Tin tức
Dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh ở người lớn và biến chứng thường gặp
- 16/05/2022 | Thận trọng trước những biến chứng tim mạch hậu Covid-19
- 19/11/2021 | Điểm danh các loại vitamin tốt cho tim mạch có thể bạn chưa biết
- 18/08/2021 | Sức khỏe tim mạch: Bệnh van tim khi nào cần phẫu thuật?
Không hiếm gặp các trường hợp mắc bệnh bẩm sinh khi đã trưởng thành
1. Nguyên nhân gây tim bẩm sinh ở người lớn
Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có kết luận chắc chắn nào về nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh ở người lớn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều suy đoán cho rằng bệnh tim bẩm sinh là do một trong các nguyên nhân sau đây:
-
Yếu tố di truyền: Hầu hết các bệnh về bẩm sinh thường do yếu tố di truyền gây nên. Nếu có người thân không may mắc phải bệnh lý này thì khả năng bạn bị tim bẩm sinh là cao hơn người bình thường rất nhiều.
-
Bệnh rubella: Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ không may mắc phải bệnh rubella thì rất dễ ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch của trẻ và hình thành nên dị tật bẩm sinh.
-
Bệnh tiểu đường: Nếu trước khi mang thai, người mẹ mắc bệnh tiểu đường thì rất dễ hình thành nên các dị tật bẩm sinh ở tim cho trẻ. Tuy nhiên, điều này là không đúng khi mẹ mắc phải là tiểu đường thai kỳ.
-
Tác dụng phụ của thuốc: Uống các loại thuốc khi mang thai có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng, trong đó có tim. Các loại thuốc có thể gây ra dị tật tim bẩm sinh phải kể đến là: isotretinoin, lithium,... Vì thế, khi cần sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
-
Bia, rượu, thuốc lá: Trong quá trình mang thai, nếu thai phụ sử dụng những chất trên có thể gia tăng nguy cơ mắc tim bẩm sinh cho thai nhi.
-
Môi trường xung quanh: Nếu mẹ bầu sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm như bãi rác, hầm mỏ hay lò luyện kim, hoặc thường tiếp xúc với các yếu tố độc hại thì nguy cơ trẻ sinh ra rất dễ mắc phải tim bẩm sinh.
Bệnh tim bẩm sinh có thể gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau
2. Dấu hiệu tim bẩm sinh ở người lớn
Thông thường, các khuyết tật tim bẩm sinh thường không được cụ thể bằng các dấu hiệu. Đến khi xuất hiện biểu hiện rõ ràng thì bệnh đã chuyển nặng và ảnh hưởng nhiều đến chức năng tim cũng như sức khỏe của người bệnh. Không chỉ thế, tim bẩm sinh là căn bệnh có thể tái phát nhiều lần dù đã được chữa trị. Vì thế, khi thấy các dấu hiệu sau bạn nên đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời và hiệu quả:
-
Khó thở: triệu chứng này thường xuất hiện vào ban đêm, khi nằm hoặc khi hoạt động gắng sức, thậm chí còn có dấu hiệu đau thắt ngực.
-
Phù: chân, tay và mặt có dấu hiệu sưng phù một cách bất thường.
-
Bụng to: do việc tích tụ dịch quá nhiều gây nên.
-
Hồi hộp: tâm trạng luôn trong trạng thái lo âu, căng thẳng, nhịp tim không đều.
-
Da dẻ xanh xao: người bệnh có sắc mặt mệt mỏi, làn da nhợt nhạt,...
-
Suy kiệt: mặc dù phù khiến cơ thể trở nên to ra nhưng người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, các khối cơ teo dần.
-
Ngất: xuất hiện đột ngột và không rõ nguyên nhân.
Cần theo dõi cẩn thận các dấu hiệu để nhận biết kịp thời bệnh tim bẩm sinh
3. Biến chứng của bệnh tim bẩm sinh ở người lớn
Có một số ít trường hợp bệnh nhân gặp phải dị tật tim bẩm sinh lành tình và không hề xuất hiện triệu chứng. Nhưng đa phần các trường hợp bị tim bẩm sinh đến một thời điểm nào đó sẽ xuất hiện các triệu chứng cụ thể. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
-
Rối loạn nhịp tim: tim bẩm sinh có thể gây ra rối loạn nhịp tim, nhịp tim đập lúc nhanh lúc chậm. Nếu không kịp thời điều trị tình trạng này người bệnh có thể bị đột quỵ hoặc đột tử. Một trong những yếu tố góp phần gây ra biến chứng này là phần mô sẹo để lại do các cuộc phẫu thuật trước.
-
Nhiễm trùng tim: điều này xảy ra do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, vi rút có hại thông qua đường máu. Tình trạng này có thể làm tổn thương và phá hủy van tim nếu không được điều trị kịp thời.
-
Đột quỵ: các dị tật tim bẩm sinh làm xuất hiện các cục máu đông ở não và làm hạn chế lưu thông máu đến hệ thần kinh gây ra tình trạng đột quỵ.
-
Suy tim: các dị tật ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của tim mạch. Sau khoảng thời gian hoạt động, tim dần bị suy yếu, khả năng vận chuyển máu không hiệu quả. Hậu quả là cơ tim bị suy yếu, thậm chí là bị hư hỏng hoàn toàn.
-
Thoái hoá van tim: các dị tật tim bẩm sinh gây ra các kết nối bất thường giữa các van tim từ đó khiến chúng gặp trục trặc và thời gian bị thoái hoá nhanh hơn bình thường.
Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn là dị tật xuất hiện ngay từ khi trong bào thai, có diễn tiến âm thầm. Vì thế, nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh này bạn nên thường xuyên thăm khám để kịp thời phát hiện. Đồng thời, nếu có dự định mang thai hãy tiến hành tầm soát để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho con cái.
Nếu có dự định mang thai cần tiến hành tầm soát bệnh tim bẩm sinh
Một địa chỉ uy tín để bạn có thể tiến hành tầm soát cũng như thăm khám bệnh tim bẩm sinh ở người lớn là Khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện là nơi quy tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực thăm khám, chẩn đoán và điều trị tim mạch. Đồng thời, bệnh viện còn sở hữu hệ thống máy xét nghiệm, chẩn đoán tim mạch giúp xác định kết quả chính xác để có phương pháp điều trị hợp lý.
Vì “một trái tim khỏe mỗi ngày”, MEDLATEC luôn đồng hành và sẵn sàng phục vụ người dân để có một sức khỏe tốt và một cuộc sống vui. Nếu quý vị vẫn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề dấu hiệu tim bẩm sinh ở người lớn hay có nhu cầu đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC, xin vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và tư vấn trực tiếp.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!