Tin tức

Chuyên gia tư vấn: nhiễm khuẩn tiết niệu khi nào cần đến bác sĩ?

Ngày 11/06/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Nhiễm khuẩn tiết niệu có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, kể cả trẻ em, người trưởng thành, phụ nữ mang thai hay người già. Đặc biệt là phụ nữ có gia đình có nguy cơ mắc bệnh rất cao do cấu tạo đường tiết niệu ngắn và dễ nhiễm trùng vùng kín. Là bệnh thường gặp song không nhiều người nắm rõ thông tin bệnh cũng như nhiễm khuẩn tiết niệu khi nào cần đến bác sĩ. Cùng tìm hiểu với MEDLATEC qua bài viết dưới đây.

1. Nhiễm khuẩn tiết niệu khi nào cần đến bác sĩ - thông tin ai cũng nên biết

Nhiễm khuẩn tiết niệu chỉ chung bệnh nhiễm trùng ở một hoặc một vài cơ quan hệ tiết niệu như: niệu đạo, niệu quản, bàng quang, thận,… Nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn tiết niệu là vi khuẩn, chúng tấn công niệu đạo và bàng quang nhiều nhất, song không nguy hiểm bằng nhiễm trùng thận và niệu quản.

nhiễm khuẩn tiết niệu khi nào cần đến bác sĩ

Bàng quang và niệu quản là hai cơ quan hệ tiết niệu có nguy cơ nhiễm trùng cao

Triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu rất dễ nhận biết song do chủ quan nên nhiều người phát hiện bệnh muộn, khiến bệnh tiến triển nặng hoặc tái phát nhiều lần. Do đó các chuyên gia khuyến cáo, ngay khi xuất hiện triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu, bệnh nhân nên chủ động đi khám bác sĩ để điều trị triệt để. 

Triệu chứng chung

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở bất cứ cơ quan nào cũng gây triệu chứng chung như:

  • Cảm giác đau rát khi đi tiểu

  • Mót tiểu.

  • Nước tiểu bất thường: sẫm màu, đục màu, có mùi khai nồng thấy rõ, có thể tiểu máu,

  • Đau bụng vùng hạ vị hoặc hố thắt lưng 2 bên, đặc biệt là đau bụng dưới.

  • Có thể buồn nôn và nôn mửa.

Tùy theo giới tính và vị trí nhiễm khuẩn tiết niệu mà người bệnh sẽ xuất hiện cùng các triệu chứng khác. 

Phụ nữ có nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu cao hơn

Phụ nữ có nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu cao hơn

Triệu chứng nhiễm trùng bàng quang

Bàng quang là cơ quan có vai trò tiếp nhận và lưu trữ nước tiểu được chuyển xuống trước khi thải ra ngoài. Vì thế, bàng quang nhiễm trùng sẽ làm tăng áp lực vùng chậu, co thắt vùng bụng dưới có thể lan đến lưng dưới.

Người bệnh nhiễm trùng bàng quang không chỉ bị đau đớn khó chịu vùng dưới cơ thể mà còn gây bất thường tiểu tiện như: tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu ra máu,…

Triệu chứng nhiễm khuẩn niệu đạo

Bên cạnh triệu chứng chung của nhiễm khuẩn tiết niệu, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn niệu đạo có dấu hiệu điển hình là xuất hiện dịch tiết đường tiểu đi kèm với triệu chứng nóng rát khi đi tiểu.

Triệu chứng nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng thận là dạng ít gặp nhưng nghiêm trọng nhất trong nhiễm khuẩn tiết niệu. Người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng đặc trưng, điển hình là đau bên hông gần thận, cơn đau có thể lan rộng đến cả lưng trên.

Ngoài ra, người bệnh còn dễ bị sốt cao, ớn lạnh, cơ thể suy nhược, mệt mỏi thấy rõ. Đây là triệu chứng để phân biệt nhiễm trùng thận với các bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu khác.

Nhiễm khuẩn tiết niệu có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ

Nhiễm khuẩn tiết niệu có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ

Nhiễm trùng niệu quản

Niệu quản nằm sâu trong cơ thể, nguy cơ tiếp xúc và nhiễm trùng rất thấp. Do số trường hợp mắc bệnh ít nên chưa có nhiều thông tin về triệu chứng đặc trưng của nhiễm khuẩn niệu quản.

