đã có lượng kháng thể rất tốt. Và bé không cần điều trị thuốc ức chế virus.

Kết quả tái khám tháng 11/2018: HBsAg âm tính và HBsAb định lượng>1000U/L. Kết quả khẳng định, bé hết hoàn toàn virus viêm gan B trong máu và lượng kháng thể đã đạt mức tối ưu.

Chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm điều trị thành công

Bệnh nhân đã được chữa khỏi viêm gan B tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Mẹ con bé Q rạng ngời hạnh phúc bên người thầy thuốc đã chữa khỏi bệnh cho mình.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao. Ở nước ta, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B khoảng 10-20%. Virus viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan, ung thư gan.

Bác sĩ Hương chia sẻ: Nếu hiện nay viêm gan virus C đã có phác đồ điều trị khỏi với tỷ lệ thành công >95%, thì điều trị viêm gan virus B là một thách thức lớn. Tỷ lệ điều trị đạt HBsAg âm tính (loại bỏ hoàn toàn virus viêm gan B trong máu) chỉ đạt được từ 0,5-3% mỗi năm.

Trường hợp của bé N.T.N.Q là một trong những bệnh nhân may mắn được điều trị khỏi bệnh viêm gan virus B tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Theo kinh nghiệm của bác sĩ, để có thành công điều trị khỏi bệnh viêm gan B (HBsAg âm tính) cần một quá trình cố gắng, kiên trì của người bệnh, cùng sự linh hoạt, theo dõi sát sao của bác sỹ điều trị. Và người bệnh đã điều trị hết HBsAg trong máu, nhưng vẫn cần tái khám định kỳ 6 tháng/lần.

Kiểm tra, theo dõi viêm gan B, cần những xét nghiệm nào?

Biểu hiện của người mắc viêm gan B

Vàng da là biểu hiện của người mắc virus viêm gan B nên đi khám để phát hiện bệnh sớm.

Virus viêm gan B thường phát triển âm thầm, rất ít có triệu chứng. Triệu chứng lâm sàng rầm rộ thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn cấp, giai đoạn bùng phát hoặc giai đoạn muộn. Vì vậy, viêm gan virus B rất dễ bị bỏ qua nếu không khám, xét nghiệm định kỳ.

Bác sĩ Hương khuyến cáo:

- Cần xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan B (xét nghiệm HBsAg) và định lượng kháng thể (HBsAb).

- Những trường hợp có biểu hiện bất thường như mệt mỏi, ăn kém, đầy bụng, khó tiêu, sẩn ngứa, đau tức hạ sườn phải… cần tới các cơ sở y tế khám.

- Những trường hợp nhiễm virus viêm gan B cần được khám định kỳ và tuân thủ hướng dẫn của Bác sỹ chuyên khoa, không tự ý điều trị thuốc nam.

Danh mục xét nghiệm và ý nghĩa xét nghiệm trong quá trình kiểm tra, theo dõi bệnh viêm gan B gồm:

Stt

Danh mục xét nghiệm

Ý nghĩa xét nhiệm

1

HBsAg

Xác định có nhiễm virus viêm gan B không

2

HBsAb

Xác định lượng kháng thể virus viêm gan B, đánh giá hiệu quả tiêm phòng vaccine viêm gan b và khả năng phòng lây nhiễm virus viêm gan B. Lượng kháng thể tối ưu cần đạt được HBsAb>1000

3

Chức năng gan: Tổng phân tích máu, AST, ALT, GGT, ALP, Bilirubin, Albumin, Protein, Tỷ lệ PT

Đánh giá chức năng gan

4

HbeAg; HBeAb

Đánh giá độ hoạt động virus (HbeAg, HBeAb cần được đánh giá cùng với chức năng gan và số lượng virus)

