Tin tức
Cơ chế hình thành nám da và biện pháp khắc phục
- 13/12/2022 | Thuốc trị nám da hỗ trợ lấy lại nét thanh xuân cho làn da
- 20/12/2022 | Nám da là gì? Gợi ý 6 cách trị nám da tại nhà nên thử!
- 16/05/2023 | Nám mảng là gì? Những dấu hiệu nám da dễ nhận biết
1.
Nám da là gì, gồm những loại nào?
Nám da là tình trạng rối loạn sắc tố da do sự tăng sinh quá mức và không đồng đều của melanin ở các vùng da. Nám da gây nên các đốm hoặc mảng da màu xám nâu hoặc nâu ở gò má, sống mũi, trán, cằm,...
Phụ nữ ở độ tuổi 20 - 50 có nguy cơ bị nám da cao hơn, nhất là giai đoạn thay đổi nội tiết tố do mang thai hoặc sau sinh. Nếu da không được bảo vệ tốt thì nám rất dễ lan rộng.
Nám da thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi 20 - 50
Nám
da gồm nhiều loại:
- Nám nông
Đây là loại nám hình thành do tế bào melanocyte vận chuyển melanin đến lớp sừng. Gọi là nám nông vì đây là nám có chân nám nằm ở lớp ngoài cùng của cấu trúc da - lớp biểu bì. Nám nông thường ở gò má, trán, cằm, mũi,...
- Nám sâu (hay còn gọi là nám trung bì)
Đặc điểm của nám sâu là đường viền mờ, màu sắc từ nâu nhạt cho đến đen sẫm, tế bào melanocyte đưa melanin tiến sâu hơn nên chân nám ăn sâu vào lớp trung bì. Nhìn bên ngoài, nám sâu có dạng chấm hoặc đốm tròn nhỏ gần giống với vết thâm do mụn.
- Nám hỗn hợp
Dạng nám này tương đối phổ biến, chủ yếu nằm ở vùng quanh mắt, gò má, trán,... Đặc điểm của nám hỗn hợp là màu không đều, có nhiều loại kích thước, chân nám nằm rất sâu trong da.
2. Cơ chế hình thành nám da như thế nào?
2.1. Hiểu về cơ chế hình thành nám da
Cơ chế hình thành nám liên quan chặt chẽ với quá trình sản xuất melanin - chất gây ra sắc tố da. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tia UV làm tăng kích thích tế bào melanocyte sản xuất ra sắc tố melanin.
Melanin có vai trò bảo vệ da trước ảnh hưởng của tia UV, phòng ngừa tổn thương da. Nếu da thường xuyên phải chịu tác động từ ánh nắng mặt trời thì melanocyte sẽ không ngừng tăng sinh melanin như một phản ứng tự nhiên để bảo vệ da. Kết quả của quá trình này là sự xuất hiện của nám.
Ngoài ra, cơ chế hình thành nám cũng có thể liên quan đến các yếu tố khác như hormone và di truyền. Sự biến đổi hormone trong cơ thể, thường gặp trong thai kỳ hoặc khi dùng thuốc tránh thai, cũng có thể làm tăng sản xuất melanin. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng di truyền có thể là yếu tố nguy cơ khiến một số người bị nám.
Hình dung về cơ chế hình thành nám da dưới tác động của ánh nắng mặt trời
Hình dung cụ thể cơ chế hình thành nám da trải qua các giai đoạn:
- Giai đoạn 1: sự tấn công của tia cực tím và chất trung gian sinh học vào da làm kích thích quá trình tạo sắc tố da.
- Giai đoạn 2: tế bào melanocytes sản xuất ra melanin.
- Giai đoạn 3: tế bào melanocytes đưa melanin vào các lớp cấu trúc da.
- Giai đoạn 4: melanin di chuyển tới bề mặt da để nốt nám da xuất hiện.
2.2. Các yếu tố tác động đến cơ chế hình thành nám
Toàn bộ cơ chế hình thành nám chịu chi phối của nhiều yếu tố:
- Tia UV: kích thích tăng sản xuất melanin, dẫn đến sự xuất hiện của nám trên da.
- Hormone: biến đổi hàm lượng hormone trong cơ thể trong thai kỳ hoặc sử dụng các loại thuốc hormone cũng có thể làm tăng melanin, gây nám.
- Di truyền: một số người có xu hướng di truyền nám từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Tuổi tác: việc sản xuất melanin có chiều hướng tăng lên theo quá trình lão hóa da tự nhiên của cơ thể.
3. Nên làm gì khi bị nám da?
Nám da muốn được điều trị hiệu quả cần kiểm soát được sự tăng sản xuất melanin. Quá trình điều trị không cần loại bỏ toàn bộ melanin mà tập trung vào việc cân bằng và điều chỉnh để hắc sắc tố phân bố đều trên bề mặt da, mang lại sự đồng màu cho da.
Dùng kem chống nắng góp phần phòng ngừa sự xuất hiện nám da
Dựa
trên cơ chế hình thành nám, một số biện pháp sau đây có thể góp phần kiểm soát
sản xuất sắc tố melanin:
- Bảo vệ da khỏi ảnh hưởng từ tia UV trong ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời là yếu tố kích thích sản sinh hắc sắc tố melanin. Vì thế, dùng kem chống nắng sẽ hạn chế sự sản sinh này. Bên cạnh đó, khi đi ra ngoài trời cùng cần che chắn kín đáo để da tránh phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vào thời điểm 10 - 16 giờ, chỉ số UV cao nên hạn chế ra ngoài.
- Cân bằng yếu tố nội tiết
Thay đổi nội tiết tố cũng là nguyên nhân gây nám da nên khi cân bằng được yếu tố này thì nám cũng được kiểm soát. Thông qua chế độ ăn ưu tiên thực phẩm tốt cho nội tiết tố như: các loại hạt, súp lơ, khoai lang, đậu nành,... và chế độ sinh hoạt khoa học, tránh căng thẳng,... nội tiết tố có thể được cân bằng.
- Dinh dưỡng hợp lý
Các loại thực phẩm giàu vitamin B12, D, K,... có thể góp phần giảm tăng sinh melanin, chống oxy hóa và cung cấp dưỡng chất tốt cho sức khỏe làn da. Có thể bổ sung các loại vitamin này trong ngao, sò, tôm, cá trích, cá hồi, trứng, gan động vật, rau bắp cải, cải bó xôi,...
- Dùng kem bôi ức chế melanin
Các sản phẩm kem bôi chứa thành phần tranexamic acid, azelaic acid,, vitamin,… có tác dụng ức chế enzym tyrosinases làm sản sinh melanin. Việc sử dụng những sản phẩm này theo đúng khuyến cáo hoặc chỉ định từ bác sĩ sẽ giúp mờ nám, kiểm soát tăng sinh nám.
Hiểu rõ cơ chế hình thành nám sẽ giúp bạn phòng tránh và điều trị hiệu quả tình trạng này trên da. Sự kết hợp giữa chăm sóc da hàng ngày, dùng kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và tư vấn bác sĩ chuyên khoa sẽ mang lại hiệu quả chống nám toàn diện, an toàn.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám các vấn đề về da có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ Da liễu - Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!