Tin tức
Có nên áp dụng mẹo chữa tê bì chân tay tại nhà không và các lưu ý
- 03/12/2020 | Chế độ ăn uống, luyện tập giúp đẩy lùi bệnh tê bì tay chân
- 07/06/2021 | Tê bì tay khi ngủ - Nguyên nhân và cách khắc phục
- 08/11/2021 | Bạn có biết: Tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?
- 06/01/2022 | Tê bì chân tay ở người tiểu đường: Nguyên nhân và cách khắc phục
- 01/07/2024 | Bị khó thở tê bì chân tay là bệnh gì? Chẩn đoán bằng cách nào?
1. Nguyên nhân dẫn đến tê bì chân tay
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê bì chân tay khá đa dạng. Trong đó, phổ biến nhất phải kể đến những nhóm nguyên nhân sau:
- Cột sống bị thoái hóa: Cảm giá tê bì có xu hướng xuất hiện khi thời tiết thay đổi, xảy ra vào ban đêm nhiều hơn. Cột sống bị thoái hóa khiến phần sụn khớp cũng như đốt sống dần mài mòn, hẹp khe khớp, chèn ép vào rễ thần kinh gây triệu chứng đau nhức, tê bì. Triệu chứng tê bì có thể xuất hiện từ vùng cổ vai gáy hoặc vùng thắt lưng rồi lan xuống hai cánh tay và hai chân.
- Thoát vị đĩa đệm: Là tình trạng nhân nhầy trượt ra khỏi vùng bao xơ đĩa đệm dẫn đến đè đẩy, chèn ép vào các cấu trúc tủy sống, rễ và dây thần kinh dây thần kinh cột sống gây tê bì tay chân.
- Thoái hóa khớp: Khi hệ thống khớp tay, khớp háng, khớp đầu gối bị thoái hóa hoặc tổn thương, chức năng vận động sẽ bị ảnh hưởng, chân tay dễ bị tê bì.
- Viêm khớp dạng thấp: Cũng là một trong những nguyên nhân gây tê bì chân tay. Ngoài ra, khi duy trì tư thế ngồi, nằm quá lâu dễ dẫn đến cứng khớp.
- Hẹp ống sống: Do nguyên nhân cột sống biến dạng hoặc bị thu nhỏ, dẫn tới tình trạng tủy sống và các rễ thần kinh đi qua bị chèn ép gây tê bì chân tay kéo dài.
- Đa xơ cứng: Tác động đến hệ thần kinh, làm màng bọc Myelin bị tổn thương, khiến chân tay tê bì.
- Viêm đa rễ thần kinh: Khi mạng lưới dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương, hiện tượng rối loạn cảm giác thường xuất hiện gây triệu chứng tê bì tay chân. Nguyên nhân có thể do các bệnh lý như đái tháo đường, thiếu vitamin B12, nghiện rượu bia,...
- Xơ vữa động mạch: Khi thành mạch bị xơ cứng làm giảm cấp máu nuôi dưỡng đến các dây thần kinh, đồng thời dây thần kinh có xu hướng bị chèn ép gây tê bì chân tay.
- Những nguyên nhân khác: Duy trì tư thế làm việc không phù hợp, chấn thương ảnh hưởng đến dây thần kinh ngoại biên, căng thẳng kéo dài.
Thoái hóa cột sống dễ dẫn đến chứng tê bì tay chân
2. Triệu chứng ở người bị tê bì chân tay
Triệu chứng dễ nhận thấy ở người bị tê bì chân tay phải kể đến là:
- Xuất hiện cơn đau mỏi tại vùng cổ vai gáy lan xuống một hoặc hai bên cơ thể, kèm theo triệu chứng tê bì dị cảm.
- Có cảm giác như bị châm chích, bỏng rát, râm ran như côn trùng bò.
- Tay chân bị mất cảm giác.
- Tê buốt dọc theo cánh tay và cẳng chân.
- Tay chân bị chuột rút.
Tê bì tay chân thường kèm theo triệu chứng chuột rút
Trong một số trường hợp, người bị tê bì tay chân còn biểu hiện triệu chứng nghiêm trọng khác như:
- Tê bì tay chân kéo dài trên 6 tuần.
- Bàn chân và bàn tay xuất hiện thay đổi bất thường.
- Lú lẫn.
- Choáng váng.
- Đau đầu.
- Tê liệt sau chấn thương.
- Khó thở.
- Cơ thể lên cơn co giật,…
Khi nhận ra cơ thể xuất hiện một trong số các triệu chứng trên, bạn cần nhanh chóng đi kiểm tra sức khỏe, không tự chữa trị tại nhà.
3. Có nên áp dụng các mẹo chữa tê bì chân tay không?
Lâu nay nhiều người vẫn truyền tai nhau một số bài thuốc dân gian chữa tê bì chân tay tại nhà như chườm nóng, massage, kéo căng chi bị tê,... Tuy vậy, phương pháp này thường chỉ làm giảm triệu chứng tê bì chân tay do vận động sai tư thế ở mức độ nhẹ, xuất phát từ nguyên nhân sinh lý. Còn nếu như tình trạng tê bì tay chân đến từ nguyên nhân bệnh lý, hầu hết mẹo chữa trị tê bì tại nhà đều không hiệu quả.
