Tin tức

Thận trọng trước những biến chứng tim mạch hậu Covid-19

Ngày 16/05/2022
Sau khi điều trị khỏi Covid-19, nhiều người đã gặp phải những vấn đề về sức khỏe gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, bao gồm cả các biến chứng tim mạch hậu Covid-19. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã đưa ra những cảnh báo về vấn đề này vì tính nghiêm trọng của nó.

1. Hậu Covid tim mạch bị ảnh hưởng như thế nào? 

Các biến chứng hậu Covid-19 có thể kéo dài chỉ ít ngày, nhưng có khi lên đến vài tuần và thậm chí là vài tháng theo mức độ từ nhẹ đến vừa. Tuy rằng Covid-19 chủ yếu là gây bệnh về phổi nhưng số các cơ quan bị ảnh hưởng còn lan sang cả não, tim và thận. Biến chứng tim mạch hậu Covid có thể xảy ra đối với những người khỏe mạnh trước đó và cả những bệnh nhân  có sẵn bệnh nền về tim mạch, dẫn đến nguy cơ cao bị thuyên tắc phổi, đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Tại Việt Nam đã ghi nhận những trường hợp bệnh nhân sau khi thoát F0 đã phải điều trị các triệu chứng mệt và rối loạn nhịp tim từ 3 đến 6 tháng nhưng dư âm vẫn chưa khỏi dứt điểm. Tình trạng này có thể khiến cho người bệnh dễ bị suy tim, thậm chí là ngộp thở khi ngủ và nếu không kịp thời phát hiện sẽ bị viêm tim cấp và tử vong.

Nguyên nhân dẫn đến biến chứng tim mạch hậu Covid-19 bao gồm:

1.1. Do rối loạn hệ miễn dịch

Tổn thương tim do virus Sars-CoV-2 đôi khi chính là hệ quả của việc hệ miễn dịch tấn công virus nhưng đồng thời lại làm hỏng các mô và tế bào khỏe mạnh ở các cơ quan khác trong đó có tim. Vì hệ tuần hoàn và tim mạch bị tổn thương cục bộ sẽ gây nên hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng liên quan như tắc mạch máu hệ thống, rối loạn nhịp tim hay suy tim. Sau khi mắc Covid-19, nếu bệnh nhân thường xuyên bị đánh trống ngực hoặc nhịp tim đập nhanh thì nên đi khám. Nhịp tim tăng nhanh tạm thời có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, ví dụ như mất nước do sốt.

Một hiện tượng được rất nhiều người biết đến trong giai đoạn Covid-19 đang hoành hành đó chính là bão cytokine. Tình trạng này xảy ra là do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công quá mức các tế bào khỏe mạnh làm viêm và nhanh chóng dẫn tới hoại tử mô cũng như tế bào cơ tim, gây suy tim. 

Cơn bão cytokine chính là cơn ác mộng của những bệnh nhân Covid-19

Cơn bão cytokine chính là cơn ác mộng của những bệnh nhân Covid-19

Người bệnh khi bị suy tim do bão cytokine ập tới có thể biểu hiện các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, khó thở, đau ngực, nhịp tim nhanh, sưng chân. Kết quả siêu âm tim hiển thị thành tim giảm động, tim giãn lớn, tăng áp động mạch phổi và giảm phân suất tống máu thất trái.

1.2. Do tác dụng phụ của các phương pháp điều trị Covid

Trong quá trình điều trị Covid-19 cần sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, rối loạn điện giải, tình trạng giảm oxy trong máu hay thuốc kháng sinh sẽ làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng rối loạn nhịp tim vốn có từ trước. Những rối loạn nhịp tim phổ biến đó là tim đập chậm, ngừng tim, cơn nhịp nhanh thất không kéo dài, rung nhĩ,...

1.3. Do các cục máu đông hình thành khi bị Covid-19

Hệ thống mạch máu bao gồm động mạch và tĩnh mạch bị virus SARS-CoV-2 hủy hoại gây ra tình trạng viêm, tổn thương và các cục huyết khối lưu thông trong dòng máu. Biến chứng tắc mạch vì thế mà làm ảnh hưởng lớn tới các hoạt động của tim cũng như các bộ phận khác trong cơ thể.

