Tin tức
Rối loạn nhân cách phân liệt là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa
- 20/08/2022 | Những dấu hiệu nhận biết rối loạn nhân cách chống đối xã hội
- 10/02/2023 | Rối loạn nhân cách ái kỷ là gì, có nghiêm trọng không?
- 19/04/2023 | Rối loạn nhân cách ranh giới là gì? Bệnh có điều trị được không?
- 28/02/2023 | Tâm thần phân liệt: Nguyên nhân gây bệnh và điều trị ra sao?
1. Rối loạn nhân cách phân liệt là gì?
Rối loạn nhân cách phân liệt là một loại rối loạn thuộc nhóm A theo phân loại của DSM-5 (Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ). Người mắc hội chứng này thường có suy nghĩ và hành vi lập dị, phi lý, nhưng không đến mức mất hoàn toàn nhận thức thực tế như các dạng rối loạn khác trong tâm thần phân liệt.
Loại rối loạn này thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, và có xu hướng xuất hiện trong giai đoạn cuối tuổi vị thành niên đến đầu tuổi trưởng thành. Các đối tượng dễ mắc rối loạn nhân cách phân liệt gồm: người có tiền sử gia đình mắc tâm thần phân liệt, người có tuổi thơ không hạnh phúc (lớn lên trong môi trường thiếu thốn tình cảm), bị cô lập hoặc từng trải qua sang chấn tâm lý.
Tương tự như các dạng tâm thần phân liệt khác, bệnh cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tâm thần của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
2. Triệu chứng của rối loạn nhân cách phân liệt
Triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm:
- Tư duy kỳ lạ: Người bệnh có xu hướng tin vào khả năng thần giao cách cảm và có niềm tin sai lệch mà không dựa trên cơ sở thực tế.
- Ngôn ngữ bất thường: Ở những người bị rối loạn nhân cách, cách nói chuyện thường vòng vo, lạ lùng và khó hiểu đối với người khác.
- Cảm xúc lạnh nhạt: Ít biểu lộ cảm xúc, khó thể hiện tình cảm hoặc niềm vui.
- Giao tiếp xã hội kém: Người bệnh thường cảm thấy không thoải mái, lo lắng trong các mối quan hệ gần gũi và có xu hướng tự cô lập bản thân.
- Hành vi khác thường: Phong cách ăn mặc, hành động của người bệnh đều khác thường và mang tính lập dị.
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu kể trên có ý nghĩa quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh và hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh đến công việc, học tập hay đời sống cá nhân.
Người bệnh rối loạn nhân cách có xu hướng thu mình, ít biểu lộ cảm xúc và khó thể hiện tình cảm hoặc niềm vui
3. Nguyên nhân gây bệnh
Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây rối loạn nhân cách phân liệt vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, bệnh có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ như di truyền, môi trường sống, sinh học thần kinh và yếu tố tâm lý, xã hội. Cụ thể:
- Di truyền: Nếu gia đình có người mắc bệnh tâm thần (đặc biệt là tâm thần phân liệt), nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn so với người bình thường.
- Môi trường sống tiêu cực: Trẻ lớn lên trong môi trường thiếu thốn tình cảm, bị ngược đãi hoặc cô lập, thường có xu hướng mắc rối loạn nhân cách.
- Sinh học thần kinh: Sự bất thường trong hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh (như dopamine) hoặc cấu trúc não bộ cũng là một trong các yếu tố nguy cơ liên quan đến rối loạn nhân cách.
- Yếu tố tâm lý, xã hội: Căng thẳng kéo dài, sang chấn tâm lý hoặc thiếu kỹ năng xã hội cũng là những tác nhân góp phần hình thành bệnh.
Môi trường sống tiêu cực là yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc rối loạn nhân cách
4. Rối loạn nhân cách phân liệt có nguy hiểm không?
Mặc dù không gây nguy hiểm tức thì như các dạng tâm thần phân liệt khác, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe tâm thần và cơ hội trong công việc, học tập:
- Chất lượng cuộc sống giảm sút: Người bệnh khó giữ được các mối quan hệ thân thiết, dễ bị cô lập và hiểu lầm.
- Sức khỏe tâm thần bị đe dọa: Bệnh có thể tiến triển nặng, tăng nguy cơ trầm cảm, lo âu. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể phát triển thành rối loạn thần phức tạp, gây ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống.
- Cơ hội công việc, học tập: Hành vi và suy nghĩ khác thường khiến người bệnh gặp khó khăn trong công việc, học tập.
Người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn chi tiết về hướng điều trị và chăm sóc
5. Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Không có cách phòng ngừa tuyệt đối rối loạn nhân cách phân liệt, nhưng bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bằng một số biện pháp dưới đây:
- Giáo dục và nuôi dưỡng tích cực từ nhỏ: Giai đoạn thơ ấu, trẻ em nên được sống trong môi trường yêu thương, an toàn, hỗ trợ phát triển tâm lý lành mạnh.
- Tăng cường kỹ năng xã hội: Dạy trẻ cách giao tiếp, xử lý cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn để hạn chế xu hướng thu mình.
- Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời: Nếu có bất kỳ hành vi hoặc cảm xúc bất thường, nên đến bác sĩ tâm lý để đánh giá và cải thiện.
- Tránh các yếu tố kích thích: Hạn chế căng thẳng kéo dài, sử dụng chất kích thích hoặc tiếp xúc với môi trường tiêu cực.
- Hỗ trợ tâm lý định kỳ: Với những người có nguy cơ mắc bệnh cao (do di truyền hoặc ảnh hưởng từ môi trường sống) nên được theo dõi tâm lý thường xuyên để can thiệp sớm.
Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa rối loạn nhân cách phân liệt hiệu quả. Đây là một tình trạng tâm lý phức tạp, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Sự thấu hiểu và đồng hành từ gia đình, cộng đồng, chuyên gia tâm lý là chìa khoá để người bệnh có thể sống khoẻ và hòa nhập cộng đồng.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan, có thể liên hệ Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh chóng và đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
