Đai chữa thoát vị đĩa đệm: đối tượng sử dụng và cách dùng | Medlatec

Đai chữa thoát vị đĩa đệm: đối tượng sử dụng và cách dùng

Sử dụng đai chữa thoát vị đĩa đệm là lựa chọn của rất nhiều người. Điều đáng nói là trong số đó, không phải ai cũng có lựa chọn đúng, biết cách dùng và hiểu được những công dụng thực sự của loại sản phẩm này. Bằng cách tham khảo những nội dung từ bài viết dưới đây, bạn sẽ giúp mình tránh rơi vào tình huống đó.


14/03/2023 | Ca mổ nội soi thoát vị đĩa đệm bao nhiêu tiền?
13/03/2023 | Đai đeo lưng thoát vị đĩa đệm: lợi ích và lưu ý khi sử dụng
04/07/2022 | Kiên trì tập Yoga thoát vị đĩa đệm cũng phải chào thua

1. Đối tượng sử dụng và công dụng của đai chữa thoát vị đĩa đệm

1.1. Đai chữa thoát vị đĩa đệm dành cho ai?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ để ra bên ngoài gây chèn ép hệ thần kinh và gây tổn thương cho cột sống. Tùy từng trường hợp cụ thể mà người bệnh cần phải có phương án điều trị phù hợp, thường là áp dụng biện pháp bảo tồn vận động kết hợp trị liệu ngoại khoa. 

Bị đau nhức cột sống chưa xác định được nguyên nhân có thể dùng đai chữa thoát vị

Bị đau nhức cột sống chưa xác định được nguyên nhân có thể dùng đai chữa thoát vị

Sau phẫu thuật thoát vị một thời gian, người bệnh sẽ cần tới sự hỗ trợ của đai chữa thoát vị để cố định đốt sống, ngăn ngừa biến chứng hậu phẫu và tránh nguy cơ tái phát bệnh. Ngoài ra, đai lưng chữa thoát vị đĩa đệm còn được khuyến cáo nên dùng trong các trường hợp:

- Người làm công việc có tính chất ngồi hoặc đứng một chỗ trong thời gian dài.

- Người cao tuổi.

- Người đang điều trị loãng xương.

- Người mắc các bệnh liên quan đến vùng thắt lưng và cột sống.

- Người bị đau nhức cột sống thắt lưng chưa rõ nguyên nhân.

- Người đã kéo nắn cột sống hoặc phẫu thuật cột sống được bác sĩ chỉ định đeo đai. 

1.2. Đai lưng thoát vị đĩa đệm không dành cho ai?

Các trường hợp sau đây không nên dùng đai chữa thoát vị đĩa đệm:

- Phụ nữ đang mang thai.

- Người bị viêm cột sống dính khớp, loãng xương hoặc gãy xương.

- Người bị khối u ở xương hoặc nhiễm trùng cột sống.

- Người mới phẫu thuật cột sống.

1.3. Đai chữa thoát vị đĩa đệm có công dụng như thế nào?

Đối với các trường hợp nên đeo đai lưng chữa thoát vị như đã nói ở trên thì việc dùng đai lưng đúng cách sẽ mang lại nhiều công dụng:

- Giữ cho cột sống ở vị trí cố định, nhờ đó mà hạn chế vận động quá mức dễ gây hại đến lưng.

- Hỗ trợ điều trị trước và sau phẫu thuật cột sống.

- Định hình, giữ thẳng cột sống, điều chỉnh đốt sống bị lệch và phòng ngừa bệnh lý cột sống.

- Tạo lực hỗ trợ cột sống trong quá trình vận động, giúp người bệnh di chuyển dễ dàng hơn nhất là khi bị đau cột sống cấp.

- Giảm gánh nặng cho đĩa đệm và khớp.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, những công dụng của việc đeo đai chữa thoát vị đĩa đệm trên đây chỉ có tính chất hỗ trợ cải thiện bệnh lý cột sống chứ không thay thế được việc điều trị bệnh lý có liên quan.

Đeo đai chữa thoát vị đĩa đệm giúp người bị đau nhức cột sống vận động dễ dàng hơn

Đeo đai chữa thoát vị đĩa đệm giúp người bị đau nhức cột sống vận động dễ dàng hơn

2. Lưu ý cần nhớ khi dùng đai chữa thoát vị đĩa đệm

2.1. Các loại đai chữa thoát vị đĩa đệm được khuyên dùng

Hiện thị trường có nhiều loại đai chữa thoát vị đĩa đệm nhưng các loại đai sau là được sử dụng nhiều hơn cả:

- Đai cố định cột sống: giúp ổn định và cố định cột sống. Ngoài hai đầu đai với 2 miếng dán thì đai còn có thêm 1 miếng nẹp để cố định cột sống.

- Đai đeo kéo giãn cột sống: thường dùng cho những người bị thoát vị nặng, có tác dụng kéo giãn cột sống để giảm áp lực từ khối đĩa đệm thoát vị đến cột sống. 

