Tin tức
Dấu hiệu tăng huyết áp và cách ổn định chỉ số hiệu quả
- 01/08/2020 | Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và bệnh thận
- 19/07/2020 | Tăng huyết áp có cần phải chụp CT không?
- 04/02/2020 | Xét nghiệm Renin trong việc chẩn đoán bệnh tăng huyết áp
1. Tổng quan về bệnh huyết áp cao
huyết áp cao là căn bệnh xảy ra phổ biến, khi thành mạch chịu áp lực quá lớn từ máu. Phần lớn những người thừa cân béo phì, có chế độ ăn uống không hợp lý, uống nhiều rượu bia,… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Đặc biệt, ở những người lớn tuổi có hệ thành mạch kém đàn hồi hay người sống trong gia đình có thành viên mắc bệnh tim mạch thì nguy cơ tăng huyết áp cũng rất cao.
Huyết áp cao là căn bệnh xảy ra phổ biến, khi thành mạch chịu áp lực quá lớn từ máu
Thông thường, huyết áp sẽ được đo bằng hai chỉ số ứng với từng giai đoạn hoạt động của tim đó là:
-
Huyết áp tối đa là chỉ số đo khi tim co bóp (tâm thu) đẩy máu đi khiến thành mạch chịu áp lực lớn.
-
Huyết áp tối thiểu là chỉ số đo khi tim giãn (tâm trương) nghỉ giữa hai lần co bóp liên tiếp. Do thành mạch máu không chịu bất kỳ áp lực nào từ tim nên chỉ số này sẽ có giá trị thấp hơn.
Ở người bình thường, các chỉ số huyết áp sẽ nhỏ hơn 120/80mmHg. Do đó khi mắc bệnh, các chỉ số này đều lớn hơn hoặc bằng 140/90mmHg, cũng có trường hợp một trong hai chỉ số tăng vượt quá mức quy định và kéo dài trong nhiều tuần.
Huyết áp tăng cao khiến tim chịu nhiều áp lực. Nếu để tình trạng này kéo dài liên tục thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy tim, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành,… Vì vậy, việc kiểm tra huyết áp thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện sớm bệnh hoặc những vấn đề bất thường khác về sức khỏe.
2. Dấu hiệu tăng huyết áp
Phần lớn những người bị tăng huyết áp thường xuất hiện các triệu chứng mờ nhạt. Nếu không kiểm tra sức khỏe định kỳ thì bạn sẽ không hề biết mình đã mắc bệnh khi nào. Dưới đây là những Dấu hiệu tăng huyết áp giúp bạn nhận biết bệnh:
Chóng mặt:
Người bệnh bị chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng khiến việc đi lại trở nên khó khăn. Đồng thời dấu hiệu này cũng xuất hiện khi người bệnh sử dụng thuốc điều trị huyết áp và gặp phải tác dụng phụ. Tuy nhiên bạn không nên bỏ qua hiện tượng chóng mặt đột ngột, bởi vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sắp xảy ra.
Nhịp tim không đều:
Tình trạng tim đập nhanh hơn bình thường là hiện tượng đánh trống ngực hay còn gọi là nhịp tim không đều. Những người bị tăng huyết áp hơn 140/90mmHg thường xuất hiện dấu tình trạng này. Vì vậy, để cung cấp đủ máu cho cơ thể, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn và đẩy máu đi nhanh hơn. Trong quá trình hoạt động tim đã bỏ qua một số nhịp đập nên khiến người bệnh có cảm giác tim mình đang đập thình thịch.
Thay đổi về thị lực:
Thay đổi về thị lực là một trong những dấu hiệu tăng huyết áp. Các mạch máu nhỏ ở mắt sẽ bị tổn thương khi huyết áp cao mạn tính. Tổn thương hay gặp nhất thường xuất hiện ở võng mạc mắt. Nếu không điều trị sớm người bệnh có nguy cơ bị mù lòa suốt đời. Đồng thời, các dây thần kinh thị giác bị tổn thương gây ra các bệnh về thần kinh thị giác.
Nhức đầu:
Người bị cao huyết áp luôn cảm thấy đau đầu dữ dội. Mặc dù đã sử dụng thuốc giảm đau nhưng người bệnh vẫn bị giày vò bởi những cơn đau kéo dài dai dẳng. Tình trạng này không giống với các loại đau đầu khác. Vì vậy, khi có dấu hiệu tăng huyết áp này bạn nên tìm gặp bác sĩ để có biện pháp ổn định huyết áp.
