Tin tức
Chuyên gia giải đáp: Xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ nguy hiểm như thế nào?
- 03/08/2021 | Vôi hóa tinh hoàn có nguy hiểm không và cách điều trị
- 19/06/2021 | Viêm tinh hoàn do quai bị: cách điều trị và phòng ngừa
- 02/06/2021 | Chuyên gia tư vấn: Tinh hoàn nhỏ có ảnh hưởng gì không?
- 28/04/2021 | 5 dấu hiệu sớm của ung thư tinh hoàn dễ nhận biết nhất
- 11/04/2021 | Những điều cần biết về tình trạng tinh hoàn không đều
1. Xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ là gì? Có mấy loại xoắn tinh hoàn?
Các chuyên gia nam khoa cho biết, tình trạng xoắn tinh hoàn thường xảy ra khi tinh hoàn có sự di động quá mức xung quanh trục của nó, dẫn đến xoắn cả thừng tinh. Điều này dẫn đến hệ thống mạch máu tại đây (bao gồm cả động mạch và tĩnh mạch) bị tắc nghẽn. Tình trạng này sẽ dần dẫn đến thiếu máu, hoại tử cấp tính tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn thường xảy ra khi tinh hoàn có sự di động quá mức xung quanh thừng tinh
Xoắn tinh hoàn có thể chia làm 3 loại như sau:
-
Xoắn cả bó mạch thừng tinh: Đây là trường hợp thường gặp nhất và có thể gây hoại tử tinh hoàn, mào tinh hoàn.
-
Xoắn tinh hoàn đơn thuần: Loại xoắn này thường ít gặp hơn. Tình trạng xoắn xảy ra khi phần cố định mào tinh và tinh hoàn có sự bất thường, có mạc treo giữa hai phần này và tinh hoàn bị xoắn quanh phần mạc treo.
-
Xoắn phần phụ của mào tinh - tinh hoàn: Những bệnh nhân mắc phải xoắn tinh hoàn loại này thường xuất hiện những triệu chứng không nghiêm trọng như 2 loại trên.
Xoắn tinh hoàn thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 10 đến 15 tuổi hoặc cũng có thể gặp ở những trẻ sơ sinh.
2. Những triệu chứng xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ
Khi bị xoắn tinh hoàn, trẻ có thể xuất hiện những biểu hiện như sau:
2.1. Biểu hiện xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh - đối tượng nhỏ tuổi nhất vẫn có thể mắc phải tình trạng xoắn tinh hoàn. Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể:
Khi sinh ra, tinh hoàn của trẻ đã có kích thước to, khi sờ vào tinh hoàn có biểu hiện rắn và không khiến trẻ bị đau, phần da bìu có màu đỏ, sẫm hoặc cũng có thể nhợt màu, phần bìu cũng có thể bị mất nếp nhăn. Một số trường hợp một bên bìu bị rỗng, nguyên nhân là do phần tinh hoàn bị xoắn đã có thể tiêu đi từ trước.
Khi bị xoắn tinh hoàn trẻ có triệu chứng quấy khóc nhiều, bỏ bú
Những trẻ sơ sinh đã được vài tháng tuổi và có thể bú mẹ, bé chưa nói được, vì thế khi bị xoắn tinh hoàn bé chỉ có triệu chứng quấy khóc nhiều, bỏ bú, có thể bị phù nề hoặc đỏ ở phần da bìu. Bên cạnh đó, bé có thể bị sốt sau khi tinh hoàn bị xoắn. Cha mẹ nên quan sát con và nếu thấy con có những dấu hiệu bất thường thì cần đưa con đi khám càng sớm càng tốt.
2.2. Những biểu hiện xoắn tinh hoàn ở những trẻ lớn hơn
Đối với những trẻ lớn hơn, triệu chứng xoắn tinh hoàn có thể là:
-
Tình trạng đau ở phần bìu có thể kèm theo đau bụng dưới: Trẻ bị đau dữ dội và đau đột ngột ở vùng bìu, có trường hợp chỉ đau 1 bên nhưng cũng có trường hợp đau cả 2 bên.