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân đặt ống thông

Bệnh nhân cần điều trị bằng đặt ống thông tiết niệu có nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Triệu chứng lại rất mờ nhạt, bệnh nhân có thể chỉ tăng thân nhiệt nhẹ gây nhiều khó khăn trong chẩn đoán bệnh.

Nhiễm khuẩn tiết niệu rất dễ tái phát nếu điều trị bệnh không tốt và kiên trì, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh. Do đó, nhận biết sớm dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu là điều đầu tiên để điều trị bệnh hiệu quả.

2. Chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu như thế nào?

Khi người bệnh có những triệu chứng nghi ngờ, cùng với các kiểm tra sức khỏe lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các chẩn đoán xác định bệnh như:

Xét nghiệm nước tiểu

Đây là xét nghiệm quan trọng, điển hình nhất để chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu, bác sĩ sẽ tìm kiếm sự xuất hiện của vi khuẩn trong nước tiểu gây bệnh. Xét nghiệm có độ chính xác cao, giúp chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu hiệu quả song nguy cơ dương tính giả cao do lấy mẫu nước tiểu không đúng cách.

Bệnh nhân cần lấy nước tiểu giữa dòng, đảm bảo tinh sạch để tránh lẫn vi khuẩn hoặc nấm men từ lỗ tiểu hoặc tay, vật dụng lấy mẫu. 

Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu

Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu

Bên cạnh xét nghiệm tìm kiếm vi khuẩn, các bác sĩ cũng sẽ định lượng tế bào bạch cầu trên mỗi đơn vị nước tiểu để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng. Cấy nước tiểu là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu.

Từ kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định điều trị và dùng kháng sinh phù hợp, tránh biến chứng nhờn thuốc hoặc điều trị kéo dài không hiệu quả.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu sẽ được thực hiện giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh.

Chẩn đoán hình ảnh

Nếu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiết niệu thường xuyên, tái phát nhiều lần không tìm được nguyên nhân, có thể do bất thường trong cấu trúc của cơ quan tiết niệu. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như: siêu âm đường tiểu, chụp CT đường tiểu, nội soi bàng quang, chụp X-quang,… sẽ cho thấy các vấn đề bất thường cấu trúc này.

Xét nghiệm phân biệt

Mặc dù hiếm gặp song nhiễm khuẩn tiết niệu có thể do virus, nhất là ở người có hệ miễn dịch kém hoặc từng ghép tạng. Cần xét nghiệm kiểm tra nếu không tìm ra vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu.

3. Phương pháp điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu

Đa phần nhiễm khuẩn tiết niệu là do vi khuẩn, nếu sức khỏe tốt, bệnh sẽ tự khỏi và triệu chứng biến mất sau 2 - 3 ngày. Song nếu gặp yếu tố thuận lợi, bệnh có thể tái phát nhiều lần hoặc kéo dài phức tạp hơn, nhất là ở người từng ghép tạng, có bệnh lý đường tiết niệu,… Lúc này, việc điều trị nhiễm trùng là cần thiết, bệnh có thể kéo dài từ 7 - 14 ngày hoặc lâu hơn.

Các phương pháp chính điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu gồm:

Kháng sinh là phương pháp chính trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu

Kháng sinh là phương pháp chính trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu

Sử dụng thuốc kháng sinh

Nhiễm khuẩn tiết niệu do vi khuẩn nên kháng sinh có vai trò chính trong điều trị, có thể sử dụng dạng uống nếu nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới hoặc dạng tiêm nếu đường tiết niệu trên mắc bệnh.

Chăm sóc và vệ sinh tốt

Chăm sóc, vệ sinh tốt vùng kín giúp hạn chế nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu gây nhiễm trùng.

Phẫu thuật

Nếu nhiễm khuẩn tiết niệu thường tái phát do bất thường cấu trúc hệ tiết niệu, bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật khắc phục.

Nhiễm khuẩn tiết niệu khi nào nên đến bác sĩ? Nếu triệu chứng kéo dài trên 3 - 5 ngày, tiến triển bệnh phức tạp đi kèm với triệu chứng nặng, hãy sớm đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