Tin tức

Chuyên gia tư vấn: cao huyết áp không nên ăn gì và nên ăn gì?

Ngày 12/12/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Theo thống kê y tế, cứ 3 người trưởng thành lại có 1 người gặp phải tình trạng tăng huyết áp. Để đảm bảo huyết áp luôn ổn định cũng như phòng ngừa biến chứng của bệnh, chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm xấu là rất quan trọng. Vậy bệnh cao huyết áp không nên ăn gì - các bác sĩ sẽ giải đáp ngay sau đây?

1. Người cao huyết áp không nên ăn gì?

Nhiều loại thức ăn, thức uống có thể khiến tình trạng cao huyết áp nặng hơn cần hạn chế và kiểm soát ở mức độ nghiêm ngặt. 

cao huyết áp không nên ăn gì

Cao huyết áp là bệnh lý thường gặp, đặc biệt ở người cao tuổi

Vậy bệnh huyết áp cao không nên ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm tuyệt đối tránh:

1.1. Muối

Muối là cái tên đầu tiên trong danh sách người cao huyết áp không nên ăn gì, thực sự nó gây tác động rất tiêu cực đến bệnh lý này. Lời khuyên của các chuyên gia y tế là người bị cao huyết áp cần kiểm soát lượng muối sử dụng mỗi ngày dưới 1.500mg.

Không chỉ muối gia vị trong chế biến thực phẩm, cần kiểm soát cả muối có sẵn trong thực phẩm đóng gói. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã tuyên bố, 75% lượng muối người dân nước này tiêu thụ hàng ngày đến từ thực phẩm đóng gói. Ở Việt Nam, xu hướng sử dụng thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn ngày càng tăng, cảnh báo nguy cơ nạp muối quá mức gây ra bệnh cao huyết áp và tim mạch.

Những thực phẩm đóng gói sau chứa lượng muối cao, bệnh nhân cao huyết áp nên hạn chế ăn:

Thịt nguội

Nếu bạn thắc mắc cao huyết áp không nên ăn gì thì câu trả lời là thịt nguội.

Thịt nguội đã được xử lý, ướp gia vị đảm bảo người dùng có thể sử dụng ngay không cần chế biến, vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, thịt nguội được bảo quản bằng lượng muối lớn nên thời gian sử dụng dài. Trung bình, một phần 60g thịt nguội chứa đến 500mg muối natri, chiếm đến 1/3 lượng muối nên tiêu thụ mỗi ngày.

Muối, thực phẩm đóng hộp cần hạn chế tối đa trong thực đơn của người cao huyết áp

Muối, thực phẩm đóng hộp cần hạn chế tối đa trong thực đơn của người cao huyết áp

Vì thế hãy hạn chế loại thực phẩm này, dù những bữa ăn đơn giản với thịt nguội cùng phô mai, bánh mì rất tiện lợi và dễ ăn.

Bánh Pizza

Bánh Pizza, đặc biệt là Pizza đông lạnh là thực phẩm không nên ăn của người bệnh cao huyết áp bởi nó chứa lượng Natri rất lớn. Muối có cả trong thịt ướp, phô mai, sốt cà chua cùng lớp vỏ bánh. Hơn nữa để tăng thêm hương vị cho bánh, nhà sản xuất còn dùng thêm muối khi chế biến bánh. 

Một phần Pizza phô mai thịt có thể khiến cơ thể bạn nạp vào tới 700mg muối, bánh càng nhiều lớp phủ phô mai thì hàm lượng Natri càng cao.

Dưa muối

Đây là loại thực phẩm được nhiều người Việt Nam yêu thích, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon hay để ăn kèm. Thế nhưng dưa muối hay bất cứ thực phẩm nào muối cũng đều cần dùng lượng muối rất lớn để ngăn chặn sự phân hủy của thực phẩm.

Dưa muối càng bảo quản lâu, chúng càng ngậm nhiều muối. Một miếng dưa muối có thể ngậm đến 390mg Natri, một bữa ăn bạn thường nạp vào nhiều hơn như thế.

Sản phẩm ăn liền đóng hộp như: cháo, súp, ...

Văn hóa thực phẩm phương Tây rất ưa chuộng các loại súp đóng hộp, nhiều bạn trẻ Việt Nam cũng thích sử dụng loại thực phẩm này. Song người bệnh cao huyết áp nên hạn chế tối đa súp đóng hộp vì nó chứa nhiều Natri. Một khẩu phần ăn với súp đóng hộp có thể chứa tới 900mg muối.

