Tin tức
Có mụn trong tai phải làm cách nào để xử lý?
- 18/10/2022 | Ngạt mũi ù tai là biểu hiện của bệnh gì? cách khắc phục ra sao?
- 16/09/2022 | Lý giải về nguyên nhân khiến cho tai có tiếng kêu vo ve
- 16/09/2022 | Nguyên nhân gây nên hiện tượng ngứa lỗ tai là gì?
1. Tại sao bị mọc mụn trong tai?
Sở dĩ mụn mọc trong tai chủ yếu xuất phát từ những yếu tố sau:
- Sự xâm nhập của vi nấm và vi khuẩn vào trong tai.
- Việc giữ vệ sinh tai hàng ngày không đảm bảo sạch sẽ khiến cho tuyến dầu, tế bào lông và tế bào da ở tai ngoài tích tụ và tạo môi trường lý tưởng cho sự trú ngụ và sinh sôi của vi khuẩn từ đó hình thành mụn.
Vệ sinh tai không sạch là một trong các nguyên nhân khiến mụn mọc trong tai
- Nội tiết tố thay đổi, rối loạn hormone làm xuất hiện mụn trứng cá, mụn bọc ở trong tai.
- Bệnh viêm tai làm sưng viêm ống tai khiến cho tai có nhiều mụn bọc, mụn mủ gây đau nhức khó chịu.
- Xỏ khuyên tai ở các vị trí trong tai hay có sụn nếu không chăm sóc đúng cách rất dễ bị sưng viêm lỗ tai, nhiễm khuẩn và gây nên mụn trong tai. Thậm chí có trường hợp nặng còn bị mưng mủ, viêm loét da gây nên cảm giác đau nhức dữ dội.
- Dùng tai nghe bẩn do lâu ngày không chú ý vệ sinh khiến cho bụi bẩn, tế bào chết của tai tích tụ kết hợp cùng sự xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài bám vào tai nghe và gây nên mụn trong tai.
- Một vài nguyên nhân khác: dị ứng mỹ phẩm ở ống tai, có quá nhiều dầu nhờn ở tuyến bài tiết tai, dùng mũ bảo hiểm hoặc các loại mũ che nắng trong một thời gian dài, quá căng thẳng,...
2. Khi mụn mọc trong tai nên làm thế nào?
2.1. Điều không nên làm
Khi mọc mụn trong tai, rất nhiều người liền tìm cách nặn, chích, bóp cho mụn vỡ ra. Điều này tuyệt đối không nên diễn ra vì các nốt mụn mọc trong tai hầu hết đều chứa vi khuẩn, hành động đó vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công sâu hơn và xa hơn vào bên trong tai, khiến nhiễm trùng lan rộng, mụn mọc nhiều hơn. Không những thế, vùng da bị tổn thương rộng do tự ý xử lý mụn trong tai có thể để lại sẹo rất khó giải quyết.
2.2. Điều nên làm
Từ chia sẻ ở trên có thể thấy mụn mọc trong tai do nhiều nguyên nhân gây ra và không phải ai cũng giống ai. Vì thế, muốn đảm bảo xử lý mụn an toàn và hiệu quả thì cần xác định được căn nguyên sinh ra mụn. Mặt khác, hầu hết các loại mụn ở trong tai đều chứa vi khuẩn nên việc giữ gìn vùng da xung quanh mụn sạch sẽ là điều cần thiết.
Chườm ấm tai giúp mụn trong tai dễ bị loại bỏ hơn
Ngay khi thấy có mụn trong tai hãy chườm ấm bằng gạc hoặc miếng giữ nhiệt để làm lỏng và mềm nốt mụn. Sự xuất hiện của hơi nóng có thể khiến cho mủ bên trong mụn bị mềm ra, trồi lên trên bề mặt da rồi tự thoát ra ngoài.
Khi mụn đã vỡ ra dưới tác động của việc chườm ấm, hãy dùng bông gòn sạch có tẩm cồn sát khuẩn để lau sạch mụn, tránh viêm nhiễm và ngăn ngừa vi khuẩn lây lan sang vùng da lân cận. Lưu ý, trong quá trình chườm ấm mụn, hãy đảm bảo rằng vật dùng để chườm ấm luôn sạch sẽ, khô ráo để không tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành viêm ống tai ngoài.
Nếu đã xử lý mụn trong tai bằng cách trên mà không hiệu quả hay gặp tình trạng sau thì nên khám bác sĩ ngay để có hướng điều trị phù hợp: mụn tái đi tái lại nhiều lần, mụn kèm theo buồn nôn và sốt, bị đau đớn tới mức không chịu được vì mụn,...
Khi thăm khám cho những bệnh nhân có mụn trong tai, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý phù hợp như:
- Dùng thuốc bôi ngoài da có nguồn gốc vitamin A: thường là Tretinoin.
- Thuốc Benzoyl peroxide cho những trường hợp mụn trứng cá ở mức độ vừa, tuyệt đối không dùng thuốc ở gần màng nhầy hoặc vết thương hở.
- Dùng thuốc kháng sinh như minocycline hoặc doxycyclin để điều trị các trường hợp mọc mụn do vi khuẩn có liên quan đến mụn trứng cá.
- Dùng thuốc toàn thân có nguồn gốc vitamin A với các trường hợp mụn nang nặng. Người bệnh cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ vì thuốc có nhiều tác dụng phụ.
Khi bị đau nhức vì mụn trong tai tốt nhất nên khám bác sĩ để có hướng điều trị ngay
Những trường hợp tổn thương trong tai là do mụn trứng cá, nhất là tổn thương nặng gây đau đớn thì thường điều trị khởi đầu bằng thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen hoặc naproxen. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị dùng thuốc theo toa khi các lựa chọn trên không hiệu quả. Trường hợp mụn mủ nếu thấy cần thiết, bác sĩ cũng có thể đề nghị tiến hành thủ thuật rạch dẫn lưu mủ ra bên ngoài.
Mỗi phương pháp điều trị mụn ở tai đều tiềm ẩn những tác dụng phụ nhất định. Ví dụ như một số nghiên cứu cho thấy việc dùng thuốc kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả của biện pháp tránh thai nội tiết tố; dùng một số thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid hay hợp chất vitamin A có thể làm tăng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời;...
Không phải mọi trường hợp bị mụn trong tai đều cần điều trị vì đôi khi chúng có thể tự lành mà không cần tới bất cứ sự can thiệp nào. Đa số các trường hợp mọc mụn trong tai trở nên nghiêm trọng vì xử lý sai cách. Do đó, để ngăn chặn nguy cơ này, tốt nhất khi có mụn ở tai, hãy chú ý giữ gìn vệ sinh tai sạch sẽ và không tự chích nặn mà hãy đến gặp bác sĩ kiểm tra để biết hướng xử trí an toàn.
Bạn đang gặp những cảm giác khó chịu do có mụn ở trong tai và chưa biết cách thoát khỏi tình trạng này, hãy đến trực tiếp Chuyên khoa Tai - mũi - họng của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm sẽ thăm khám và đưa ra giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả cho bạn. Trước khi thăm khám, bạn cũng có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, đặt lịch cùng chuyên gia để chủ động sắp xếp thời gian thăm khám phù hợp với công việc của mình.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!