Tin tức
Đau dạ dày ăn sầu riêng được không? Lưu ý gì khi ăn?
- 15/07/2025 | Đau dạ dày ăn mì tôm được không? Lợi hay hại?
- 15/07/2025 | Người bị đau dạ dày ăn ổi được không? Lợi hay hại cho hệ tiêu hóa?
- 18/07/2025 | Đau dạ dày có ăn được mít không? Ăn ra sao cho đúng cách?
1. Lợi ích sức khỏe từ quả sầu riêng
Sầu riêng là loại quả nhiệt đới, có hình bầu dục, vỏ ngoài dày và nhiều gai nhọn. Cơm sầu riêng bên trong mềm, màu vàng kem, có vị ngọt béo và mùi thơm nồng đặc trưng. Sầu riêng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tiêu biểu như:
Cung cấp năng lượng
Với lượng đường tự nhiên, carbohydrate và chất béo thực vật, sầu riêng giúp cung cấp năng lượng nhanh chóng, phù hợp cho những người cần tăng cân hoặc vận động nhiều.
Sầu riêng là loại trái cây giúp cung cấp nguồn năng lượng lớn cho cơ thể
Giàu chất xơ
Hàm lượng chất xơ dồi dào trong sầu riêng giúp cải thiện nhu động ruột, phòng ngừa táo bón, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, chất xơ còn góp phần kiểm soát đường huyết và cholesterol.
Chống oxy hóa và kháng viêm
Sầu riêng là nguồn cung cấp dồi dào các chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C và nhiều hợp chất thực vật có lợi. Nhờ đó, loại trái cây này giúp bảo vệ tế bào, làm chậm lão hóa và góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư.
Hỗ trợ chức năng thần kinh và cải thiện chất lượng giấc ngủ
Sầu riêng có chứa tryptophan - một acid amin tham gia vào quá trình tổng hợp serotonin và melatonin, giúp ổn định tâm trạng, hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng và lo âu.
2. Đau dạ dày ăn sầu riêng được không?
Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do viêm loét, tăng tiết axit hoặc rối loạn nhu động tiêu hóa với các triệu chứng như:
- Đau âm ỉ vùng thượng vị;
- Ợ hơi, ợ chua, khó tiêu;
- Buồn nôn hoặc nôn;
- Chán ăn, sụt cân;
- Cảm giác nóng rát ở ngực.
Trong quá trình điều trị, chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng vì một số thực phẩm có thể kích thích tăng tiết axit dạ dày, khiến triệu chứng trở nên nặng hơn. Vậy Đau dạ dày ăn sầu riêng được không? Câu trả lời là có. Người mắc bệnh dạ dày vẫn có thể thưởng thức sầu riêng nếu sử dụng đúng cách và kiểm soát khẩu phần hợp lý bởi những lý do sau:
- Hàm lượng chất xơ cao trong sầu riêng góp phần cải thiện chức năng tiêu hóa và hỗ trợ cơ thể bài tiết dịch tiêu hóa hiệu quả;
- Bên cạnh đó, phần cơm sầu riêng khi chín có kết cấu mềm, dễ tiêu hóa, giúp giảm gánh nặng cho dạ dày và hạn chế tác động đến những vùng niêm mạc đang bị tổn thương hoặc viêm loét.
Tuy nhiên, sầu riêng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với người có vấn đề tiêu hóa, đặc biệt nếu ăn quá mức hoặc ăn không đúng thời điểm:
- Hàm lượng chất béo cao: Làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt ở những người có dạ dày hoạt động kém;
- Nhiều đường và năng lượng: Kích thích tiết axit dịch vị, từ đó làm tăng cảm giác nóng rát, ợ chua và buồn nôn;
- Tính nhiệt: Theo Đông y, sầu riêng có tính nóng, nếu ăn nhiều sẽ gây nóng trong, dễ sinh nhiệt miệng, táo bón hoặc thậm chí làm nặng thêm tình trạng viêm.
Người đau dạ dày cần cân nhắc khi ăn sầu riêng
Tóm lại, người đau dạ dày vẫn có thể ăn sầu riêng nhưng cần ăn với lượng hợp lý, không ăn lúc đói, tránh ăn vào thời điểm đang có triệu chứng cấp tính như đau nặng, trào ngược nhiều hay viêm loét chưa kiểm soát.
3. Một số điều cần nhớ khi người bị viêm dạ dày ăn sầu riêng
Nếu bạn bị đau dạ dày nhưng vẫn muốn thưởng thức sầu riêng, cần tuân thủ các nguyên tắc sau để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa:
Không ăn khi đói
Dù sầu riêng không chứa axit mạnh, nhưng khi ăn lúc bụng đói có thể gây kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị, dẫn đến đau bụng, nóng rát.
Người đau dạ dày tuyệt đối không ăn sầu riêng khi đói
Không ăn vào buổi tối muộn
Tránh ăn sầu riêng vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ vì hàm lượng chất béo và đường cao có thể gây khó tiêu, đầy bụng, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Ăn lượng vừa phải
Người bị đau dạ dày chỉ nên ăn khoảng 2-3 múi sầu riêng/lần và không ăn liên tục mỗi ngày.
Không nên ăn sầu riêng cùng với các món dễ gây kích ứng
Không nên ăn sầu riêng chung với rượu, bia, nước ngọt có gas, cà phê, thực phẩm nhiều gia vị cay nóng… vì những thực phẩm này dễ làm tăng áp lực dạ dày, kích thích tiết axit nhiều hơn.
Chọn sầu riêng chín mềm, dễ tiêu hóa
Ưu tiên chọn loại sầu riêng đã chín tự nhiên, cơm mềm, không quá cứng. Sầu riêng chín già dễ tiêu hóa hơn, giảm gánh nặng cho dạ dày.
Theo dõi phản ứng cơ thể
Sau khi ăn sầu riêng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, ợ hơi, khó tiêu, buồn nôn… thì nên ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho thắc mắc “Người đau dạ dày ăn sầu riêng được không”. Dù là loại trái cây giàu dinh dưỡng, sầu riêng vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây kích ứng nếu người bệnh sử dụng không đúng cách, đặc biệt với những ai đang gặp vấn đề tiêu hóa.
Để kiểm soát tốt bệnh lý dạ dày và xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh nên thăm khám và tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa. Hệ thống Y tế MEDLATEC hiện có đầy đủ các dịch vụ khám tiêu hóa, nội soi, xét nghiệm vi khuẩn HP… với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ lấy mẫu tận nơi tiện lợi, đáp ứng tốt nhu cầu thăm khám và điều trị của người dân.
Mọi nhu cầu cần tư vấn và có nhu cầu thăm khám, người dân vui lòng liên hệ qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