1.2. Đường

Nhiều người cho rằng đường chỉ nên hạn chế ở những người thừa cân béo phì, thế nhưng đường cũng là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp. Hội Tim Mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo, người bình thường muốn giữ huyết áp ổn định nên kiểm soát lượng đường nạp vào mỗi ngày như sau:

Phụ nữ: tối đa 24g mỗi ngày.

Nam giới: tối đa 36g mỗi ngày.

1.3. Da gà và thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu

Người cao huyết áp cần kiểm soát lượng chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm mà cơ thể nạp vào mỗi ngày. Nhóm thực phẩm này bao gồm: da gà, thịt đỏ, bơ, sữa béo,…

Việc hấp thụ quá nhiều chất béo xấu này làm tăng LDL trong máu, khiến tình trạng cao huyết áp tồi tệ hơn. Bệnh nhân còn phải đối mặt với nguy cơ phát triển bệnh tim mạch như: xơ vữa động mạch, tắc hẹp động mạch, nhồi máu cơ tim,…

1.4. Thức uống chứa cồn

Tại sao thức uống chứa cồn luôn nằm trong danh sách nên hạn chế của nhiều chế độ dinh dưỡng trị bệnh? Nếu sử dụng với lượng vừa phải hàng ngày, loại thức uống này có thể có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng hầu hết người bệnh lạm dụng thức uống chứa cồn, nó không những gây tăng huyết áp mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như: gan, thận, dạ dày,…

Hơn nữa, thức uống chứa cồn cũng làm giảm hiệu quả điều trị cao huyết áp bằng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng rượu trong điều trị bệnh.

Người cao huyết áp nếu sử dụng thức uống có cồn sẽ làm thuốc điều trị bị giảm hiệu quả

Người cao huyết áp nếu sử dụng thức uống có cồn sẽ làm thuốc điều trị bị giảm hiệu quả

2. Lưu ý trong thực đơn hàng ngày của người cao huyết áp

Bên cạnh những thực phẩm cần tránh, dinh dưỡng hợp lý với những thực phẩm tốt sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp ổn định hơn. Đầu tiên, trong thực đơn hàng ngày bạn cần đảm bảo cung cấp:

Chất đạm: 0.8 - 1g chất đạm/1kg cân nặng. Với số cân nặng của bạn, hãy nhân lên để cung cấp đủ từ thực phẩm.

Chất béo: 25 - 30g. Không phải hạn chế hoàn toàn chất béo, hãy chọn nguồn chất béo tốt từ dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu ô liu, mè,…

Chất bột đường: 300 - 320g mỗi ngày.

Muối ăn: Kiểm soát dưới 1,5g với người cao huyết áp và dưới 6g với người bình thường.

Vitamin và khoáng chất: Có nhiều trong các loại rau xanh, hoa quả, củ quả, các loại ngũ cốc,…

Nên đa dạng thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày với thịt, cá, rau xanh, hạt, đậu, củ, quả,… vừa kích thích khẩu vị giúp ăn ngon miệng hơn, vừa đáp ứng đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng. 

Một số thực phẩm tốt cho người cao huyết áp nên tăng cường bổ sung gồm: 

Những loại quả mọng như: quả dâu tây, mâm xôi, việt quất,… chứa nhiều Flavonoids.

Khoai tây: Giàu Kali và Magie.

Củ cải đường: Chứa nhiều Nitrat giúp hạ huyết áp.

Sữa không đường: Cung cấp nhiều dinh dưỡng, nhất là Canxi và ít chất béo.

Cháo bột yến mạch là món ăn dinh dưỡng giàu chất xơ

Cháo bột yến mạch là món ăn dinh dưỡng giàu chất xơ

Cháo bột yến mạch: Chứa hàm lượng cao chất xơ, ít Natri và chất béo, nên ăn vào buổi sáng vừa đáp ứng năng lượng vừa giúp điều trị cao huyết áp.

Rau xanh giàu Kali như: rau cải xoăn, cải rổ, rau diếp cá, rau chân vịt,…

Như vậy bài viết này đã giải đáp thắc mắc huyết áp cao không nên ăn gì và cách xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để kiểm soát huyết áp. Nếu cần tư vấn điều trị bệnh cũng như dinh dưỡng phù hợp, hãy liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 với các chuyên gia sức khỏe của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.