Tin tức
Có thể điều trị viêm khớp gối bằng những phương pháp nào?
- 24/06/2021 | Bệnh nhân bị bệnh viêm khớp gối kiêng gì?
- 25/05/2021 | Bệnh viêm khớp gối: nguyên nhân và triệu chứng điển hình
- 14/05/2021 | Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì và nên ăn gì để cải thiện tình trạng?
1. Viêm khớp gối là bệnh gì?
Khớp gối là một trong những thành phần khá quan trọng trong hệ thống xương khớp của cơ thể chúng ta. Chúng giữ vai trò hỗ trợ việc nâng đỡ toàn bộ cơ thể và đồng thời giúp các hoạt động di chuyển chân một cách uyển chuyển hơn. Khớp gối là nơi giao thoa giữa 3 nhóm xương chính ở chân là: xương bánh chè, xương đùi và xương ống chân.
Tình trạng viêm khớp gối xảy ra khi các mảng xương sụn đầu gối đã bị tổn thương như: bị bào mòn, bề mặt sụn bị thô ráp và xù xì. Từ đó, các hoạt động đến xương khớp vùng đầu gối sẽ không còn được trơn tru, sự cọ xát bởi ma sát nhiều đồng thời tính đàn hồi của phần sụn khớp cũng giảm đi, cảm giác đau nhức khó chịu sẽ xuất hiện (đặc biệt khi vận động).
Rất nhiều trường hợp người bệnh bị viêm khớp gối nhưng chủ quan không điều trị bệnh sớm khiến cho bệnh chuyển biến ngày càng nặng, nguy cơ dẫn tới thoái hóa nặng và không thể chữa trị được nữa. Ngoài ra, việc lựa chọn phương pháp điều trị viêm khớp gối không đúng cũng sẽ làm tình trạng bệnh không thuyên giảm mà còn có thể bắt gặp những biến chứng không mong muốn.
Khớp gối khỏe mạnh sẽ giúp việc đi lại, di chuyển uyển chuyển hơn
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp gối?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến người bệnh bị viêm khớp gối, có thể là do 1 hoặc nhiều yếu tố tác động đến cùng một lúc. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế đã chia ra thành các nhóm nguyên nhân gây bệnh chính như sau:
-
Nhóm nguyên nhân do bệnh lý nền: Mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp (viêm thấp khớp, thoái hóa khớp gối hay hội chứng bàn chân dẹt,...), mắc bệnh Gout cũng có thể dẫn tới viêm khớp gối.
-
Nhóm nguyên nhân gây viêm khớp gối từ những chấn thương: Bong gân, chấn thương đầu gối do va đập hay tai nạn, mắc chứng viêm bao hoạt dịch gối do chấn thương, bong gân, trật khớp,...
-
Vấn đề tuổi tác và cân nặng cũng sẽ là nguyên nhân dẫn tới viêm khớp gối: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối càng lớn bởi hệ thống xương khớp đã dần bị thoái hóa theo thời gian, trọng lượng cơ thể càng lớn thì phần khớp gối càng bị chèn ép nhiều dễ dẫn tới viêm khớp gối.
Những người thừa cân có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối cao hơn bình thường
Để xác định được phương pháp điều trị viêm khớp gối hiệu quả thì cần phải nắm rõ được nguyên nhân gây bệnh cũng như giai đoạn bệnh đang tiến triển ở mức độ nào. Bệnh viêm khớp gối sẽ được chia làm 4 giai đoạn bệnh chính là:
-
Giai đoạn sớm: Phần sụn gối có hiện tượng bị tổn thương nhẹ, xuất hiện một số đốt gai nhỏ ở vùng xương đầu gối. Chỉ có thể phát hiện bệnh khi thực hiện chụp X-quang.
-
Giai đoạn viêm khớp gối nhẹ: Số lượng các đốt gai vùng xương đầu gối xuất hiện khá nhiều, lớp sụn đầu gối đã bị bào mòn mỏng hơn. Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu có cảm giác đau nhức đầu gối thế nhưng các cơn đau không xuất hiện quá nhiều và mức độ không lớn cho nên khả năng phát hiện bệnh cũng khá khó khăn.
-
Viêm khớp gối ở giai đoạn giữa: Ở giai đoạn này thì phần sụn đầu gối đã bị thương tổn nặng, khoảng cách giữa các đầu xương đầu gối đã bị hẹp lại, các cơn đau xuất hiện nhiều hơn đặc biệt là khi vận động. Nếu giai đoạn này mà bệnh nhân còn chưa chủ động tìm tới các bác sĩ để được chữa trị kịp thời thì sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
-
Bệnh viêm khớp gối giai đoạn nặng: Khoảng cách giữa các khớp xương hầu như không còn, phần sụn gối đã bị vỡ hoặc tiêu biến hết, dịch trơn giữa các khớp xương hầu như đã hết, các lớp xương có thể bị biến dạng,... Tới giai đoạn này thì khả năng chữa trị bệnh rất khó khăn, thường thì không thể chữa dứt điểm được mà chỉ khắc phục tình trạng để bệnh nhân dễ chịu hơn.
3. Nên điều trị viêm khớp gối bằng phương pháp gì?
Dù có muốn thực hiện bất kì phương pháp điều trị viêm khớp gối nào đi chăng nữa thì việc đầu tiên ta cần phải làm đó chính là tìm tới các cơ sở y tế để khám bệnh. Có thể xác định viêm khớp gối bằng các xét nghiệm cũng như chụp x-quang vùng đầu gối, kết hợp với các thông tin từ bệnh lý nền thì các bác sĩ sẽ đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.
-
Sử dụng một số loại thuốc điều trị viêm khớp gối như: oxycodone hoặc codeine,... kết hợp với một số loại thuốc giảm đau trong trường hợp các cơn đau xuất hiện quá nhiều và gây khó chịu cho việc sinh hoạt thường ngày. Trong một số trường hợp bệnh đã chuyển biến khá nặng thì việc sử dụng thuốc uống có thể không hiệu quả mà thay vào đó các bác sĩ sẽ thực hiện tiêm trực tiếp thuốc vào vùng khớp gối (thuốc cortisone). Biện pháp này sẽ giúp hạn chế sự viêm nhiễm và đồng thời giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức.
Có thể sử dụng thuốc để điều trị viêm khớp gối
-
Thực hiện phương pháp vật lý trị liệu cho người bệnh viêm khớp gối: Đây là phương pháp điều trị rất hiệu quả cho hầu hết các bệnh lý về xương khớp, tuy nhiên việc thực hiện cần được diễn ra một cách khắt khe theo đúng phác đồ điều trị bệnh. Một số trường hợp người bệnh còn được chỉ định tập các bài tập vật lý trị liệu dưới nước để giảm áp lực lên đầu gối, giảm thiểu các cơn đau nhức. Phương pháp này thường được thực hiện kết hợp với việc sử dụng thuốc để quá trình điều trị hiệu quả hơn.
-
Trường hợp bệnh nhân bị viêm khớp gối đã chuyển biến nặng thì các phương pháp điều trị như dùng thuốc hay vật lý trị liệu hầu như không có tác dụng nữa. Người bệnh sẽ được chỉ định cần phải thực hiện các ca phẫu thuật nhằm duy trì khả năng hoạt động của khớp gối. Hiện nay có 3 loại hình phẫu thuật được thực hiện để điều trị viêm khớp gối hiệu quả nhất chính là: Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo, phẫu thuật loại bỏ xương khớp gối và phẫu thuật nội soi.
Để được tư vấn rõ hơn về các phương pháp điều trị viêm khớp gối phù hợp và hiệu quả nhất thì quý bạn đọc hãy liên hệ ngay tới bệnh viện MEDLATEC bằng số hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!