Tin tức
Chuyên gia giải đáp: Đau thần kinh tọa là gì?
- 31/12/2020 | Có nên châm cứu đau thần kinh tọa hay không?
- 28/08/2020 | Bệnh đau thần kinh tọa ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
- 31/12/2020 | Mách bạn những cách chữa đau thần kinh tọa đơn giản nhất
- 31/12/2020 | Những cách đơn giản giúp phòng ngừa đau thần kinh tọa hiệu quả
- 31/12/2020 | Điểm danh những cách trị đau thần kinh tọa đơn giản và hiệu quả
1. Đau thần kinh tọa là gì và nguyên nhân gây bệnh ra sao?
Khi bị đau thần kinh tọa, người bệnh có thể đau một bên dây thần kinh tọa, cụ thể là đau theo đường đi của dây thần kinh tọa. Những cơn đau có thể cảm nhận rõ từ phần thắt lưng đến đùi, sau đó lan xuống cẳng chân, mắt cá chân và rồi đến các đầu ngón chân.
Đau thần kinh tọa có thể gặp ở nhiều đối tượng
Ở những vị trí tổn thương và mức độ tổn thương khác nhau thì những cơn đau của mỗi người bệnh cũng khác nhau, có người đau âm ỉ, nhưng cũng có những người đau dữ dội. Nhưng nhìn chung, căn bệnh này gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng khá nghiêm trọng. Cụ thể, một số trường hợp dẫn tới di chứng suy yếu cả 2 chi dưới và dẫn đến liệt, rất khó có thể hồi phục trở lại.
Những cơn đau có thể lan từ lưng xuống đến đùi và các ngón chân
Bệnh đau dây thần kinh tọa có thể xảy ra ở nam và nữ. Rất nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng những nguyên nhân dưới đây được cho là phổ biến nhất:
Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm gây ra tình trạng chèn ép dây thần kinh tọa và xuất hiện những cơn đau nhức, khó chịu.
Một nguyên nhân nữa là tình trạng viêm đốt sống đĩa đệm gây chèn ép các rễ thần kinh và khiến cho người bệnh bị đau nhức.
Bên cạnh những nguyên nhân đau thần kinh tọa kể trên thì một số trường hợp người béo phì cũng dễ xảy ra tình trạng đau dây thần kinh tọa do trọng lượng cơ thể tạo áp lực lớn và làm tổn thương cột sống. Hoặc tình trạng chấn thương, xuất hiện các khối u vùng cột sống thắt lưng cũng gây ra bệnh. Trong đó:
U nguyên phát: U màng tủy, u đốt sống, u thần kinh.
U di căn: Di căn từ các ung thư biểu mô (tuyến tiền liệt, vú, phổi, thận, đường tiêu hoá), bệnh đa u tủy xương, u lympho (Hodgkin và không Hodgkin).
Viêm cột sống hoặc nhiễm trùng cột sống
Các nguyên nhân khác như: Áp-xe ngoài màng cứng, hẹp ống sống thắt lưng, Phì đại diện khớp, Viêm màng nhện dây dính vùng thắt lưng - cùng, Bệnh Paget.
2. Triệu chứng đau thần kinh tọa là gì?
Như đã nói khái quát ở phía trên, triệu chứng đau dây thần kinh tọa rất phong phú và khác biệt, không ai giống ai. Người đau nhẹ, người đau dữ dội. Triệu chứng sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ tổn thương của dây thần kinh.
Có thể tập luyện để điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát
Một số bệnh nhân đau dây thần kinh tọa cho biết họ thường xuyên có cảm giác đau nhói, tê bì hoặc bị châm chích. Nhưng nói chung, những cơn đau sẽ bắt đầu từ thắt lưng lan xuống bàn chân.
Một số khác còn thấy tình trạng ngứa ran hoặc tê hoặc cảm giác yếu cơ chân.
Ở mức độ nặng, người bệnh rất khó di chuyển hoặc hầu như không thể di chuyển.
Lời khuyên dành cho bạn:
Đối với các trường hợp nhẹ, sau một thời gian những cơn đau có thể tự hết. Nhưng nếu bạn vẫn thấy đau và thậm chí những cơn đau còn nghiêm trọng hơn thì hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Một số trường hợp khác cũng cần đến gặp bác sĩ đó là: những cơn đau đột ngột và dữ dội ở lưng, chân, đau sau chấn thương hoặc sau nhiễm khuẩn khác(như viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn tiêu hóa,..) loạn đường ruột hoặc bàng quang,…
3. Các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa
Để điều trị hiệu quả căn bệnh này, các bác sĩ cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh và từ đó lên phác đồ điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm: Sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, điều trị hỗ trợ hoặc phẫu thuật,…
3.1. Sử dụng thuốc
Khi những cơn đau quá nghiêm trọng, các bác sĩ có thể tính đến phương án dùng thuốc giảm đau cho bệnh nhân. Trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh dạ dày thì có thể kê thêm một số loại thuốc hỗ trợ để tránh những tác dụng không mong muốn của thuốc giảm đau.
Một số loại thuốc cũng được sử dụng để điều trị bệnh
Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng được sử dụng để điều trị bệnh bao gồm: thuốc giãn cơ, vitamin nhóm B hoặc một số trường hợp có thể tiêm corticosteroid bên ngoài màng cứng.
3.2. Vật lý trị liệu
Phương pháp này phù hợp với những trường hợp nhẹ hoặc bệnh đang dần hồi phục. Bệnh nhân sẽ được mát-xa và hướng dẫn tập các bài thể dục giúp kéo giãn và tăng độ dẻo dai cho cột sống.
3.3. Phương pháp phẫu thuật
Khi những biện pháp trên không đạt hiệu quả và mức đau của người bệnh ngày càng nghiêm trọng thì phương án phẫu thuật sẽ được tính đến. Tùy thuộc vào mỗi trường hợp cũng như nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn phương pháp phẫu thuật khác nhau.
3.4. Phương pháp điều trị hỗ trợ
Ở một số trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể điều trị bằng các phương pháp điều trị hỗ trợ như sau
Mát-xa trị liệu: Giúp giảm đau hiệu quả
Một số bài thể dục trị liệu làm kéo giãn cột sống chẳng hạn như tập xà đơn, bơi lội, hoặc các bài tập cơ lưng,… Đây là những bài tập hiệu quả giúp tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai của cột sống. Từ đó giảm đau thần kinh tọa.
Một số người bệnh cũng áp dụng phương pháp đeo đai lưng hỗ trợ với mục đích hạn chế sự quá tải trên đĩa đệm cột sống.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc đau thần kinh tọa là gì và các phương pháp điều trị bệnh. Hãy đến gặp bác sĩ nếu những cơn đau dữ dội và không thuyên giảm để tránh di chứng nghiêm trọng.
Bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56, các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hỗ trợ chi tiết cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!