Tin tức

Đau bụng mạn tính là dấu hiệu bệnh lý nào, điều trị ra sao?

Ngày 11/04/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Đau bụng mãn tính là trạng thái đau kéo dài, thường trên 6 tháng và có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Nguyên nhân gây ra đau bụng mãn tính chủ yếu xuất phát từ các vấn đề tiêu hóa. Vậy cụ thể, những tác nhân gây nên cơn đau này là gì, làm cách nào khắc phục? Hãy cùng tìm hiểu chia sẻ sau đây để có được câu trả lời chi tiết.

1. Đau bụng mạn tính là dấu hiệu của bệnh lý đường tiêu hóa nào?

1.1. Bệnh Celiac

Bệnh Celiac gây nên các triệu chứng: tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, sụt cân. Đây là bệnh lý gây nên bởi sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với gluten, khiến niêm mạc ruột non bị tổn thương. 

Không dung nạp Gluten là nguyên nhân gây đau bụng mạn tính

Không dung nạp Gluten là nguyên nhân gây đau bụng mạn tính

1.2. Viêm loét dạ dày mạn tính

Đây là bệnh lý tiến triển thứ phát sau tình trạng rối loạn chức năng hệ tiêu hoá hoặc rối loạn tiêu hóa kéo dài. Bệnh thường xuất phát từ hóa chất, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học, miễn dịch, dị ứng, rối loạn nội tiết,...

Người bị viêm loét dạ dày mạn tính thường có triệu chứng tương tự rối loạn tiêu hoá sau ăn với các biểu hiện như: chướng bụng, buồn nôn, ợ hơi, mặt đỏ, nhức đầu, táo bón hoặc tiêu chảy thất thường, chán ăn, đau rát thượng vị,...

1.3. Viêm túi mật mạn tính

Khởi phát của viêm túi mật mạn cũng là từng đợt viêm cấp khiến cho khả năng co bóp của túi mật suy giảm, túi mật bị teo. Theo thời gian, bệnh sẽ làm suy giảm chức năng lưu trữ và cô đặc của túi mật; khả năng tống xuất dịch mật đến ống tiêu hóa.

1.4. Viêm tụy mạn tính, nang giả tụy

Khởi phát của những bệnh lý này đều là tình trạng đau bụng hoặc cảm giác căng tức ở thượng vị. Sau khi uống rượu hoặc sau mỗi bữa ăn, cơn đau có chiều hướng tăng lên, lan ra sau lưng hoặc nửa bụng trên, có thể bị đau nửa bụng dưới. 

Khi có cơn đau bụng mạn tính do viêm tụy mạn, nang giả tụy, người bệnh nằm khum người bất động hoặc co chân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhưng nếu ưỡn người hoặc nằm ngửa thì mức độ đau sẽ tăng lên.

1.5. Ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng là kết quả của sự gia tăng tế bào biểu mô ác tính ở đại tràng hoặc trực tràng. Tùy vào vị trí, kích thước khối u và giai đoạn bệnh mà triệu chứng mắc phải ở từng bệnh nhân không giống nhau.

Đau bụng mạn tính với tính chất co thắt là dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý này. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ cảm thấy chướng bụng, đi ngoài ra máu, thói quen đại tiện bất thường,...

Đau bụng mạn tính cũng có thể cảnh báo bệnh ung thư đại tràng

Đau bụng mạn tính cũng có thể cảnh báo bệnh ung thư đại tràng

1.6. Ung thư dạ dày

Sự phát triển của tế bào ác tính ở niêm mạc dạ dày sẽ hình thành khối u dạ dày. Ở giai đoạn sớm, bệnh lý này thường không thể hiện triệu chứng điển hình nhưng khi tế bào ác tính ngày càng phát triển thì người bệnh sẽ thường xuyên buồn nôn, nôn ra máu, đau bụng dữ dội, sụt cân nhanh,...

1.7. Hội chứng ruột kích thích 

Người mắc hội chứng ruột kích thích thường bị chuột rút, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, đại tiện có chất nhầy trong phân,... Hầu hết các trường hợp mắc bệnh là tình trạng mạn tính.