Trẻ bị đau phần bìu và bụng dưới
-
Trẻ có hiện tượng nôn và buồn nôn.
-
Với những trường hợp tinh hoàn ẩn, bé có thể bị đau, sưng vùng bẹn không có tinh hoàn, kèm theo đó có thể là tình trạng đau dữ dội vùng bụng dưới.
-
Trẻ có thể sốt, nhưng cũng có trường hợp không sốt.
-
Trẻ chưa từng bị chấn thương bìu và cũng không có tiền sử bị tiểu khó hay tiểu rắt.
-
Phần bìu quá sưng và quá đau khiến bé không cho mẹ sờ vào vùng bìu.
3. Xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ có nguy hiểm như thế nào?
Bệnh xoắn tinh hoàn là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm và người bệnh cần được can thiệp phẫu thuật trước 6 tiếng kể từ khi cơn đau xuất hiện. Càng phát hiện muộn thì càng có nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như tình trạng hoại tử tinh hoàn dẫn đến không thể bảo tồn tinh hoàn và buộc phải cắt bỏ.
Đối với người lớn, bệnh nguy hiểm do sự chủ quan về bệnh, e ngại khi đi thăm khám và lựa chọn những cơ sở y tế không đủ uy tín, dẫn đến những hậu quả không lường.
Phẫu thuật tháo xoắn sớm giúp bảo tồn tinh hoàn
Đối với trẻ nhỏ, sự nguy hiểm càng tăng lên vì các em chưa có kiến thức về sức khỏe, chưa đủ hiểu biết để xử lý những bất thường trên cơ thể. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, khi các em chưa thể nói ra những vấn đề trên cơ thể mình. Vì thế, bố mẹ cần phải quan tâm nhiều hơn đến con, đối với trẻ sơ sinh phải quan sát con nhiều hơn để sớm phát hiện những triệu chứng khác thường của trẻ. Đối với những trẻ lớn, cha mẹ cần lắng nghe con, thường xuyên hướng dẫn con cách chăm sóc cơ thể, vệ sinh vùng kín và báo ngay cho bố mẹ biết khi có bất thường xảy ra.
Tình trạng xoắn tinh hoàn của trẻ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như sau:
-
Tình trạng máu bị tắc nghẽn không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hoại tử hoặc teo đi.
-
Nếu cả hai bên tinh hoàn bị xoắn mà không được can thiệp sớm, trẻ có thể phải đối mặt với nguy cơ vô sinh khi trưởng thành.
-
Nhiều trường hợp xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ không được xử trí kịp thời đã dẫn đến tình trạng hoại tử tinh hoàn và buộc phải phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn.
-
Nếu phải cắt bỏ một bên tinh hoàn, khả năng sinh sản khi trưởng thành của trẻ sẽ bị giảm đi. Bên cạnh đó, việc cắt bỏ một bên tinh hoàn cũng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý sau này của trẻ.
Chính vì thế, khi phát hiện có biểu hiện sưng đau vùng bìu, cha mẹ cần đưa con đi khám. Nếu là trẻ sơ sinh, nếu thấy phần bìu của trẻ đôi khi bị trống, chỉ có một bên thì cần thì cha mẹ cần cho trẻ đi khám ngay tại các tại các bệnh viện lớn, có chuyên khoa Ngoại Nhi. Phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời chính là những yếu tố vô cùng quan trọng giúp trẻ được điều trị xoắn tinh hoàn hiệu quả và có thể bảo tồn được tinh hoàn.
Phương pháp hiệu quả nhất để điều trị bệnh là phẫu thuật tháo xoắn. Nếu các bậc phụ huynh còn những thắc mắc liên quan đến bệnh xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ hoặc những vấn đề sức khỏe khác, có thể gọi đến đường dây nóng 1900 56 56 56 để được chuyên gia tư vấn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!