Tin tức

Đau bụng cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày 01/03/2024
Lương Thanh Thủy
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Đau bụng cấp có thể do nhiều loại bệnh khác nhau, là tình trạng đau bụng xuất hiện đột ngột và tồn tại trong thời gian ngắn. Triệu chứng này có thể gây ra nhiều lo lắng và làm suy giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày. Trong nội dung dưới đây, MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý hiệu quả với cơn đau bụng cấp tính.

1. Nguyên nhân gây đau bụng cấp tính

- Vi khuẩn và virus

Các loại vi khuẩn như E. coli, salmonella hoặc virus như norovirus, rota virus thường là nguyên nhân gây viêm nhiễm đường ruột, dẫn đến đau bụng cấp tính.

- Viêm nhiễm cơ quan tiêu hóa

Các bệnh lý viêm nhiễm đường tiêu hóa như viêm ruột thừa, viêm đại tràng hoặc viêm loét dạ dày cũng có thể gây ra đau bụng cấp tính do tình trạng viêm sưng ở những bộ phận này.

- Tắc nghẽn ruột

Tắc nghẽn ruột gây gia tăng áp lực bên trong lòng ruột rất dễ làm xuất hiện cơn đau bụng cấp tính. Nguyên nhân của sự tắc nghẽn này có thể do khối u, u xơ, hoặc thức ăn.

- Rối loạn tiêu hóa

Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa chức năng hoặc các vấn đề khác về tiêu hóa cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên đau bụng cấp tính.

Ngoài các vấn đề trên, đau bụng cấp cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân: viêm gan, viêm túi mật, sỏi thận,...

 Sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng cấp tính

Sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng cấp tính

2. Các triệu chứng đồng thời xuất hiện với cơn đau bụng cấp tính

Đau bụng cấp tính có thể biến đổi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra và mức độ nghiêm trọng của bệnh:

- Đau bụng đột ngột và dữ dội

Cảm giác đau bụng đột ngột và dữ dội có thể xuất hiện ở bụng và chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.

- Buồn nôn và nôn

Khi bị đau bụng, nhiều bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn nôn và bị nôn. Các triệu chứng này thường do sự kích thích của cơn đau hoặc nguyên nhân bệnh lý gây ra cơn đau.

- Tiêu chảy hoặc táo bón

Khi nguyên nhân đau bụng cấp tính do virus hoặc vi khuẩn gây viêm đường ruột, người bệnh có thể bị đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.

- Sốt

Đau bụng cấp tính cũng có thể gây sốt, khiến người bệnh cảm thấy không thoải mái, công việc và đời sống hàng ngày bị ảnh hưởng.

- Rối loạn tiêu hóa

Một số người có thể trải qua các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, khó chịu sau khi ăn.

Những triệu chứng này có thể xuất hiện đồng thời hoặc riêng lẻ, tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây nên đau bụng cấp tính.

3. Điều trị đau bụng cấp tính như thế nào?

3.1. Chẩn đoán

Trong trường hợp cơn đau bụng tái diễn thường xuyên hoặc kéo dài, người bệnh nên khám bác sĩ chuyên khoa ngay. Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra cần thiết để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị tốt nhất để đẩy lùi đau bụng cấp tính.

 Đau bụng cấp tính cần được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị hiệu quả

Đau bụng cấp tính cần được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị hiệu quả

Chẩn đoán đau bụng cần dựa vào khai thác tiền sử, thăm khám lâm sàng và một số xét nghiệm như:

- Siêu âm bụng: phát hiện bệnh lý ở gan, tụy, túi mật, đường mật, bàng quang, thận, động mạch chủ,...

- Chụp CT-Scanner ổ bụng: chẩn đoán sỏi niệu quản, viêm tụy, viêm ruột thừa,...

- Chụp mạch máu: xác định tắc mạch mạc treo, phình tách động mạch chủ,...

- Xét nghiệm khác: công thức máu, nước tiểu, D dimer, amylase, men gan,...

3.2. Điều trị

Muốn biết cơn đau bụng cấp tính có nguy hiểm hay không và điều trị như thế nào cần tìm ra căn nguyên chính xác. Sau khi thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng cần thiết, bác sĩ sẽ có căn cứ để đưa ra kết luận và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Trong trường hợp đau bụng cấp xuất phát từ nguyên nhân vi khuẩn, phác đồ điều trị thường sử dụng kháng sinh để tiêu diệt tác nhân gây viêm nhiễm. Các trường hợp khác tùy vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ có thể dùng thuốc hoặc can thiệp phù hợp.

Nếu đau bụng nhưng toàn trạng ổn định và đã rõ nguyên nhân thì hướng điều trị thường là giảm đau và chuyển bệnh nhân đến chuyên khoa phù hợp. Nếu chưa có chẩn đoán xác định bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp loại trừ nguyên nhân nguy hiểm như: mang thai ngoài tử cung, viêm túi thừa, tắc mạch mạc treo,... kết hợp điều trị nội trú theo dõi cơn đau để tìm ra hướng điều trị tốt nhất.

3.2. Hỗ trợ điều trị

 Người bị đau bụng cấp tính cần có chế độ ăn lành mạnh để tránh kích thích triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn

Người bị đau bụng cấp tính cần có chế độ ăn lành mạnh để tránh kích thích triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn

- Chăm sóc dinh dưỡng

Bệnh nhân bị đau bụng cấp xuất phát từ vấn đề tiêu hóa cần có chế độ ăn uống lành mạnh, dễ tiêu. Người bệnh nên ăn từng bữa nhỏ và tránh các thực phẩm gây khó tiêu như đồ chiên xào, thực phẩm nhiều đường,... đồng thời chú ý bổ sung đủ nước.

- Giảm căng thẳng và stress

Stress, căng thẳng có thể kích thích cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, người bệnh nên tìm đến các bài tập thể dục nhẹ nhàng như: thiền, yoga,... để cải thiện tâm trạng, điều này sẽ giúp mức độ đau bụng được giảm bớt.

Người bệnh rất khó tự nhận diện được đau bụng cấp tính khi nào là do bệnh lý. Đây chính là lý do cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân. Người bệnh cũng không nên tự ý dùng thuốc giảm đau để tránh gây khó khăn cho việc chẩn đoán sau đó.

Nếu các triệu chứng đau bụng cấp tính không có chiều hướng thuyên giảm và cần tới sự hỗ trợ y tế, quý khách hàng có thể đến thăm khám trực tiếp Chuyên khoa Tiêu hóa - Hệ thống Y tế MEDLATEC hoặc liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn thao tác xử trí an toàn, đặt lịch khám nhanh chóng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