Nguyên nhân hình thành hội chứng này do nhiều yếu tố. Bên trong thành ruột có lót các lớp cơ co bóp và thư giãn nhịp nhàng khi thức ăn được vận chuyển từ dạ dày qua ruột đến với trực tràng. Vì thế, khi mắc bệnh sẽ xuất hiện các cơn co thắt mạnh và kéo dài gây chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy. Nếu khả năng co thắt của ruột yếu, thì thức ăn vận chuyển chậm nên đại tiện phân cứng và khô. 

Ngoài ra, hội chứng ruột kích thích cũng có thể do tín hiệu giữa não bộ và ruột kém hiệu quả khiến cơ thể phản ứng quá mức với các thay đổi ở hệ tiêu hóa. Hội chứng này có thể kiểm soát thông qua điều chỉnh chế độ ăn và dùng thuốc theo đơn chỉ định từ bác sĩ.

2. Phương pháp điều trị đau bụng mạn tính

2.1. Khi nào cần can thiệp y tế?

Đau bụng mạn tính càng xuất hiện kèm nhiều triệu chứng khác thì càng cảnh báo nguy cơ về sức khỏe, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, khi có tình trạng sụt cân nhanh, đau bụng đến mức mất ngủ, chán ăn, sốt, đi tiểu hoặc đại tiện ra máu, nôn, vàng mắt, vàng da, sưng phù, khó nuốt, có khối u vùng bụng,... thì người bệnh cần sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám.

2.2. Phương pháp chẩn đoán và điều trị đau bụng mạn tính

2.2.1. Chẩn đoán

Như đã nói ở trên, đau bụng mạn tính có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân bệnh lý đường tiêu hóa và rất dễ nhầm lẫn với các vấn đề khác về sức khỏe. Do đó, người bệnh cần thực hiện các biện pháp kiểm tra do bác sĩ chỉ định để tìm ra nguyên nhân, từ đó có căn cứ để đưa ra phác đồ trị bệnh hiệu quả nhất.

Bệnh nhân bị đau bụng mạn tính thường được chỉ định một số kiểm tra cận lâm sàng như:

- Xét nghiệm công thức máu toàn phần.

- Xét nghiệm độ lắng hồng cầu.

- Xét nghiệm chức năng gan.

- Xét nghiệm men tụy.

- Xét nghiệm nước tiểu.

- Xét nghiệm phân.

- Nội soi tiêu hóa.

- Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm ổ bụng, chụp X-quang bụng, chụp CT-Scanner, chụp MRI,...

2.2.2. Điều trị

Người bị đau bụng mạn tính cần sớm khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và kịp thời điều trị hiệu quả

Người bị đau bụng mạn tính cần sớm khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và kịp thời điều trị hiệu quả

Tùy vào mức độ thương tổn và nguyên nhân gây đau bụng mạn tính mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp. Việc điều trị hiệu quả viêm nhiễm để làm lành đường ruột và niêm mạc dạ dày sẽ giúp cơn đau bụng mạn tính được đẩy lùi. Phác đồ điều trị bệnh lý đường tiêu hóa thường gồm:

+ Đối với trường hợp bệnh do vi khuẩn gây nên: sử dụng thuốc kháng sinh.

+ Đối với các trường hợp tăng tiết axit dạ dày: dùng thuốc ức chế bài tiết dịch vị và thuốc kháng axit dạ dày.

Mục đích chính của việc dùng thuốc trong điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa là cải thiện triệu chứng để đẩy lùi dần cơn đau và chấm dứt viêm nhiễm. Trường hợp bị mất nước sẽ được hướng dẫn bù điện giải theo liều lượng khuyến cáo.

Đối với trường hợp đau bụng mạn tính xuất phát từ bệnh ung thư đường tiêu hóa thì dựa trên giai đoạn bệnh, sức khỏe, độ tuổi của bệnh nhân và vị trí của khối u mà bác sĩ sẽ cân nhắc hướng điều trị tối ưu: hóa trị, xạ trị, phẫu thuật hoặc liệu pháp miễn dịch.

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa và thực hiện những kiểm tra cần thiết là cách duy nhất để tìm ra nguyên nhân gây đau bụng mạn tính. Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch khám cùng bác sĩ Chuyên khoa Tiêu hóa - Hệ thống Y tế MEDLATEC có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn đặt trước lịch khám nhanh chóng, chính xác.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.