5

HBcAb IgG; HBcAb IgM

Đánh giá tình trạng nhiễm virus viêm gan B cấp tính hay mạn tính

6

AFP, PIVKA II, HCC WAKO

Tầm soát ung thư gan

7

HBV-DNA

Đếm số lượng virus viêm gan b trong máu

8

HBsAg định lượng

Tiên đoán lượng cccDNA virus viêm gan b trong tế bào gan. Kết hợp với xét nghiệm HBV-DNA trong theo dõi điều trị

9

Siêu âm ổ bụng

Đánh giá cấu trúc gan, phát hiện khối bất thường trong gan

10

Fibroscan

Đánh giá độ xơ hóa gan

Đường lây truyền virus viêm gan B

Để không lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con, tất cả phụ nữ trước hoặc trong khi mang thai nên xét nghiệm sàng lọc HBsAg.

Virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con

Ảnh minh họa.Virus viêm gan B lây truyền từ mẹ nhiễm virus viêm gan B sang con trong khi mang thai và trong cuộc chuyển dạ đẻ.

- Lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm virus viêm gan B đặc biệt là quan hệ đồng tính.

- Lây truyền qua truyền máu và các chế phẩm của máu có nhiễm virus viêm gan B.

- Lây truyền qua dùng chung các vật dụng gây tổn thương da chảy máu không đảm bảo vô khuẩn nhiễm virus viêm gan B (như dao cạo râu, kim tiêm,dụng cụ xăm, bàn chải đánh răng…).

- Phòng lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, khuyến cáo:

+ Tất cả phụ nữ trước hoặc trong khi mang thai nên xét nghiệm sàng lọc HBsAg.

+ Nếu thai phụ nhiễm virus viêm gan B cần được theo dõi, quả lý sức khỏe chặt chẽ trong quá trình mang thai, áp dụng các biện pháp phòng lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con.

+ Phòng bệnh lây nhiễm virus viêm gan B trong cộng đồng: thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng. tiêm phòng vaccin viêm gan virus B trong cộng đồng. Đảm bảo an toàn trong truyền máu, không sử dụng chung các vật dung gây tổn thương da chảy máu như dao cạo râu, bàn chải đánh răng… quan hệ tinh dục lành mạnh và an toàn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh chân voi: cách điều trị và phòng tránh

Bệnh chân voi tuy không phải căn bệnh phổ biến nhưng không còn xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người mắc bệnh chỉ có thể phát hiện bệnh lý này khi thấy một bộ phận to lên bất thường. Lúc này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và không thể đạt được hiệu quả tối ưu. Vì thế, cần hiểu rõ về bệnh lý này để phòng tránh cũng như phát hiện sớm để có biện pháp xử lý kịp thời.
Ngày 22/03/2023

Thế nào là bệnh truyền nhiễm? 6 lưu ý giúp bạn phòng tránh

Các bệnh truyền nhiễm thường có khả năng lây lan nhanh nên không chỉ gây ảnh hưởng đến cá nhân mà còn có thể tác động tới một cộng đồng. Việc biết được thế nào là bệnh truyền nhiễm cùng với các triệu chứng thường gặp và một số cách tự phòng ngừa bệnh sẽ góp phần giúp bạn trong việc bảo vệ sức khỏe.
Ngày 17/01/2023

Phòng ngừa bệnh cúm gia cầm lây sang người bằng cách nào?

Bệnh cúm gia cầm lây sang người có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp từ mức nhẹ đến mức nghiêm trọng. Bệnh tiến triển nhanh và có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh cho người, vì thế chủ động phòng cúm gia cầm luôn là vấn đề cần thiết, nhất là khi Việt Nam vừa ghi nhận một ca mắc mới sau 8 năm. 
Ngày 15/11/2022

Các triệu chứng cảnh báo Omicron "tàng hình"

Khi Omicron - một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện, nhiều người đã rất lo lắng về những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Càng lo lắng hơn khi Omicron xuất hiện biến thể phụ là BA.2 hay còn được gọi là Omicron “tàng hình”. Vậy biến thể phụ này gây ra những triệu chứng như thế nào? 
Ngày 14/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp