Tin tức
Cùng tìm hiểu những biểu hiện bệnh tự kỷ ở người lớn
- 05/10/2020 | Một số triệu chứng thường gặp ở trẻ tự kỷ giúp bố mẹ nhận biết sớm
- 19/11/2020 | Rối loạn tự kỷ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
- 07/05/2020 | Tự kỷ ở trẻ và những câu hỏi thường gặp
- 11/09/2021 | Tự kỷ và vai trò của người lớn trong điều trị tự kỷ ở trẻ
1. Những biểu hiện của bệnh tự kỷ ở người lớn
Những biểu hiện bệnh tự kỷ ở người lớn còn tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh cụ thể và nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, những người trưởng thành mắc bệnh tự kỷ thường có chung một số biểu hiện như sau:
Đối với các mối quan hệ xung quanh, người bệnh tự kỷ thường có những biểu hiện như sau:
+ Nhìn chung những người mắc bệnh tự kỷ đều có những bất thường khá rõ ràng về khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh. Điều này thể hiện rõ nhất ở nét mặt của họ. Người bệnh thường không thể hiện được những nét mặt biểu cảm và ngôn ngữ cơ thể cũng không được tự nhiên.
Người mắc bệnh tự kỷ gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp
+ Người bệnh tự kỷ rất khó để làm quen, kết bạn với ai đó, kể cả những người cùng lứa tuổi thường có nhiều điểm tương đồng.
+ Bệnh nhân thiếu sự đồng cảm với mọi người xung quanh, họ không thể thấy hiểu, quan tâm, chia sẻ với mọi người.
Biểu hiện trong công việc và học tập:
+ Những trường hợp mắc bệnh tự kỷ thường tiếp thu chậm, ít nói hoặc gần như không muốn giao tiếp với ai.
+ Người bệnh có thể mở đầu một cuộc nói chuyện với người đối diện nhưng sau đó, họ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì cuộc nói chuyện này.
Người bệnh tự kỷ thường tiếp thu chậm
+ Người bệnh thường áp dụng những phương pháp rập khuôn, máy móc trong giao tiếp, phổ biến nhất là thói quen thường xuyên lặp lại các cụm từ mà họ đã từng nghe thấy trước đó.
+ Phần lớn người tự kỷ không thể hiểu hết được những câu nói có chứa hàm ý, ẩn ý của người đối diện. Dó đó họ không thể hoàn thành tốt được những công việc được giao.
Trong hành vi của người mắc chứng tự kỷ:
Hành vi của người tự kỷ cũng có những biểu hiện khác thường, cụ thể là:
+ Người bệnh chỉ có thể tập trung vào một bộ phận của một món đồ nào đó và không thể tập trung vào toàn bộ sự vật. Có thể lấy ví dụ: Khi thấy một chiếc xe, thay vì quan sát và tập trung vào tổng thể chiếc xe, họ lại chỉ quan tâm tới bánh xe hay một bộ phận nào khác của chiếc xe này.
+ Bệnh nhân quan tâm đến một chủ đề nhất định.
+ Rập khuôn hành vi một cách máy móc.
2. Phương pháp điều trị bệnh tự kỷ ở người lớn
Tình trạng tự kỷ là một rối loạn phức tạp về hệ thần kinh và việc điều trị vô cùng khó khăn, cho dù bệnh nhân được phát hiện từ rất sớm. Người bệnh gần như phải “sống chung” với căn bệnh đặc biệt này suốt đời. Bệnh tự kỷ ở trẻ em vốn đã rất khó khăn trong quá trình điều trị, thì đối với người lớn lại khó khăn hơn gấp nhiều lần. Vai trò của người thân bệnh nhân rất quan trọng trong suốt thời gian điều trị bệnh. Dưới đây là những phương pháp thường được áp dụng để điều trị bệnh tự kỷ ở người lớn.
Không nên để người bệnh bị cô lập với xã hội
Can thiệp tâm lý
Đây là phương pháp vô cùng cần thiết. Tốt nhất những bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ cần được can thiệp tâm lý từ rất sớm và can thiệp một cách tích cực mới có thể cải thiện được vốn ngôn ngữ, khả năng giao tiếp và hành động độc lập của người bệnh.
Khi được can thiệp điều trị, người bệnh vẫn có thể xây dựng được những thói quen tốt, kiểm soát hành vi và cảm xúc tốt hơn với môi trường xung quanh, biết cách bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm và lựa chọn những hành vi thức ứng phù hợp với môi trường, hoàn cảnh.
Trong suốt quá trình điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp can thiệp tâm lý, các chuyên gia sẽ khai thác tối đa về điểm mạnh và điểm yếu của bệnh nhân để giúp họ định hướng nghề nghiệp, lựa chọn một công việc thích hợp với khả năng của bản thân trong tương lai. Chẳng hạn nhiều bệnh nhân tự kỷ cũng có năng khiếu về âm nhạc, hội họa, toán học, vi tính và có thể làm tốt công việc nhà,…
Khai thác điểm mạnh của người bệnh để định hướng nghề nghiệp cho họ
Để người tự kỷ được làm việc hòa nhập với cộng đồng
Với những trường hợp bị tự kỷ nhẹ, bệnh nhân vẫn có thể làm một số công việc phù hợp với khả năng của họ. Người nhà nên hỗ trợ các chuyên gia để điều trị tích cực cho người bệnh, giúp họ lựa chọn công việc phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, người nhà cũng có vai trò rất quan trọng trong việc kết nối người bệnh với cộng đồng, giúp họ không bị cô lập với xã hội. Khi được giao tiếp nhiều hơn với mọi người xung quanh, tình trạng bệnh có thể được cải thiện, người bệnh có thể phát triển khả năng tuy duy và khả năng vận động.
Quan tâm nhiều hơn đến người bị tự kỷ
Nếu như nhận được sự thờ ơ của người thân và xã hội, tình trạng bệnh tự kỷ ở người lớn sẽ càng nghiêm trọng hơn. Do đó, người thân trong gia đình và cộng đồng nên quan tâm nhiều hơn đến họ. Hãy nói chuyện với họ nhiều hơn, động viên và khuyến khích họ. Không nên để bệnh nhân ngồi một mình hoặc xem tivi quá nhiều.
Hi vọng với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu hơn về căn bệnh tự kỷ ở người trưởng thành. Tất cả người bệnh tự kỷ dù là trẻ nhỏ hay người trưởng thành đều cần có sự quan tâm từ phía gia đình và toàn xã hội để giúp họ hòa nhập tốt với cộng đồng. Trong đó, người thân có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị cho người bệnh tự kỷ.
Nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề bệnh tự kỷ hoặc bất cứ một vấn đề nào khác có liên quan đến sức khỏe, hãy gọi đến tổng đài 1900565656 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!