Biến chứng này gặp nhiều ở các ca Covid-19 chuyển nặng, nguy kịch bắt buộc phải thở bằng máy. Khi các cục máu đông chặn dòng chảy của máu tại những vị trí nguy hiểm sẽ làm tăng nguy cơ đột tử do bị nhồi máu cơ tim cấp và thuyên tắc động mạch phổi.

2. Biến chứng tim mạch hậu Covid có những triệu chứng như thế nào?

Như đã đề cập, biến chứng tim mạch hậu Covid có thể gây nên những triệu chứng như sau:

  • Bệnh nhân thường xuyên trải qua cảm giác khó thở: hụt hơi khi vận động, khi đang nói chuyện và cảm thấy không được khỏe như trước. Sự khó thở tăng dần khi đang gắng sức làm một việc gì đó, thậm chí là khi đang nằm nghỉ;

  • Hồi hộp, đánh trống ngực;

  • Nhịp tim không đều;

  • Đau ngực: cơn đau xuất  hiện ở giữa lồng ngực hoặc ở bên trái vị trí của tim. Đôi khi đau ở cằm, lan sang vai trái và sau lưng. Bệnh nhân sẽ cảm nhận được sự thuyên giảm các cơn đau khi chuyển sang chế độ nghỉ ngơi sau khi hoạt động;

  • Xây xẩm, choáng váng, chóng mặt và ngất.

Biến chứng tim mạch hậu Covid - khi nào cần đi khám?

Theo các chuyên gia y tế, nếu một bệnh nhân có bệnh nền liên quan đến tim mạch mà mắc Covid-19 thì sau khi khỏi Covid tầm 2 tuần thì nên đi khám. Người bệnh sẽ được kiểm tra và đánh giá sức khỏe hệ tim mạch để sớm phát hiện ra các bất thường cũng như di  chứng do Covid gây nên. Còn đối với những trường hợp không có bệnh lý tim mạch trước khi mắc Covid-19 thì trong khoảng từ 4 - 6 tuần sau khi khỏi Covid cũng nên đi khám để tầm soát các di chứng về tim mạch hậu Covid.

Để tránh bị biến chứng tim mạch hậu Covid, bệnh nhân bị covid từ mức trung bình trở lên nên đi khám sau khi khỏi bệnh

Để tránh bị biến chứng tim mạch hậu Covid, bệnh nhân bị covid từ mức trung bình trở lên nên đi khám sau khi khỏi bệnh

Các F0 khỏi bệnh nên thực hiện tầm soát di chứng tim mạch hậu Covid-19 càng sớm càng tốt và có 2 loại xét nghiệm thường được tiến hành đó là: 

  • D-dimer: tìm kiếm sự hiện diện của các cục máu đông trong mạch máu;

  • Xét nghiệm công thức máu: đánh giá nguy cơ hình thành huyết khối trong lòng mạch;

  • Siêu âm tim: kiểm tra cơ tim và phát hiện tình trạng suy tim;

  • Đo điện tâm đồ: đây là phương pháp giúp phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh mạch vành và nguy cơ rối loạn nhịp tim;

  • Chụp mạch vành, chụp điện toán cắt lớp MSCT hay siêu âm tĩnh mạch chi dưới: các biện pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp mắc Covid-19 nặng, trong quá trình điều trị phải nằm một chỗ và thở máy thì sẽ đòi hỏi phải được kiểm tra các di chứng tim mạch bằng biện pháp chẩn đoán hình ảnh cao cấp hơn.

3. Cần làm gì để hạn chế các tổn thương tim mạch sau khi mắc Covid-19?  

Bệnh nhân khi đã khỏi Covid không nên vận động gắng sức ngay. Thay vào đó hãy:

  • Cố gắng  tập thở hàng ngày theo hướng dẫn các bài tập thở;

  • Tránh căng thẳng, lo âu, nên tăng cường khoảng thời gian nghỉ ngơi và thư giãn;

  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh hơn: ăn nhiều rau củ quả tươi, tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa;

  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích vì điều này sẽ làm ngăn cản quá trình hồi phục của cơ thể sau khi vừa khỏi bệnh xong. 

Hãy học cách bảo vệ sức khỏe tim mạch hậu Covid

Hãy học cách bảo vệ sức khỏe tim mạch hậu Covid

Để được tư vấn khám và đăng  ký điều trị hậu Covid-19, bạn hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 - tư vấn viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn trả lời mọi thắc mắc liên quan và đặt lịch khám cho bạn cùng chuyên gia.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