2.2. Khi sử dụng đai chữa thoát vị đĩa đệm cần lưu ý

- Không nên đeo đai liên tục cả ngày mà chỉ nên dựa trên tình trạng bệnh của mình để có thời gian đeo phù hợp, tốt nhất chỉ nên đeo trong khoản 4 - 6 giờ/ngày.

- Không lạm dụng việc đeo đai chữa thoát vị đĩa đệm vì việc này dễ ảnh hưởng đến chức năng của cột sống và dễ gây phản tác dụng.

- Cần tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định chọn loại đai sẽ mua vì không phải mọi loại đai được bán trên thị trường đều có được những công dụng như đã nói đến ở trên. Hầu hết các loại đai kéo giãn cột sống chỉ hỗ trợ điều trị một phần và giảm đau ở một mức độ nhất định. Thêm vào đó, một số rất ít các loại đai kéo giãn cột sống bán trên thị trường mới được kiểm định về kỹ thuật và chứng minh được tính hiệu quả khi sử dụng.

- Không được xem việc đeo đai chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp thay thế giải pháp điều trị bệnh.

- Trước khi dùng bất cứ loại đai đeo lưng nào cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp.

- Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường nào trong quá trình dùng đai đeo thì cần dừng để hỏi ý kiến của bác sĩ.

Cần kết hợp đeo đai với tập luyện để sớm đạt được hiệu quả chữa trị thoát vị đĩa đệm

Cần kết hợp đeo đai với tập luyện để sớm đạt được hiệu quả chữa trị thoát vị đĩa đệm

Thực tế cho thấy đã có không ít trường hợp sử dụng đai chữa thoát vị đĩa đệm nhưng không thấy hiệu quả, thậm chí có trường hợp còn bị đau dữ dội và tần suất cơn đau xuất hiện nhiều hơn. Nếu rơi vào tình huống này thì bạn cần dừng việc đeo đai để đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục thích hợp.

Nói tóm lại, đai chữa thoát vị đĩa đệm là sản phẩm có tác dụng phục hồi cột sống dần trở về trạng thái bình thường và cải thiện tổn thương ở cột sống. Đây chỉ là thiết bị được dùng để hỗ  trợ chứ không phải là sản phẩm dùng để chữa bệnh. Nếu sử dụng đai đúng thời điểm và đúng trường hợp được khuyến cáo thì mới mang lại hiệu quả. 

Trong quá trình đeo đai chữa thoát vị, người bệnh vẫn cần thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Bệnh thoát vị đĩa đệm không chỉ gây ra cơn đau nhức làm suy giảm tâm lý và đời sống của người bệnh mà còn có thể biến chứng nguy hiểm khi không điều trị sớm. Điển hình cho các biến chứng ấy là: bị mất hoàn toàn khả năng vận động chi, dây thần kinh cánh tay bị tổn thương, teo cơ chân, không tự chủ đại/tiểu tiện, chức năng ruột hoặc bàng quang bị rối loạn,... 

Vì thế, khi nghi ngờ dấu hiệu của bệnh lý này, thay vì tìm hiểu để mua đai chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa xương khớp để kiểm tra. Việc làm này sẽ giúp người bệnh biết được đúng tình trạng sức khỏe của mình và có được lời khuyên đúng đắn về phương án xử trí với bệnh.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mua gối cho người thoái hóa đốt sống cổ cần lưu ý gì?

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và không thể nghỉ ngơi thoải mái. Hiểu được nỗi khổ của bệnh nhân, sản phẩm gối cho người thoái hóa đốt sống cổ đã được nghiên cứu và sản xuất. Vậy chúng ta cần lưu ý những vấn đề gì để lựa chọn được chiếc gối phù hợp cho bệnh nhân?
Ngày 27/03/2023

Gợi ý các bài tập chữa vẹo cột sống đem lại hiệu quả bất ngờ

Vẹo cột sống nếu không được điều trị đúng cách sẽ để lại nhiều biến chứng xấu cho bệnh nhân, ví dụ như thân hình dị dạng, tư thế không đẹp. Tốt nhất, người bệnh nên chủ động điều trị để cải thiện tình trạng bệnh sớm. Bên cạnh các phương pháp chữa trị y khoa, chúng ta có thể kết hợp thực hiện bài tập chữa vẹo cột sống để nhận được kết quả tích cực.
Ngày 27/03/2023

Xương bả vai nhô cao - Dị tật bẩm sinh và cách nhận biết

Các dị tật bẩm sinh thường gây ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ của cơ thể, một trong số đó là tình trạng xương bả vai nhô cao. Vậy bệnh nhân có xương bả vai lồi sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để nắm được đặc điểm của chứng xương bả vai lồi.
Ngày 27/03/2023

Xương bả vai bị lồi có phải vấn đề sức khỏe đáng lo ngại không?

Xương bả vai lồi là hội chứng bẩm sinh mà cha mẹ rất dễ bỏ sót, tình trạng này gây cản trở tới khả năng vận động khớp vai. Liệu xương bả vai bị lồi có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về hội chứng bẩm sinh kể trên và phác đồ  điều trị thích hợp.
Ngày 27/03/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp