Tin tức
Có nên đi phục hồi tóc không? Quy trình phục hồi tóc như thế nào?
1. Tóc bị hư tổn là do nguyên nhân gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tóc hư tổn, ví dụ như:
● Lạm dụng hóa chất lên tóc: đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho mái tóc của bạn bị khô xơ, gãy rụng. Nhất là những người hay nhuộm tóc hoặc tác động nhiệt (sấy) lên nó. Việc tạo kiểu như uốn xoăn, duỗi ép có thể mang lại một mái tóc xinh đẹp nhưng vô tình điều này sẽ khiến tóc bị yếu và hư tổn nhiều hơn.
● Chăm sóc tóc sai cách: việc dùng các sản phẩm dưỡng không phù hợp với chất tóc, hay gội đầu không đúng cách, sấy tóc thường xuyên, thường xuyên bôi gel hay thậm chí là “trang điểm” cho mái tóc cũng là nguyên nhân khiến tóc xơ rối và mất sức sống.
● Do môi trường: yếu tố môi trường và thời tiết ô nhiễm cũng có thể là “thủ phạm” gây ra nhiều hư tổn cho mái tóc của bạn. Nhiều người không có thói quen đội mũ hay che chắn cho mái tóc khi đi ra ngoài. Những lọn tóc sau khi tiếp xúc thường xuyên với khói bụi, ánh nắng mặt trời cũng trở nên xơ xác hơn.
Nếu chăm sóc tóc sai cách thì mái tóc sẽ dễ bị hư tổn
2. Có nên đi phục hồi tóc không?
2.1. Phục hồi tóc ở tiệm có ưu điểm gì?
Bạn có thể nhận thấy ưu điểm rõ nét nhất khi đi phục hồi tóc ngoài tiệm đó là mang lại một mái tóc suôn mượt nhanh chóng, tức thì ngay sau khi áp dụng các biện pháp phục hồi. Từ một mái tóc ban đầu đầy những sợi chẻ ngọn, xác xơ qua bàn tay “phù phép” của những nhà tạo mẫu bạn sẽ sở hữu ngay một diện mạo mới với mái tóc suôn mềm hơn. Chưa tới một ngày quá trình phục hồi tóc đã có thể hoàn tất, do đó sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian cho những người bận rộn.
Khi phục hồi tóc ở tiệm, đội ngũ thợ làm tóc sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích để duy trì trạng thái hoàn hảo cho mái tóc. Đồng thời dựa trên mức độ hư tổn, họ sẽ tư vấn để bạn lựa chọn các sản phẩm dưỡng và liệu trình chăm sóc tóc phù hợp.
2.2. Phục hồi tóc ở tiệm và những nhược điểm có thể bạn chưa biết
Nhược điểm dễ dàng nhận ra nhất khi phục hồi tóc ở tiệm đó là chi phí cho mỗi lần sử dụng dịch vụ không hề rẻ. Bên cạnh đó, các phương pháp phục hồi tóc được áp dụng tại tiệm có thể nhanh chóng đem lại hiệu quả nhưng đồng thời nó cũng không kéo dài được lâu. Chỉ sau một thời gian ngắn, tóc của bạn sẽ lại bị hư tổn và bạn phải đi chăm sóc tóc thường xuyên thì mới duy trì được vẻ đẹp của mái tóc.
2.3. Vậy có nên đi phục hồi tóc không?
Mặc dù việc phục hồi tóc ở tiệm vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhưng không thể phủ nhận hiệu quả nhanh chóng mà các phương pháp chăm sóc tóc do những chuyên gia làm tóc mang lại.
Do đó, bạn vẫn nên đi phục hồi tóc ở tiệm nhưng để làm giảm chi phí chăm sóc tóc, bạn có thể làm với tần suất 1 tháng/lần hoặc một vài tháng một lần tùy thuộc vào điều kiện tài chính. Song song với đó, bạn cũng nên áp dụng những biện pháp chăm sóc tóc tại nhà để duy trì được lâu dài độ mềm mượt, chắc khỏe cho mái tóc.
Các chuyên gia làm tóc sẽ giúp bạn chăm sóc và tư vấn cách nuôi dưỡng mái tóc một cách khoa học
3. tóc hư tổn ở tiệm sẽ trải qua quy trình như thế nào?
Bước 1: Đánh giá tình trạng mái tóc
Đây là bước đầu tiên các chuyên gia chăm sóc tóc sẽ thực hiện khi bắt đầu quá trình phục hồi tóc cho khách hàng. Họ sẽ giúp bạn đánh giá xem mức độ hư tổn của tóc đang như thế nào, nên dùng loại sản phẩm dưỡng chất gì cho phù hợp. Những trường hợp tóc chỉ bị khô xơ hay hư tổn nhẹ thì thường sẽ phục hồi bằng những dòng sản phẩm cơ bản nhất định. Trong trường hợp tóc hư tổn nặng hơn thì những sản phẩm dưỡng tóc chuyên sâu sẽ được thợ làm tóc tư vấn sử dụng thêm.
Bước 2: Gội đầu
Trước khi phục hồi, mái tóc phải được gột rửa sạch sẽ để loại bỏ đi những bụi bẩn, gàu bám trên da đầu. Điều này sẽ giúp bạn thoải mái, dễ chịu hơn, các nang tóc được kích thích giãn nở và tóc sẽ hấp thu dưỡng chất hiệu quả nhất.
Bước 3: Hấp Keratin
Đây là một bước quan trọng không thể thiếu trong quá trình phục hồi tóc. Nguyên nhân là do Keratin chiếm tới 70% trong cấu trúc tóc của con người. Vì vậy để mái tóc lấy lại vẻ mềm mượt thì cần phải bổ sung dưỡng chất Keratin.
Bước 4: Ủ tóc
Sau công đoạn hấp tóc thì sẽ là bước ủ tóc. Mục đích của bước này đó là giúp tóc khóa dưỡng chất. Loại sản phẩm phù hợp sẽ do thợ làm tóc chuẩn bị và lựa chọn dựa trên tính chất tóc của khách hàng.
Bước 5: Hấp tóc
Thêm một bước hấp tóc nữa nhưng sẽ làm sau khi kết thúc giai đoạn ủ tóc. Bước này có tác dụng giúp tóc tái hấp thu các dưỡng chất và được tiến hành với sự hỗ trợ của máy hấp tóc. Sau khi thoa kem, đầu bạn sẽ được trùm kín với mũ chuyên dụng, lồng hấp tóc được úp lên đầu với nhiệt độ vừa phải.
Bước 6: Gội và xả
Đây được coi là hai bước cuối cùng trong quy trình phục hồi tóc ở tiệm. Kết quả cuối cùng sau khi xả và sấy khô tóc sẽ là một bộ tóc óng ả, mềm mượt hơn so với hiện trạng của mái tóc xơ rối ban đầu.
Phục hồi mái tóc hư tổn sẽ giúp bạn tự tin hơn
Như vậy đối với câu hỏi có nên đi phục hồi tóc không thì câu trả lời là có. Bạn có thể đi hấp tóc định kỳ phụ thuộc vào điều kiện tài chính của mình, đồng thời hãy lựa chọn cho bản thân một tiệm salon uy tín và thực hiện có tâm. Ngoài ra, để duy trì trạng thái khỏe mạnh, ít xơ rối cho mái tóc thì bạn nên kết hợp với chăm sóc tóc tại nhà theo hướng dẫn của các chuyên gia tạo mẫu, duy trì chế độ ăn uống bổ dưỡng và tránh dùng quá nhiều hóa chất lên mái tóc.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