Huyết áp cao làm tăng áp lực bên trong khiến người bệnh cảm thấy đau đầu dữ dội
Đau ngực:
Đau ngực nhẹ như bị đánh trống vào ngực là dấu hiệu tăng huyết áp mà bạn không nên bỏ qua. Bởi vì đây là biểu hiện cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh. Không chỉ vậy, người bệnh còn bị vã mồ hôi, buồn nôn, thậm chí là khó thở.
Đỏ mặt:
Các mạch máu ở mặt giãn ra làm mặt đỏ bừng lên là dấu hiệu tăng huyết áp. Nhưng trong một số trường hợp, đỏ mặt có thể do cơ thể ăn phải thức ăn cay nóng, uống rượu bia hay bị dị ứng với các sản phẩm chăm sóc da. Ngoài ra, việc vận động nhiều khi chơi thể thao, hoặc căng thẳng cũng dẫn đến tình trạng này. Vì vậy, bạn nên đến các cơ sở y tế để khám sức khỏe định kỳ, nhằm phát hiện sớm bệnh cao huyết áp.
3. Những biến chứng nguy hiểm khi tăng huyết áp
Dấu hiệu tăng huyết áp thường mờ nhạt nên rất khó nhận biết bệnh. Chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng hơn và bắt đầu xuất hiện các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, thì nhiều người mới phát hiện ra mình đã bị huyết áp cao. Dưới đây, là những biến chứng thường xảy ra mà bạn nên tránh:
- Suy tim:
Huyết áp cao kéo dài khiến tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ máu đi nuôi cơ thể. Lâu ngày, tim sẽ to ra dần và yếu đi. Lúc đầu là suy chức năng tâm trương và sau đó sẽ ảnh hưởng đến tâm thu.
- đột quỵ:
Thành mạch của những người bị tăng huyết áp thường có nguy cơ bị xơ cứng cao. Lòng mạch bị thu hẹp lại khiến máu lưu thông không đủ đến các cơ quan như: tim, não, thận,… dễ dẫn đến tình trạng đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Lòng mạch bị thu hẹp lại khiến máu lưu thông không đủ đến các cơ quan như: tim, não, thận,… dẫn đến tình trạng đột quỵ, nhồi máu cơ tim
- Xuất huyết võng mạc:
Huyết áp tăng cao làm cho các mạch máu ở mắt bị vỡ gây tổn thương về thị giác, nặng hơn có thể bị mù lòa.
- Biến chứng não:
Những người bị tăng huyết áp có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm đến não như: mất trí nhớ, nhồi máu não, xuất huyết não,...
4. Điều trị bệnh huyết áp cao
Dựa vào các dấu hiệu tăng huyết áp, bạn có thể phát hiện sớm bệnh và có các biện pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản có thể giúp bạn tránh được các biến chứng nguy hiểm nguy:
- Một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn ổn định huyết áp. Vì vậy, người bệnh nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý kết hợp tập thể dục thường xuyên, hạn chế áp lực, căng thẳng từ công việc.
- Để giảm huyết áp cao và duy trì cân nặng hợp lý, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và thực phẩm chứa các acid béo omega 3 như: cá hồi, gạo lứt, rau củ quả,… Đồng thời, bạn cũng không nên ăn các thực phẩm quá mặn, mỡ hay nội tạng động vật.
Để ổn định huyết áp, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và thực phẩm chứa các acid béo omega 3 như: cá hồi, gạo lứt, rau củ quả,…
- Sau khi đã thực hiện các biện pháp trên mà huyết áp vẫn không kiểm soát được, thì bạn có thể dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ như: thuốc ức chế beta, thuốc giãn mạch, thuốc ức chế men chuyển,…
Hy vọng, những dấu hiệu tăng huyết áp mà bài viết vừa chia sẻ sẽ giúp bạn phát hiện sớm được bệnh, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả. Để theo dõi được các chỉ số huyết áp, bạn nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, việc tăng cường tập thể dục, ăn uống hợp lý, không sử dụng các chất kích thích sẽ giúp bạn ổn định huyết áp.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!