Tin tức

Tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ có cao không?

Ngày 24/07/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ dao động trong khoảng 1 - 10% trên số người mắc bệnh, đặc biệt cao ở đối tượng trẻ em. Trang bị những kiến thức về cách phòng tránh giúp hạn chế tỷ lệ tử vong do bệnh lý này gây ra.

1. Tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ

Đậu mùa khỉ (tên Tiếng anh là Monkeypox) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus đậu mùa khỉ gây ra. Năm 1970, trường hợp mắc đậu mùa khỉ đầu tiên trên thế giới được ghi nhận ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Từ đó đến nay, căn bệnh này lan rộng và gây ra các đợt dịch tại các quốc gia châu Phi. Con đường lây truyền của bệnh có thể từ động vật sang người hoặc từ người sang người. 


Bệnh đậu mùa khỉ do virus đậu mùa khỉ gây ra 

Tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ là vấn đề được nhiều người quan tâm với các thắc mắc chủ yếu như sau: 

Bệnh đậu mùa khỉ có gây tử vong không? 

Trong nhiều trường hợp, các biểu hiện của bệnh đậu mùa khỉ thường tự mất đi trong vài tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản phổi, nhiễm trùng huyết, viêm mô não, viêm não, nhiễm trùng giác mạc, nhiễm trùng thứ cấp… và nguy cơ tử vong cho một số đối tượng khi mắc bệnh. 

Thông tin về tỷ lệ tử vong của bệnh đậu? 

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ  dao động trong khoảng 1 - 10%  trên số người mắc bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ này chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của từng khu vực, khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh… 

Trẻ em mắc đậu mùa khỉ có tỷ lệ tử vong cao hơn người lớn đúng không? 

Câu trả lời là đúng. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là những đối tượng có tỷ lệ tử vong cao khi mắc bệnh đậu mùa khỉ. Bên cạnh đó, đối tượng người có sức đề kháng yếu hoặc hệ miễn dịch bị suy giảm có thể đối diện với nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng hơn và tử vong do bệnh.


Trẻ em là đối tượng có tỷ lệ tử vong cao do bệnh đậu mùa khỉ  

2. Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh đậu mùa khỉ

Như đã thông tin ở trên, đậu mùa khi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm cao ở những đối tượng sau đây: 

  • Người sinh sống cùng hoặc tiếp xúc gần (quan hệ tình dục) với người bị mắc bệnh;
  • Người tiếp xúc thường xuyên với động vật mang virus;
  • Nhân viên y tế thực hiện việc chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ mà không đủ trang bị y tế cần thiết;
  • Nhóm đối tượng là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già và người bị suy giảm miễn dịch. 

Khi mắc bệnh đậu mùa khỉ, các dấu hiệu người bệnh có thể gặp phải được chia thành 4 giai đoạn, bao gồm: 

  • Giai đoạn ủ bệnh: kéo dài từ 6 -13 ngày, người nhiễm bệnh không biểu hiện các dấu hiệu rõ ràng và không có khả năng lây nhiễm;
  • Giai đoạn khởi phát: ở giai đoạn này người bệnh xuất hiện triệu chứng sốt, nổi hạch ngoại vi toàn thân, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau họng, đau cơ. Đồng thời, virus bắt đầu có khả năng lây nhiễm từ giai đoạn này;
  • Giai đoạn toàn phát: triệu chứng đặc trưng ở giai đoạn này là sự xuất hiện của các ban trên da ở nhiều bộ phận trên cơ thể như mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, mắt, cơ quan sinh dục… Các nốt ban dần chuyển thành mụn nước hoặc mụn mủ trên da;
  • Giai đoạn hồi phục: các triệu chứng lâm sàng không còn xuất hiện, trên da để lại sẹo do mụn nước và mụn mủ xuất hiện ở giai đoạn toàn phát. 


Nổi hạch bạch huyết là một trong những dấu hiệu điển hình của người mắc bệnh đậu mùa khỉ 

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể thay đổi tùy từng đối tượng. Người tiếp xúc với nguồn virus và có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời. 

3. Biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ hiệu quả 

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả và hạn chế tối đa tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ gây ra, người dân cần áp dụng những biện pháp sau đây: 

  • Hạn chế tiếp xúc gần với người mắc bệnh hoặc có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, động vật nghi ngờ mang virus;
  • Xây dựng thói quen sống vệ sinh, sạch sẽ như: rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, ăn chín uống sôi, vệ sinh nơi ở và khu vực mình sinh sống;
  • Đối với nhân viên y tế, cần đeo găng tay, khẩu trang và đảm bảo các yếu tố vệ sinh khi tiếp xúc và thực hiện chăm sóc người bệnh;
  • Cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh ở khu vực mình sinh sống để có biện pháp phòng tránh hiệu quả. 


Nắm vững các nguyên tắc trong phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ để bảo vệ bản thân và những người xung quanh 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, nếu người dân xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, hãy liên hệ với các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phương án xử trí kịp thời. Do đó, người dân hãy lựa chọn đơn vị uy tín để thăm khám và kiểm tra sức khoẻ. 

Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, Hệ thống Y tế MEDLATEC được đánh giá cao bởi chất lượng xét nghiệm chính xác, tin cậy. Cụ thể, MEDLATEC sở hữu Trung tâm Xét nghiệm công nghệ cao song hành hai tiêu chuẩn quốc tế là ISO 15189:2012 và CAP cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại hàng đầu. Cùng với đó là mạng lưới cơ sở y tế có mặt trên toàn quốc và vươn tầm quốc tế giúp cho khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ của MEDLATEC khi đến trực tiếp cơ sở hoặc thông qua dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi. 

Mọi thông tin thắc mắc, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay với MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp và tư vấn. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.