Bạn không nên tự ý áp dụng mẹo chữa tê bì chân tay
Tốt nhất nếu nhận thấy triệu chứng tê bì kéo dài, bạn không nên tự ý áp dụng cách chữa tê bì chân tay tại nhà mà hãy đi kiểm tra sức khỏe để được tư vấn cách thức điều trị phù hợp.
4. Phương pháp điều trị tê bì chân tay theo y học hiện đại
4.1. Điều trị dựa theo nguyên nhân
Phụ thuộc theo nguyên nhân sinh lý nếu hoặc bệnh lý, người bị tê bì chân tay sẽ được bác sĩ tư vấn cách thức điều trị cụ thể.
4.1.1. Nguyên nhân sinh lý
Nếu tình trạng tê bì chân tay đến từ nguyên nhân sinh lý, người bệnh có thể được tư vấn điều trị khắc phục tại nhà thông qua biện pháp đơn giản như:
- Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu: Bạn nên thay đổi tư thế, hạn chế mang vác vật nặng.
- Để cơ thể nghỉ ngơi: Đôi khi cơ thể cần nghỉ ngơi để giảm sự chèn ép lên hệ thống của dây thần kinh.
- Chườm lạnh: Mỗi ngày chườm lạnh cho tay hoặc chân bị tê bì khoảng 15 phút sẽ giúp giảm triệu chứng tê bì, sưng đau nếu nguyên nhân do sưng viêm.
- Chườm nóng: Giúp giảm bớt phần nào triệu chứng tê bì khó chịu nếu nguyên nhân do co cứng cơ.
- Xoa bóp bàn tay hoặc bàn chân: Biện pháp kích thích quá trình lưu thông khí huyết, giảm bớt cảm giác tê bì.
- Duy trì tập thể dục: Áp dụng tập Yoga, Aerobic sẽ kích thích lưu thông máu. Từ đó đẩy lùi tình trạng viêm, sưng đau, tê bì.
- Ngủ đủ giấc: Giúp cơ thể được nghỉ ngơi, giảm bớt triệu chứng khó chịu.
- Ăn uống điều độ: Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất cần thiết cho xương khớp.
Tập Yoga có thể giúp giảm triệu chứng tê bì chân tay
4.1.2. Nguyên nhân bệnh lý
Nếu nguyên nhân gây tê bì tay chân là do sự tác động của bệnh lý, biện pháp điều trị cụ thể cần dựa vào tình trạng bệnh lý thực tế. Chẳng hạn như:
- Với người bệnh tiểu đường: Cần dùng thuốc hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Đồng thời, người bệnh cần áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì luyện tập điều độ.
- Người bị thiếu hụt vitamin: Bổ sung vitamin bị thiếu hụt theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Người bị nhiễm độc: Cần tiến hành điều trị nhiễm độc.
- Người bị rối loạn lipid máu: Áp dụng biện pháp kiểm soát rối loạn lipid.
- Người mắc bệnh lý về thoái hóa cột sống, viêm khớp: Điều trị bệnh lý gây triệu chứng tê bì theo chỉ dẫn của bác sĩ.
4.2. Điều trị triệu chứng
Để kiểm soát triệu chứng, người bị tê bì chân tay có thể được chỉ định sử dụng một vài loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc NSAID, thuốc Gabapentin,...
Để kiểm soát triệu chứng, người bị tê bì chân tay cần dùng thuốc theo chỉ định
5. Biện pháp phòng ngừa tê bì chân tay
Duy trì đời sống sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày vẫn là những biện pháp hỗ trợ phòng ngừa chứng tê bì tay chân. Dưới đây là một số biện pháp cụ thể:
- Ưu tiên bổ sung thực phẩm lành mạnh, chứa khoáng chất, vitamin cần thiết cho xương khớp, hệ thần kinh như canxi, vitamin D,...
- Duy trì tập luyện thể thao vừa sức, giúp khí huyết lưu thông hiệu quả hơn.
- Không nên duy trì một tư thế quá lâu, bạn hãy thường xuyên thay đổi tư thế khi làm việc.
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa chất bảo quản, dầu mỡ,... đồng thời, bạn không nên lạm dụng thuốc lá, rượu, bia.
- Chú ý theo dõi cân nặng, kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp tránh tạo áp lực lên cột sống gây thoái hóa, bệnh lý về xương khớp dễ dẫn đến tê bì tay chân.
MEDLATEC mong rằng từ những chia sẻ trong bài viết này, bạn đã biết rõ khi nào nên áp dụng mẹo chữa tê bì chân tay tại nhà. Nếu tình trạng tê bì chân tay đến từ nguyên nhân sinh lý, không quá nghiêm trọng, mọi người có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy vậy trước đó, bạn cần đi khám tại những cơ sở y tế chuyên khoa như khoa Cơ Xương Khớp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ theo hotline tư vấn 1900 56 56 56 của MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!