Tin tức
Chuyên gia trả lời: Bị nóng gan nên làm gì để mau khỏi?
- 22/08/2021 | Giải đáp thắc mắc: Ung thư gan có di truyền không?
- 18/08/2021 | Góc tư vấn: các cách để cải thiện sức khỏe của gan hiệu quả
- 18/08/2021 | Khi nào thì bị viêm gan C? Mắc viêm gan C sống được bao lâu?
1. Biểu hiện thường gặp khi bị nóng gan
Khi một người bị nóng gan sẽ gặp những triệu chứng sau đây:
-
Ngứa ngáy ngoài da, phát ban, nổi mề đay, nổi mụn nhọt: do chức năng gan suy giảm, gan nóng và độc tố không được đào thải tích tụ dưới da.
-
Vàng mắt, vàng da: bilirubin ứ đọng trong máu do tổn thương tế bào gan khiến da và mắt đổi sang màu vàng.
-
Phân có màu sắc bất thường: khi gan bị nóng, màu sắc ở phân có thể nhạt đi, có màu hắc ín hoặc màu máu.
-
Nước tiểu chuyển màu vàng sậm: các độc tố không được chuyển hoá hết ở gan (lúc này đã bị suy giảm chức năng) khiến các chất độc kéo xuống thận và nước tiểu sẽ có màu đậm hơn bình thường.
-
Các dấu hiệu khác: chán ăn, buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi kéo dài.
Nóng gan khiến hơi thở có mùi hôi
Nếu những tổn thương gây nóng gan không được điều trị sớm, theo thời gian chúng sẽ dẫn tới xơ gan, nguy cơ diễn tiến thành suy gan đe dọa tới tính mạng người bệnh.
2. Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng nóng gan?
2.1. Do viêm gan
Có các loại viêm gan sau:
-
Viêm gan A: con đường lây truyền là thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước hoặc thực phẩm bẩn. Các biểu hiện có thể biến mất không cần điều trị nhưng phải mất tới vài tuần để bệnh nhân phục hồi.
-
Viêm gan B: có thể mắc ngắn hạn (cấp tính) hoặc dài hạn (mạn tính). Chủ yếu lây truyền từ người này sang người khác qua con đường: từ mẹ sang con, quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn, đường máu.
-
Viêm gan C: cấp tính hoặc mạn tính, lây qua việc tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị viêm gan C. Căn bệnh này thường không để lộ rõ ràng các triệu chứng ở giai đoạn đầu, nhưng ở giai đoạn sau có thể gây ra tổn thương gan vĩnh viễn.
-
Viêm gan D: loại viêm gan nghiêm trọng, thường tiến triển ở những người mắc viêm gan B.
-
Viêm gan E: Do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Bệnh có thể tự hết trong khoảng vài tuần, không để lại biến chứng lâu dài.
-
Viêm gan do các nguyên nhân khác: do nhiễm trùng, ngộ độc, do tổn thương,...
2.2. Mắc bệnh gan nhiễm mỡ
Bệnh nhân có thể bị gan nhiễm mỡ không do rượu hoặc gan nhiễm mỡ do bia rượu. Đây là tình trạng trong gan tích tụ quá nhiều chất béo. Nếu không kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả, người bệnh rất dễ gặp các tổn thương ở gan, nóng gan, dần dẫn tới xơ gan và suy gan.
Gan nhiễm mỡ là một trong các nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nóng gan
2.3. Xơ gan
Xơ gan xảy ra khi các tổn thương gây nên sẹo ở gan, do lạm dụng đồ uống có cồn hoặc do xơ nang và giang mai. Gan có khả năng tự tái tạo để khắc phục các thương tổn nhưng điều này thường dẫn tới sự hình thành các mô sẹo. Càng có nhiều mô sẹo thì gan càng hoạt động bất thường.
2.4. Suy gan
Có 2 loại: suy gan mạn tính và suy gan cấp tính. Suy gan mạn tính là khi gan bị tổn thương 1 phần đáng kể khiến gan khó có thể hoạt động bình thường. Còn tình trạng cấp tính thường xuất hiện đột ngột, thường là do ngộ độc hoặc dùng thuốc quá liều.
2.5. Ung thư gan
Nguyên nhân dẫn tới ung thư gan là do các tế bào ung thư tại gan phát triển một cách không kiểm soát. Ung thư gan có thể xuất phát tại gan hoặc di căn từ cơ quan khác tới. Loại ung thư gan thường gặp nhất là ung thư biểu mô tế bào gan. Nếu các bệnh lý về gan không được điều trị sớm có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng, góp phần gây nên bệnh ung thư gan.
2.6. Tình trạng tự miễn
Đây là hiện tượng hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh, gây tổn thương cho gan, đó là các tình trạng:
-
Xơ gan mật nguyên phát.
-
Viêm gan tự miễn.
-
Viêm đường mật nguyên phát.
Nhìn chung, các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nóng gan đều xuất phát từ lối sống thiếu khoa học, chế độ ăn uống không lành mạnh gây nên nhiều bệnh lý ở gan, tổn thương gan phát sinh triệu chứng nóng gan.
3. Bị nóng gan nên làm gì? Cách để chữa nóng gan tại nhà hiệu quả
3.1. Chế độ ăn uống
Nên ăn những thực phẩm:
-
Chất xơ: bổ sung khoảng 200g rau xanh mỗi ngày. Mỗi bữa nên có 50% là rau xanh.
-
Protein: thịt, trứng, sữa, cá, đậu phụ,... Tỷ lệ bổ sung: 1g protein/kg trọng lượng cơ thể/ngày.
-
Vitamin và khoáng chất: các loại hoa quả như táo, cam, bưởi, nho, dâu tây,...
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất có lợi cho gan
Các thực phẩm nên hạn chế:
-
Đường: kẹo, bánh ngọt, trà sữa,... không những gây hại cho gan mà còn dễ khiến chúng ta bị tiểu đường.
-
Chất béo: đồ ăn nhanh, chiên xào nhiều dầu mỡ.
-
Nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol dễ gây nên bệnh gan nhiễm mỡ.
-
Không sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá.
-
Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ nhiều muối.
3.2. Lối sinh hoạt
-
Ngủ đủ 6 - 8 tiếng/ngày và ngủ trước 23h để gan có thời gian tái tạo tế bào hư tổn và đào thải độc tố.
-
Kiểm soát căng thẳng qua các hoạt động như nghỉ ngơi, thư giãn, nghe nhạc, đọc sách, trò chuyện cùng gia đình và bạn bè.
-
Luyện tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sự trao đổi chất, duy trì hoạt động của gan cũng như các cơ quan khác.
3.3. Sử dụng các loại thảo dược để hạ nhiệt cho gan
Các loại thảo dược dễ tìm mà còn có công dụng làm mát, hỗ trợ giải độc gan giúp cải thiện hiệu quả tình trạng nóng gan mà bạn đang mắc phải, có thể kể đến như: diệp hạ châu, mật nhân, cà gai leo, trà atiso, nhân trần,...
Cần lưu ý là tham khảo tư vấn từ bác sĩ trước khi dùng những loại thảo dược trên để làm mát gan.
Để biết thêm các thông tin cần thiết khác, quý bạn đọc có thể liên hệ tới tổng đài 1900565656 của BVĐK MEDLATEC nhằm được giải đáp các thắc mắc có liên quan tới bệnh lý mà mình gặp phải, nhân tiện đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa và lắng nghe tư vấn về những gói khám phù hợp!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!